Chọn học ngành Lâm nghiệp tỉ lệ chọi thấp, cơ hội việc làm rộng mở

Nguyễn Hoa Trà

Nguyễn Hoa Trà

Thứ 3, 19/03/2024 14:37

Theo chuyên gia, phù hợp với năng lực và trau dồi kiến thức là yếu tố quan trọng để thành công chứ không phải là vì học ngành "hot".

Theo báo cáo tổng kết công tác tuyển sinh và đào tạo khối đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non của Bộ GD&ĐT mới đây, năm 2023 khối ngành Nông lâm nghiệp và thuỷ sản vẫn giữ nguyên tỉ lệ tuyển sinh là 0,86% và thuộc tổng những ngành có tỉ lệ tuyển sinh thấp nhất.

Trước đó, mùa tuyển sinh năm 2022 đại diện Bộ GD&ĐT đánh giá tỉ lệ tuyển sinh giữa các nhóm ngành có sự chênh lệch khá lớn, trong đó nhóm ngành kinh doanh và quản lý chiếm tỉ lệ cao nhất là 24,54%; máy tính và công nghệ thông tin đứng thứ 2 với 11,79%; công nghệ kỹ thuật 9,18%; nhân văn 8,68%; sức khỏe 6,35%; sư phạm 5,09%...

Bốn lĩnh vực Nông lâm nghiệp và thủy sản, Khoa học tự nhiên, Dịch vụ xã hội và Khoa học sự sống đứng đầu danh sách các lĩnh vực tuyển sinh kém nhất trong 3 năm qua.

Cụ thể, nông lâm nghiệp và thủy sản chỉ tuyển sinh đạt 49,10%; khoa học sự sống 57,92%; khoa học tự nhiên 59,43%; dịch vụ xã hội 61,36%.

Để thu hút lượng thí sinh theo học, chính bản thân các trường đại học hiện nay cũng phải đưa ra nhiều chính sách.

Trao đổi với Người Đưa Tin, GS.TS Phạm Văn Điển - Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp kỳ vọng nhóm ngành Lâm nghiệp hiện nay dần có sự khởi sắc và dần có triển vọng trong thời gian tới.

Nói về một trong nguyên nhân khó tuyển sinh, là do xu thế chuyển dịch chuỗi đào tạo thay đổi. Theo ông Lâm: “Nếu như trước đây 100% muốn vào đại học ngay nhưng như hiện nay 50% số em sẽ tham gia vào thị trường lao động, số học tiếp còn bằng một nửa so với những năm trước, đấy là lý do giảm bớt về lượng tuyển sinh”.

Giáo dục - Chọn học ngành Lâm nghiệp tỉ lệ chọi thấp, cơ hội việc làm rộng mở

GS.TS Phạm Văn Điển - Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp.

Tuy nhiên,“Với xu thế như hiện nay, việc theo học ngành sẽ giúp các em đón một cơ hội tốt trong tương lai gần vì nhu cầu nhân lực phục vụ cho nền kinh tế xanh, chống biến đổi toàn cầu, bảo vệ môi trường hiện nay được diễn ra ở trên toàn thế giới.

Cùng với đó, giới trẻ cũng yêu thiên nhiên nhiều hơn, dần có sự thay đổi về nhận thức, quan tâm hơn đến ngành Lâm nghiệp”, ông Phạm Văn Điển chia sẻ.

Đưa ra những giải pháp cho ngành nghề, đại diện Trường Đại học Lâm nghiệp cho biết cũng đã xây dựng những chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu nhân lực hiện nay.

Điển hình như Logistic trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp cũng có nhu cầu lớn, các ngành hàng về nông nghiệp, lâm nghiệp đều phát triển theo chuỗi cho nên logistic vì vậy phải tổ chức đào tạo để đáp ứng thị trường.

Ngoài ra, năm nay dự kiện nhà trường có các ngành mới như Quản lý xây dựng, Kỹ nghệ gỗ và nội thất, khi ra trường các em sẽ được làm việc tại các vị trí như thiết kế sản phẩm - một trong những bộ phận quan trọng để phát triển ngành hàng.

Đặc biệt, các trường hiện nay cũng xây dựng các chương trình đào tạo từ xa, hỗ trợ người học nâng cao trình độ, tay nghề vì xu hướng thị trường luôn luôn biến đổi, cần liên tục trau dồi kiến thức.

Giáo dục - Chọn học ngành Lâm nghiệp tỉ lệ chọi thấp, cơ hội việc làm rộng mở (Hình 2).

Chọn ngành, chọn nghề là những nội dung cần định hướng cho thí sinh (Ảnh: Hữu Thắng).

Làm thế nào để lựa chọn ngành phù hợp, tư vấn cho thí sinh PGS.TS Nguyễn Phú Khánh - Phó Hiệu trưởng Đại học Phenikaa nhấn mạnh thay vì chọn ngành “hot” thì chính các em nên trau dồi kiến thức, năng lực bản thân. Ngành học “hot” nhưng bản thân mình có “hot” hay không, có học tốt hay không mới là điều quan trọng.

Trước khi chọn ngành nghề, thí sinh nên trả lời những câu hỏi: Bản thân mình có thật sự thích ngành học đó không? Có năng lực phù hợp với ngành đó không? Ngành đó có phát triển hay không? Học phí ngành đó có phù hợp với điều kiện gia đình? Điểm chuẩn ngành học đó trong những năm gần đây cao hay thấp, có phù hợp với khả năng của mình không?

Chuyên gia cũng chia sẻ không nên chỉ quan tâm chọn ngành "hot" mà hãy tìm các ngành phù hợp với năng lực, mong muốn của mình. Ngành nhiều người quan tâm chưa chắc đã có cơ hội việc làm tốt nếu không đáp ứng được yêu cầu trong bối cảnh cạnh tranh cao. Ngược lại nếu học ngành phù hợp thì có thể các em sẽ thành công và hạnh phúc.

Năm 2023, xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT chiếm cao nhất 49,45%. Tiếp theo là phương thức xét kết quả học tập bậc THPT 30,24%. Thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy 2,57%. Các phương thức khác (bao gồm 12 phương thức) 14,10%.

Đối với vấn đề xét tuyển sớm, năm 2023, số cơ sở đào tạo xét tuyển sớm 214/322. Số thí sinh trúng tuyển tuyển sớm 375.517. Số nguyện vọng trúng tuyển sớm 1.268.232. Số thí sinh có trúng tuyển sớm sau lọc ảo 301.849.

Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT khuyến cáo các cơ sở đào tạo cần tăng cường truyền thông, hướng dẫn thí sinh. Cơ sở đào tạo cũng cần rà soát, đánh giá hiệu quả của phương thức xét tuyển sớm. Về phía Bộ GDĐT tiếp tục nâng cấp hệ thống đăng ký và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.

Năm 2024, công tác tuyển sinh cơ bản ổn định như những năm trước. Một số lưu ý với công tác tuyển sinh năm 2024 là tăng cường truyền thông và tăng cường hỗ trợ thí sinh; tiếp tục đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin hỗ trợ công tác tuyển sinh, thực hiện đơn giản hoá việc đăng ký xét tuyển; tiếp tục hoàn thiện quy trình và rút ngắn thời gian tuyển đợt 1.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.