Gói hỗ trợ lãi suất 2%/năm đạt tỉ lệ giải ngân thấp

Hoàng Thị Bích
Thứ 7, 25/05/2024 | 09:28
0
Bên cạnh những kết quả tích cực trong việc thực hiện Nghị quyết số 43, báo cáo giám sát cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện Nghị quyết này.

Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô

Sáng 25/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”.

Trình bày Báo cáo tóm tắt Kết quả thực hiện giám sát chuyên đề, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh, Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát cho biết, đến hết năm 2023, sau 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 43, nước ta đã từng bước mở cửa trở lại nền kinh tế, khôi phục các hoạt động kinh tế, xã hội.

Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết số 90 ngày 08/6/2023 về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024 và Nghị quyết số 94 về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề này.

Kinh tế vĩ mô - Gói hỗ trợ lãi suất 2%/năm đạt tỉ lệ giải ngân thấp

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh.

Ông Mạnh cũng nêu một số kết quả nổi bật trong việc thực hiện Nghị quyết số 43 như tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 8,12%, là mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2022; năm 2023 đạt 5,05% là mức khá cao trong điều kiện thế giới và trong nước đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới.

Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; điều hành linh hoạt, phối hợp chặt chẽ, hài hòa giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ; việc huy động, phân bổ và điều hòa sử dụng vốn đầu tư công giúp đưa nguồn lực vào nền kinh tế hợp lý; lạm phát được kiềm chế, lãi suất, tỉ giá được điều hành phù hợp,ổn định; bội chi ngân sách, nợ công trong phạm vi Quốc hội cho phép và thấp hơn so với mức dự kiến.

Kết quả kinh tế, xã hội đạt được trong 2 năm 2022-2023 tạo tiền đề quan trọng để tiếp tục phấn đấu hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế, xã hội mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đặt ra cho giai đoạn 2021-2025.

Nhiều chính sách đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả kịp thời như: chính sách tín dụng qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội, hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, giảm thuế suất giá trị gia tăng đã góp phần hỗ trợ người dân, người lao động, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì và phục hồi sản xuất kinh doanh;

Các cơ chế đặc thù được Quốc hội thông qua đã phát huy hiệu quả, tăng cường trách nhiệm, năng lực điều hành, tính chủ động, sáng tạo của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương, rút ngắn thời gian thực hiện, thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn, bổ sung dòng tiền quan trọng, kịp thời cho nền kinh tế, đồng thời, phát huy hiệu quả các dự án đầu tư. 

Chính sách hỗ trợ người dân còn lúng túng

Báo cáo giám sát cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện Nghị quyết số 43 như: Công tác chuẩn bị đầu tư một số dự án chậm, chưa đảm bảo tính sẵn sàng để thực hiện, giải ngân vốn theo yêu cầu về thời hạn của Nghị quyết số 43.

Tiến độ thực hiện và giải ngân vốn nhiều dự án không bảo đảm thời hạn quy định trong 2 năm 2022 - 2023, đặc biệt, các dự án đầu tư trong lĩnh vực y tế, công nghệ thông tin có tiến độ rất chậm nên Chính phủ đã kiến nghị và được Quốc hội chấp thuận, cho kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân các dự án sử dụng vốn của Chương trình tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. 

Một số chính sách thực hiện không đạt kế hoạch, mục tiêu đề ra như: Chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại đạt tỉ lệ giải ngân thấp (chỉ đạt khoảng 3,05% kế hoạch); chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động (đạt 56% kế hoạch), phải chuyển nguồn để thực hiện chính sách khác.

Chính sách hỗ trợ người dân, người lao động tại một số địa phương còn chậm, lúng túng; việc thẩm định và giải quyết chi trả kinh phí hