Cơ hội sở hữu đội bóng danh tiếng như The Kop thu hút sự quan tâm của đông đảo giới hâm mộ lẫn giới đầu tư trên khắp thế giới. Không loại trừ khả năng, việc Liverpool đổi chủ trong thời gian tới sẽ gây xáo trộn thế cục bóng đá xứ sở sương mù.
Những câu hỏi được quan tâm nhất hiện nay là tại sao FSG lại quyết định rao bán Liverpool vào thời điểm này, ai đủ sức mua lại đội chủ sân Anfield và việc đổi chủ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tương lai của CLB, đặc biệt là tương lai của HLV Juergen Klopp, vị chiến lược gia đã thay đổi vận mệnh The Kop kể từ khi được bổ nhiệm vào năm 2015? Hãy cùng Cauthu.com.vn tìm hiểu.
Chưa rõ kết cục của thương vụ này sẽ như thế nào, nhưng giới chủ Liverpool đã thảo ra bản thuyết trình chi tiết để rao bán đội chủ sân Anfield. Hai ngân hàng đầu tư lớn là Goldman Sachs và Morgan Stanley được mời tham gia hỗ trợ tiến trình này.
Một tuyên bố từ FSG cho biết: “Đã có vài vụ đổi chủ gần đây và tin đồn về việc đổi chủ tại các đội bóng Ngoại hạng Anh, vì vậy chắc chắn chúng tôi thường xuyên được hỏi về quyền sở hữu Liverpool. FSG luôn nhận được sự quan tâm từ các bên thứ ba muốn trở thành cổ đông của Liverpool.
FSG thông báo trước rằng theo điều khoản và điều kiện phù hợp, chúng tôi sẽ xem xét các cổ đông mới nếu đó là lợi ích tốt nhất cho Liverpool. FSG vẫn cam kết cho sự thành công của đội bóng, cả trong lẫn ngoài sân cỏ”.
Luôn là câu hỏi khi nào, chứ không phải nếu như, FSG bán Liverpool. Doanh nghiệp này mua lại đội bóng thành phố cảng vào năm 2010 với giá 300 triệu bảng như một vụ đầu tư thay vì câu chuyện cảm xúc. The Kop là đội bóng giàu truyền thống, có tên tuổi lớn, thu hút đông đảo người hâm mộ nhưng lại rơi vào tình trạng khó khăn mới bị bán với mức giá thấp như vậy. Đơn giản FSG nhìn thấy tiềm năng to lớn từ Liverpool cả trong lẫn ngoài sân cỏ để quyết định xuống tiền.
Giống như các nhà đầu tư thể thao khác, John W Henry hiểu được tầm ảnh hưởng và cơ hội phát triển của Liverpool. Giới chủ của đội bóng thành phố cảng chưa bao giờ rút tiền từ CLB và xác định đánh mẻ lớn khi rao bán đội bóng. Trong thời gian dài, FSG âm thầm thừa nhận Liverpool luôn sẵn sàng mở cửa cho các cơ hội đầu tư và tiếp quản. Bằng chứng là những vụ thương thảo với các bên liên quan trên khắp thế giới.
Vào năm 2015, một phái đoàn đã đến Trung Quốc để thảo luận về khả năng đặt tên thương mại cho khán đài chính của sân Anfield mới nhưng thương vụ này chẳng đi đến đâu. 1 năm sau, Sinofortone, tập đoàn xây dựng của Trung Quốc, đã tiếp cận Henry để hỏi mua Liverpool nhưng FSG không xem đề nghị này là nghiêm túc và bỏ qua cơ hội.
Đến năm 2018, Tom Werner, cổ đông lớn thứ hai của Liverpool, đã tổ chức các cuộc hội đàm với Sheik Khaled Bin Zayed Al Nehayan ở Abu Dhabi về đề nghị bán CLB với giá 2 tỷ bảng. Tuy nhiên, thương vụ này sớm đổ bể vì bên mua không chứng minh được năng lực tài chính.
Đến hiện tại, khoản đầu tư ban đầu của FSG đã tăng gấp 10 lần. Vào tháng 5, Forbes định giá Liverpool lên tới 3,6 tỷ bảng. Đó là lý do khiến giới chủ quyết định rao bán đội bóng thành phố cảng.
Công bằng mà nói, nếu Super League ra đời, có lẽ FSG sẽ chưa quyết định rao bán Liverpool. Thay vì chia sẻ lợi nhuận cho UEFA và các đội bóng khác tại Champions League, siêu giải đấu hình thành từ ý tưởng của Chủ tịch Real Madrid Florentino Perez này hứa hẹn sẽ mang về nguồn lợi khổng lồ cho các ông lớn. Song kế hoạch đảo chính đã thất bại.
Một nguyên do khác dẫn đến quyết định rao bán Liverpool là FSG ngày càng thất vọng với sự thiếu hiệu quả của Luật Công bằng tài chính (FFP). Khi mùa Liverpool, họ tin rằng các cơ quan quản lý sẽ mạnh tay với những đội bóng vượt giới hạn chi tiêu. Nhưng thực tế điều đó không xảy ra.
Án phạt cấm Man City tham dự Champions League đã bị Tòa án Trọng tài Thể thao phủ quyết dù UEFA kết luận đội bóng trọc phú này “vi phạm nghiêm trọng” luật Công bằng tài chính.
Nếu nói chuyện với chuyên gia trong ngành về cách định giá các CLB bóng đá, hầu như không có công thức chung để xác định giá trị thực của một đội bóng. Mỗi ngân hàng, mỗi nhà môi giới và mỗi nhà đầu tư đều có cách riêng để đưa ra con số. Đó là lý do tại sao các con số thường khác xa nhau trong báo cáo định giá CLB hàng năm.
