Doanh nhân Nguyễn Hà Trung bảo tồn và phát huy giá trị rừng chè cổ thụ Tân Uyên

Vương Thị Thảo

Vương Thị Thảo

Chủ nhật, 28/01/2024 11:03

Tân Uyên, một vùng đất tươi đẹp ẩn mình giữa núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, không chỉ cuốn hút bởi vẻ đẹp tự nhiên đầy mê đắm mà còn bởi những rừng chè cổ thụ truyền thuyết. Ở độ cao lên tới 2500 mét, nơi mà màn sương mù dày đặc ôm trọn quanh năm, những cây chè cổ thụ ẩn chứa những bí mật của thời gian. Ông Nguyễn Hà Trung - doanh nhân, nhà bảo tồn, và là một người đầy lòng yêu mến với văn hóa Tân Uyên, đã cống hiến không ngừng nghỉ để gìn giữ và phát triển những giá trị tinh túy nhất của những khu rừng chè cổ thụ quý báu này.

Cần biết - Doanh nhân Nguyễn Hà Trung bảo tồn và phát huy giá trị rừng chè cổ thụ Tân Uyên

Ông Nguyễn Hà Trung người nung nấu bảo tồn rừng chè cổ thụ Tân Uyên Lai Châu

Rừng Chè Cổ Thụ Tân Uyên một Di Sản Thiên Nhiên

Nằm trên đỉnh núi Tiên Sơn ( theo Truyền thuyết), nay là đỉnh núi Pú Tra, những khu rừng chè cổ thụ tồn tại như một điều kỳ diệu mà không nơi nào khác có được. Những rừng chè cổ thụ này, nằm trên những ngọn núi cao 2500 mét, tách biệt hoàn toàn với khu dân cư, nơi sương mù bao phủ quanh năm và mùa đông thường xuất hiện băng tuyết. Điều này tạo nên một môi trường trong lành, xa rời với ô nhiễm, nơi cây chè hấp thụ những tinh túy nhất từ đất trời.

Tuổi thọ của rừng chè có hàng nghìn năm tuổi. Các bô lão trong bản chia sẻ, từ thời tổ tiên chúng tôi lên đây đã được chứng kiến những cây chè này rồi.

Chè ở đây hấp thụ gió mưa của đất trời, nên búp dày dặn, xanh mởn, khi thưởng thức có mùi thơm mát như sương sớm trong rừng, vị ngọt hậu pha chút chát nhẹ, khiến tinh thần trở nên sảng khoái, cơ thể tràn đầy sức sống.

Cần biết - Doanh nhân Nguyễn Hà Trung bảo tồn và phát huy giá trị rừng chè cổ thụ Tân Uyên (Hình 2).

Rừng chè cổ thụ trên núi Pú Tra - Tiên Sơn hàng nghìn năm tuổi

Những ngọn chè tại đây được ví như là lộc trời ban, biểu tượng của sự hào phóng và vẻ đẹp của thiên nhiên. Trong cảnh núi rừng hùng vĩ và khí hậu đặc biệt của nơi này, những ngọn chè là món quà quý giá mà đất trời đã ban tặng. Sự giao thoa giữa địa hình, khí hậu và bàn tay con người đã tạo nên những búp chè đặc biệt, mang đến hương vị và chất lượng không thể so sánh. Đối với người Tân Uyên, nhất là người dân bản Hô Tra, những ngọn chè này là niềm tự hào và phần quan trọng của văn hóa địa phương. Chúng là biểu tượng của sự sống, của sự gắn kết giữa con người với thiên nhiên, là dấu ấn không thể thiếu trong đời sống và tâm hồn của người dân nơi đây.

Những cây chè ở đây, cao vút, to lớn đến mức 4 đến 5 người ôm mới hết vòng. Nguời dân Hô Tra thường lên đỉnh núi để lấy những ngọn trà này để uống, chỉ cần uống một ngụm chè sau giờ làm việc, họ cảm thấy phục hồi sức khỏe và tinh thần minh mẫn.

Mặc dù Lai Châu có nhiều rừng chè cổ thụ, nhưng chất đất ở Tân Uyên mới thực sự tạo nên loại chè ngon nhất, khiến Tân Uyên trở thành thủ phủ trà của tỉnh.

Người dân Hô Tra rất trân trọng loại chè này, mỗi lần thu hoạch, những búp chè đầu tiên luôn được dâng cúng tổ tiên, sau đó  đến tay các cụ cao niên trong bản để thưởng thức. Những cây chè cổ thụ không chỉ là nguồn cung cấp chè tuyệt hảo, mà còn gắn liền với bản sắc văn hóa của cộng đồng người dân nơi đây.

Cần biết - Doanh nhân Nguyễn Hà Trung bảo tồn và phát huy giá trị rừng chè cổ thụ Tân Uyên (Hình 3).

