Cán bộ sợ sai: “Xốc” lại đội hình, để người xứng đáng ngồi vào vị trí lãnh đạo

Hoàng Thị Bích
Thứ 7, 03/06/2023 | 11:08
0
 Liên quan đến câu chuyện cán bộ né tránh, sợ trách nhiệm, đùn đầy công việc, ĐBQH Lê Thanh Vân cho rằng cần xử lý cán bộ chây ì, không dám làm để “xốc”lại hệ thống.

Tuần qua, theo chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về kinh tế - xã hội. Một trong những vấn đề được các ĐBQH quan tâm, tranh luận sôi nổi tại nghị trường đó chính là cán bộ sợ sai, không dám làm.

Trao đổi bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Lê Thanh Vân - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách, đại biểu đoàn Cà Mau cũng đã nêu quan điểm của mình xoay quanh nội dung này.

3 nhóm cán bộ sợ trách nhiệm

Đánh giá về câu chuyện cán bộ né tránh, sợ trách nhiệm, đùn đầy công việc, ông Vân cho hay, câu chuyện trì trệ trong hoạt động của bộ máy là không mới.

Mấy năm nay, người đứng đầu Đảng ta là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc rất nhiều lần là ai không dám làm thì đứng sang một bên cho người khác làm. Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần vấn đề này.

“Cán bộ là đầu tàu, cấp trưởng, cấp phó là đầu tàu để dẫn dắt mà trì trệ thì bộ máy, con tàu làm sao chạy được”, ông Vân lo ngại.

Do đó, vị đại biểu cho rằng phải có chỉnh đốn nghiêm túc, xem xét trách nhiệm của những người đứng đầu trong cả hệ thống, nếu như thấy không đủ tiêu chuẩn, không bảo đảm được việc thực hiện gánh vác nhiệm vụ thì phải thay thế. Có thể bắt đầu từ việc đánh giá xem những ai là người trì trệ, không dám làm.

Ông cũng chỉ ra có 3 nhóm cán bộ né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm: 

Nhóm thứ nhất là không biết gì, vì không biết gì cho nên không dám làm gì. Nhóm này nếu rà soát cán bộ sẽ lộ rõ.

Nhóm thứ hai là không làm gì vì không có lợi cho bản thân, cho “lợi ích nhóm”, nhóm này giữ chức danh để ngồi hưởng lộc, bên ngoài thì tỏ ra sốt sắng nhưng bên trong thì không có lợi thì không làm.

Nhóm thứ ba, tuy có biết nhưng sợ hãi do phòng, chống tham nhũng làm quá mạnh, sợ bị sai, sợ bị dính vào lao lý.

Đối thoại - Cán bộ sợ sai: “Xốc” lại đội hình, để người xứng đáng ngồi vào vị trí lãnh đạo

ĐBQH trao đổi bên hành lang Quốc hội (Ảnh: Hoàng Bích).

“Rõ ràng, đã đến lúc phải mổ xẻ, phân loại cán bộ để có cách xử lý. Theo tôi, cả 3 nhóm trên đều phải thay thế, thậm chí là bị xử lý. Vì, trong thuật ngữ pháp lý, hành vi gồm có hành động và không hành động. Việc không hành động, không thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao là không thực hiện công việc mà Nhà nước, nhân dân ủy thác, dẫn đến những hậu quả là bộ máy trì trệ, là những cơ hội làm cho kinh tế - xã hội phát triển vuột qua mất. Thậm chí, có những việc không làm gây ra hậu quả thì phải xử lý tùy theo mức độ”, ông Vân nhấn mạnh.

Theo đại biểu đoàn Cà Mau, nếu làm được như vậy sẽ có một số tác dụng, đó là “xốc” lại đội hình, thay thế những người đủ tiêu chuẩn, xứng đáng ngồi vào vị trí lãnh đạo, điều hành, quản lý hệ thống, tạo ra cộng hưởng chung của cả một hệ thống vận hành thông suốt. Có như vậy thì diện mạo kinh tế - xã hội mới thực sự chuyển động tích cực.

Thêm nữa, làm mạnh được như thế là bằng chứng khẳng định rằng Kết luận số 14 của Bộ Chính trị về Chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung đã đi vào cuộc sống, bảo vệ những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và sẵn sàng thay thế những người không đủ tiêu chuẩn, vi phạm pháp luật, chây ì, đúng như tinh thần Tổng Bí thư đã nêu, đó là dẹp sang một bên.

Tác dụng nữa là kích hoạt niềm tin của nhân dân, cộng hưởng với Đảng, Nhà nước cùng toàn xã hội trở thành một phong trào rộng khắp, vực dậy kinh tế - xã hội. Như thế sẽ làm cho diện mạo phát triển của đất nước bước sang một trang mới.

