Cây năng (năn bộp), không phải ai cũng biết
Loại cây dại nhắc đến ở đây có tên năn bộp. Vốn là loại cây mọc hoang ở các tỉnh Nam Bộ như Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, hiện nay cây năn bộp được thu hái và ăn như rau.
Thoạt nhìn cây năn bộp như chiếc đũa bởi có cọng suôn, tròn to cỡ chiếc đũa bếp, màu nâu non, mọc vùng ruộng sâu nhiễm phèn bạc. Người dân địa phương gọi với cái tên độc đáo là vì năn bộp thân rỗng, khi vỗ vào sẽ phát ra tiếng “bộp” rất vui tai. Người dân trồng năn bộp không mất công chăm sóc vì chúng là cây dại, sức chịu đựng tốt.
Với khả năng thích nghi tốt với môi trường, cây năng có thể sinh trưởng ở các vùng nước nhiễm phèn hoặc vùng nước cạn. Đặc biệt, năn bộp phát triển vào những mùa mưa và sẽ kết thúc sau khi mùa mưa qua đi.
Nếu muốn ăn năn bộp sẽ cần nhổ các cọng ngon, cắt rồi dùng dụng cụ rọc để lấy phần lõi bên trong. Trồng năn một năm có 2 vụ. Mùa nước nổi là mùa chính, vì trong thời gian này cây năn phát triển tốt, năng suất và chất lượng cao.
Loại rau này xưa chỉ là món ăn của nhà nghèo, không bán được giá. Nhưng hiện nay lên tầm đặc sản có giá khá đắt đỏ. Với vị ngon thanh mát nên loại cây này được nhiều nhà hàng, quán ăn sử dụng trong thực đơn đặc sản vùng miền, được đông đảo du khách yêu thích nên giá thành của loại rau này cũng vì thế mà tăng lên.
Nhận thấy tiềm năng của cây năn bộp nên có những hộ trồng rau năn bộp cho thu nhập hàng chục triệu đồng/tháng. Điển hình tại thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, chỉ với 5 công đất chuyển đổi từ cây lúa sang trồng năn bộp, có nông dân thu hơn 100 triệu đồng tiền lãi từ cây năn bộp mỗi năm.
Theo những người có kinh nghiệm trồng và bán thì năn bộp phải hái đêm, nếu hái muộn sau 6h sáng thì năn sẽ bị già, không còn ngon. Sau khi hái về có thể ăn sống hoặc chấm với mắm kho, mắm chưng. Ngoài ra, có thể xào với tép hoặc các loại thực phẩm tươi sống khác như thịt lợn, thịt bò,...
Từ một loài cỏ dại, nay năn bộp trở thành loại rau "hái ra tiền" của người miền Tây. Đặc biệt trên chợ mạng, loại rau năn bộp này được bán với giá 120.000 đồng/kg. Nếu muốn mua số lượng nhiều thì người bán chỉ nhận đơn nếu đặt trước vài ngày, theo Dân Việt.
Những lợi ích sức khỏe của cây năn bộp
Cây năn bộp mặc dù có hình dạng như cỏ dại và có tập tính mọc hoang nhưng cây năng được xem như là phương thuốc quý giá đến từ thiên nhiên ban tặng cho người dân địa phương.
- Giải rượu hiệu quả: Kết hợp nước ép củ năng cùng với nước cốt chanh có công dụng tốt để giải rượu và giảm nóng trong cơ thể. Vì thế, dùng củ năng có thể giảm nóng trong bụng những người dùng rượu bia.
- Kháng khuẩn: Trong cây năn bộp có chất Puchiin. Đây là chất kháng được loại khuẩn như E.coli, Enterobacter aerogenes và có chứa trong dịch của cây năng. Bên cạnh đó, củ năng có chứa thành phần đặc biệt với khả năng có thể ức chế các virus gây ra ung thư, thoe báo Đắk Nông.
- Thanh lọc cơ thể: Với những dinh dưỡng có trong cây năng, khả năng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể vô cùng hiệu quả thông qua việc kết hợp củ năng và đậu xanh, hoặc có thể hầm với dạ dày lợn để thanh nhiệt và bổ dưỡng.
- Lợi tiểu: Phần thân cây năng có khả năng giúp thanh nhiệt, thông tiểu. Đặc biệt là khi kết hợp củ năng cùng gạo trắng và củ cải trắng để nấu cháo.
- Ngừa bệnh tim mạch: Trong phần củ của cây năng chứa khá nhiều acid béo như linoleic acid - một thành phần tốt cho hệ tim mạch và giúp phát triển thần kinh ở trẻ nhỏ.
Những món ngon từ cây năn bộp
- Năn bộp xào tép được: Nếu có cơ hội về miền Tây ăn năn bộp thì không thể nào bỏ qua được món năn bộp xào tép được. Chỉ với những con tép tươi được xào cùng với những cọng năn bộp được cắt khúc vừa ăn là đã có món ăn dân dã miền Tây. Vị ngọt tươi của tép hòa quyện cùng với độ giòn giòn, sực sực của năn bộp sẽ tạo nên mùi vị đặc trưng cho món ăn.
- Nộm thịt gà với năn bộp: Thịt gà thả vườn miền sông nước ngon số một, còn được kết hợp cùng với cây năng thì quả nhiên là một đặc sản của vùng miền Tây Nam Bộ. Phần thịt gà dai dai, ngọt thịt cùng với độ giòn giòn của thân thân năn cắt khúc và một ít nước mắm chua ngọt tạo nên hương vị đặc sản của người dân miền tây sông nước.
- Thịt lươn nấu cùng năn bộp: Cỏ năn được sơ chế sạch sẽ, có độ giòn nhất định ăn cùng với phần thịt lươn được xào săn chắc sẽ tạo nên hương vị khó cưỡng. Chấm cùng với một phần cơm mẻ được chế biến và nêm nếm gia vị vừa ăn tạo nên một mùi vị khó quên khi đã thử qua món ăn này.
- Rau nhúng lẩu: Những đọt năn bộp sau khi bóc tách hết vỏ còn có thể làm rau nhúng lẩu,…
Lưu ý khi sử dụng cây năngLưu ý khi sử dụng cây năng
- Không ăn sống: Mặc dù cây năn bộp tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn cây năng sống, đặc biệt là củ năng, vì phần lớn cây sinh sôi và phát triển ở vùng nước nhiễm phèn, có nguy cơ tích tụ độc tố cho cơ thể khi sử dụng chưa qua chế biến. Ngoài ra, vì sinh trưởng trong môi trường nước, nên cây năng có thể miễn các loại ấu trùng sán, gây hại cho hệ tiêu hóa của cơ thể.
- Ăn lượng vừa phải: Nên ăn cây năn bộp 1-2 lần mỗi tuần vì củ năng có tính hàn, không tốt cho hệ tiêu hóa và dễ gây ra các bệnh về đường ruột.
Trúc Chi (t/h)