Thân cây chè từ 4-5 người ôm không xuể

Ông Nguyễn Hà Trung Bảo Tồn và Phát Huy Giá Trị Rừng Chè Cổ Thụ

Doanh nhân Nguyễn Hà Trung, người có tình yêu sâu sắc dành cho Tân Uyên và văn hóa địa phương nơi đây, ông giữ vị trí chủ tịch của tập đoàn Hà Minh Châu - HMC Group, đã thể hiện tầm nhìn và sự cam kết của mình đối với vùng đất này. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực bất động sản, ông đã triển khai dự án Tân Uyên Paradise Resort, một khu nghỉ dưỡng độc đáo, thiết kế phản ánh nét đặc trưng của văn hóa người Thái, một phần quan trọng trong bản sắc của Tân Uyên. Cũng chính xuất phát từ tình yêu đó,  Ông Trung dành sự quan tâm đặc biệt cho việc nghiên cứu, khai thác và bảo tồn những rừng chè cổ thụ tại đây. Ông đang biến sản phẩm chè cổ thụ thành một thương hiệu đặc biệt “ Tiên Sơn Trà”, là thương hiệu hàng đầu về trà là biểu tượng văn hóa lâu đời của Tân Uyên. Thương hiệu trà đặc biệt này sẽ được sản xuất và phân phối bởi tập đoàn Hà Minh Châu.

Cần biết - Doanh nhân Nguyễn Hà Trung bảo tồn và phát huy giá trị rừng chè cổ thụ Tân Uyên (Hình 4).

Ước tính có khoảng 2000 gốc chè cổ thụ và vô số những gốc chè nhỏ

Để cho ra những sản phẩm chè chất lượng đáp ứng được nhu cầu trong và ngoài nước. Ông đã được cố vấn và hợp tác với các chuyên gia, nghệ nhân nhiều kinh nghiệm về chè, dược phẩm và nhân sự... Phụ trách sản phẩm có Dược Sĩ Nguyễn Bảo Thiện,  Ông Thiện có gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển dược phẩm tại Việt Nam. Ông từng trải qua nhiều vị trí quan trọng trong các tập đoàn Dược Phẩm đa quốc gia ở Việt Nam. Cùng với nghệ nhân sao chè Nguyễn thị Hái, với hơn 40 năm kinh nghiệm sao chè tại đất Tân Uyên, mấy năm gần đây bà đã về quê ăn dưỡng tuổi già, bà có viết lại hồi kí về quy trình lựa chọn, sản xuất, bảo quản chè để có chất lượng cao nhất, truyền lại cho thế hệ sau. Để mời được bà tiếp tục gắn bó với cây chè ông Trung đã tốn rất nhiều công sức thuyết phục bà và gia đình đồng ý để bà quay lại truyền dạy những kiến thức quý báu.

Cần biết - Doanh nhân Nguyễn Hà Trung bảo tồn và phát huy giá trị rừng chè cổ thụ Tân Uyên (Hình 5).

Dược sĩ Nguyễn Bảo Thiện

Phụ trách về truyền thông và nhân sự có ông Lương Nhật Tiềm, kỹ sư công nghệ thông tin và quản trị kinh doanh, đang giữ chức vụ giám đốc tại các tập đoàn lớn, ông đã về chung tay để truyền thông và quản lý đội ngũ nhân sự phát tiển thương hiệu Tiên Sơn Trà một cách bài bản và chuyên nghiệp, xứng tầm với những cụ chè hàng nghìn năm tuổi, với con người và mảnh đất Tân Uyên. Điều đặc biệt bà ngoại của ông cũng làm nghề chè nên tuổi thơ đã gắn liền với cây chè, ông lớn lên bên những hàng chè xanh mướt, nơi mỗi lá chè mang theo hương vị của tình yêu thương, khắc sâu vào ký ức và tạo nên một mối liên kết thiêng liêng với cây chè.

Cần biết - Doanh nhân Nguyễn Hà Trung bảo tồn và phát huy giá trị rừng chè cổ thụ Tân Uyên (Hình 6).

Ông Lương Nhật Tiềm kỹ sư công nghệ thông và quản trị kinh doanh

Sự đầu tư của ông Trung và những cộng sự góp phần vào việc bảo tồn di sản thiên nhiên,  tạo ra tác động tích cực đối với kinh tế và cộng đồng địa phương. Từ việc tạo công ăn việc làm, tôn vinh văn hóa bản địa, đến việc góp phần phát triển du lịch bền vững, mọi hoạt động của ông đều hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế kết hợp với bảo tồn văn hóa. Do vậy ông Trung rất mong chính quyền địa phương và các cấp tạo điều kiện để ông có cơ hội quảng bá thương hiệu chè đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế.

Thu Hà

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.