Để làm được điều đó, ông Vân cho rằng, Nghị quyết, chỉ đạo của Đảng đã có đủ, vấn đề là tổ chức triển khai. Việc tổ chức triển khai liên quan đến hệ thống nào thì hệ thống đó phải có thể chế cụ thể.

Như hệ thống Đảng phải có những quy định cụ thể để xử lý cán bộ chây ì và bảo vệ được cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Về phía Nhà nước, phải thể chế hóa bằng pháp luật. Có thể Quốc hội chưa ban hành một đạo luật nhưng ban hành một Nghị quyết, Chính phủ có thể ban hành Nghị định để cụ thể hóa tinh thần đổi mới của Đảng, làm công cụ pháp lý vững chắc cho các tập thể, cá nhân có thẩm quyền xử lý ngay những cán bộ đứng đầu các cấp chây ì không dám làm.

Cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm

Nói thêm về cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, ông Vân cho biết trong cơ chế này cần phải có một số nội dung cơ bản.

Trước tiên, phải xác định dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung là gì? Theo ông Vân, dám nghĩ là nghĩ những cái mà người khác không nghĩ được; dám làm là dám làm những cái mà người khác không hoặc chưa làm; còn dám chịu trách nhiệm là sẵn sàng chịu sự trừng phạt của pháp luật, chịu sự kỷ luật của tổ chức nếu làm sai, gây thiệt hại cho lợi ích của Đảng, của Nhà nước, của nhân dân.

Tuy nhiên, trong nghị quyết của Đảng đã có một cái “khóa”, đó là vì lợi ích chung. Nếu như không có câu “vì lợi ích chung” thì cán bộ dám nghĩ sẽ không dám. Như vậy, có thể nói là mục tiêu đã rất rõ.

Hai là, phải làm rõ “vì lợi ích chung” là gì?, theo ông Vân lợi ích chung là lợi ích của quốc gia, dân tộc, của nhân dân, của Đảng. Lợi ích chung đó không trái với đường lối, chủ trương cơ bản của Đảng, tức là cương lĩnh chính trị và nghị quyết Đại hội Đảng các cấp.

Còn nếu như khác với các nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết Bộ Chính trị thì đề xuất với cơ quan có thẩm quyền cho thí điểm.

Vì lợi ích chung cũng không được trái Hiến pháp, nếu vượt trần pháp luật; trường hợp vượt trần các Nghị quyết của cơ quan có thẩm quyền thì cũng phải trình Quốc hội cho thí điểm.

Đối thoại - Cán bộ sợ sai: “Xốc” lại đội hình, để người xứng đáng ngồi vào vị trí lãnh đạo (Hình 2).

Tình trạng cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm làm nóng nghị trường trong phiên thảo luận kinh tế- xã hội ngày 31/5-1/6.

Trên thực tế, khi chúng ta đối phó đại dịch Covid-19, Quốc hội đã có những việc làm tương tự, đó là sự ra đời của Nghị quyết 30 chưa từng có tiền lệ. Và điều cơ bản nhất là không được vượt trần của chế độ chính trị, không được làm thay đổi bản chất xã hội.

Ba là, phải xem nội dung đó có khả thi hay không, tức là giữa thực trạng và triển vọng có mối liên hệ hữu cơ thế nào.

Thứ tư, trong cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, khi nhìn vào kết quả phải có cách nhìn khách quan, phải đặt trong mối quan hệ biện chứng giữa điều kiện thuận lợi và điều kiện khó khăn, những tình thế bất khả kháng. Nếu như trong điều kiện thuận lợi mà kết quả diễn ra ngược lại với mong muốn thì đó là sự thất bại. Khi đó, người đề xuất và cả những cơ quan thẩm định phải chịu trách nhiệm. Việc này phải làm cho chặt để tránh lợi dụng trong cơ chế bảo vệ những người dám nghĩ, dám làm.

Cuối cùng, khi xem xét kỷ luật cán bộ dám nghĩ, dám làm cũng cần minh bạch, rõ ràng. Nếu chứng minh được họ có tham nhũng, trục lợi thì xử lý kỷ luật ngay.

“Và nếu những người dám làm, dám chịu trách nhiệm đã xử lý rồi nhưng không chứng minh được mà thấy rằng việc họ đột phá trong cơ chế, chính sách đã mang lại hiệu quả chung thì phải hồi tố. Bảo vệ họ thì xã hội mới tin và những người sắp làm mới thấy đường lối, chủ trương và tự tin làm”, ông Vân cho hay.