Câu trả lời an toàn nhất là tùy quan điểm, tùy giá trị mong muốn mà những nhà đầu tư hướng đến. Giá trị một căn nhà không chủ dựa trên biến động thị trường mà còn phụ thuộc nhu cầu của người mua.
Vậy, Liverpool có giá trị ít hơn hay nhiều hơn Chelsea? So với Chelsea, Liverpool có lượng CĐV đông đảo hơn, doanh thu hàng năm lớn hơn, nhiều danh hiệu hơn, sân bóng lớn hơn và Juergen Klopp.
Forbes, tạp chí tài chính nổi tiếng cố định lượng The Kop bằng con số 3,6 tỷ bảng còn Chelsea là 2,4 tỷ bảng. Thực tế Chelsea được nhóm đầu tư do Todd Boehly đứng tên mua lại với giá 4,25 tỷ bảng. Theo các chuyên gia đánh giá, giá trị thực của Liverpool không thể vênh nhiều hơn Chelsea hơn 1 tỷ bảng.
Một lần nữa hãy sử dụng Chelsea làm mẫu so sánh. Khi Abramovich rao bán Chelsea sau 3 đời thủ tướng Anh làm chủ CLB, một danh sách dài các nhà đầu tư quốc tế xếp hàng để mua lại đội bóng này. Từ ông chủ mỏ vàng châu Phi, nhà phát triển bất động sản Anh, tập đoàn Hàn Quốc, quỹ đầu tư Ả Rập Xê Út, doanh nhân Thổ Nhĩ Kỳ cho đến các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã tham gia đấu thầu. Chiến thắng cuối cùng thuộc về nhóm đầu tư do Todd Boehly đứng đầu.
Điều tương tự hoàn toàn có thể xảy ra với Liverpool. The Kop không thiếu nhà đầu tư nhòm ngó. Đội bóng này rất nổi tiếng và thành công trong thời gian dài. Người hâm mộ Liverpool phủ khắp mọi quốc gia, mọi châu lục.
Và không loại trừ khả năng tỷ phú châu Á mua lại đội bóng. Tại sao không?! Southampton gần đây đã được mua lại bằng tiền của một tỷ phú người Serbia còn tỷ phú người CH Czech, Daniel Kretinsky đã mua lại phần lớn cổ phần West Ham với giá đắt đỏ. Thực tế trước khi FSG mua lại Liverpool, đội bóng này cũng nhận được những đề nghị từ Qatar, UAE và Bahrain.
Đồng minh lớn nhất của HLV trưởng CLB Liverpool tại FSG là Mike Gordon, chủ tịch tập đoàn, như Klopp từng đề cập đến vị lãnh đạo này là “người của tôi”. Hai người nói chuyện với nhau hàng tuần. Gordon kiểm soát hoạt động của Liverpool từ xa một cách hiệu quả trong thập kỷ qua. Bất kỳ hoạt động tài chính lớn nào của The Kop đều cần có sự đồng ý của vị chủ tịch FSG.
Gordon chính là người thăng chức cho Michael Edwards lên vai trò giám đốc thể thao sau khi nhà phân tích dữ liệu này giúp ông hiểu rõ hơn về hiệu suất của các cầu thủ, yếu tố quyết định đến việc ký hợp đồng. Edwards đã từ chức vào mùa hè năm ngoái và được thay thế bởi phó của anh ta là Julian Ward, nhưng ông ta vẫn thân thiết với Gordon.
Khi Klopp được bổ nhiệm ở Manhattan vào năm 2015, Gordon có mặt trong cuộc phỏng vấn và cả hai nhanh chóng trở nên thân thiết. Ngoài chuyện công việc, tình bạn đã sinh sôi nảy nở giữa Gordon và Klopp và có niềm tin rằng mối quan hệ này sẽ tồn tại lâu hơn thời gian của họ ở Liverpool.
Đồn thổi về việc Klopp ra đi săn 7 năm dẫn dắt Liverpool đã được xua tan bằng hợp đồng mới có hiệu lực đến tận tháng 6/2024. Vị chiến lược gia người Đức đã nói với Gordon rằng ông sẵn sàng gia hạn hợp đồng, sau cuộc trò chuyện với vợ trên bàn bếp tư gia. Một bản hợp đồng mới nhanh chóng được ký kết.
“Tôi muốn ghi ơn cho Ulla (vợ Klopp). Bà ấy đã góp công lớn để Klopp quyết định kéo dài nhiệm kỳ tại Liverpool”, Werner cho biết. “Mike Gordon đã nói chuyện với Juergen mối ngày. Ông ấy cập nhật cho chúng tôi về việc Juergen đang cân nhắc gia hạn hợp đồng. Nhưng cho đến khi thỏa thuận hoàn tất, chúng tôi vẫn nín thở chờ đợi. Thật tuyệt khi ông ấy ở lại với chúng tôi thêm vài năm nữa. Tôi rất hài lòng vì có một cảm giác không ai muốn nghĩ đến ngày Juergen không còn là HLV đội bóng này”.
Một trong những lý do Klopp ký hợp đồng là ông biết FSG gắn bó với đội bóng trong chặng đường dài. Bây giờ vẫn phải chờ xem vị chiến lược gia người Đức phản ứng như thế nào với việc Liverpool bị rao bán, nhất là vì mối quan hệ khăng khít với chủ tịch Gordon.