"Bên trong cán bộ sợ sai, bên ngoài dân chúng thở dài lo âu"

Trước đó, phát biểu tranh luận tại hội trường sáng 1/6 về thực trạng cán bộ sợ sai, không dám làm nên bỏ bê công việc, đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim (đoàn Nam Định) nêu rõ, đây là vấn đề có thật trên thực tế. Tuy nhiên, các ý kiến phát biểu tại phiên họp là chưa đủ hoặc chưa chỉ rõ nguyên nhân nhạy cảm nhất.

"Bên trong cán bộ sợ sai, bên ngoài dân chúng thở dài lo âu. Đã sợ sai còn né tránh, đùn đẩy, cái gì thuận lợi thì nhận vào bản thân, còn khó khăn thì đẩy cho tổ chức, người khác và bên ngoài...", đại biểu nói.

Đại biểu đoàn Nam Định cho biết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng nói rõ về những biểu hiện này và chỉ rõ các nguyên nhân. Theo đó, một bộ phận cán bộ sợ rằng cuộc đấu tranh chống tham nhũng càng mạnh lên thì cán bộ nhụt chí, không dám làm. Đây là nguyên nhân nhạy cảm nhất mà các đại biểu Quốc hội chưa thấy đề cập tới.

Do đó, ông Vũ Trọng Kim đề nghị từ nay, các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và các cơ quan có liên quan khác phụ trách các cơ quan, đơn vị thì hãy chịu trách nhiệm liên đới về những sai sót của tổ chức cơ quan, đơn vị, như vậy mới đảm bảo công bằng.

Đại biểu nhấn mạnh “phạt ba thẻ vàng cộng lại thành một thẻ đỏ, nếu cứ phạt thẻ đỏ như này sẽ rất nguy hiểm".

Xem thêm: 

>>> “Nóng” tình trạng cán bộ sợ sai, Bộ trưởng Nội vụ tham gia giải trình

>>> Tình trạng cán bộ sợ trách nhiệm nóng nghị trường Quốc hội

ĐBQH lo ngại việc lựa chọn SGK thiếu minh bạch, khách quan

Thứ 5, 01/06/2023 | 10:44
Liên quan đến việc lựa chọn sách giáo khoa, đại biểu Kim Thúy yêu cầu Bộ GD&ĐT khẩn trương rà soát, sửa đổi ngay quy định bất hợp lý của Thông tư 25.

ĐBQH: Cần làm rõ chuyện đuổi luật sư ra ngoài trong vụ cô giáo Lê Thị Dung

Thứ 5, 01/06/2023 | 10:26
Tranh luận tại hội trường, đại biểu Vũ Trọng Kim nêu tình trạng “bên trong cán bộ sợ sai, bên ngoài dân chúng thở dài lo âu”.

ĐBQH lo tình trạng bạo lực học đường, trẻ bị xâm hại ngày càng tăng

Thứ 4, 31/05/2023 | 10:07
Nhiều ĐBQH đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành phải có chính sách và tập trung tuyên truyền, giáo dục, chung tay ngăn chặn tình hình bạo lực học đường.
Cùng tác giả

Tập huấn tuyên truyền về hội nhập, UNESCO và ASEAN

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:22
Hội nghị nhằm cung cấp thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo. Trong đó, nổi bật là sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam.

Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:09
Trong số 17 tỉnh chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ, tuy nhiên, số thôn bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp.

Bác sĩ lưu ý tổn thương thường gặp gây vô sinh ở nữ

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:34
Việc phát hiện kịp thời các bất thường như: dính buồng tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung...ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn.

Triệu tập kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại nhà Quốc hội.

Báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 6 đã được tiến hành thận trọng, chặt chẽ.
Cùng chuyên mục

Triệu tập kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại nhà Quốc hội.

Người vi phạm nồng độ cồn bỏ lại xe không nộp phạt bị xử lý thế nào?

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:02
Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định, người bị xử phạt hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.

Báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 6 đã được tiến hành thận trọng, chặt chẽ.

Hoàn thiện quy định về chính sách thuế giá trị gia tăng

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Nội dung sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật liên quan tới quy định đối với: Người nộp thuế; đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:17
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận kỹ lưỡng đối với 6 dự án Luật sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
     
Nổi bật trong ngày

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Đáp ứng nhu cầu đi lại để người dân yên tâm về quê dịp lễ 30/4-1/5

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:19
Dịp lễ 30/4-1/5 năm nay được nghỉ dài ngày nên dự báo lượng hành khách đi lại trên các tuyến vận tải khách sẽ tăng cao hơn rất nhiều so với trung bình.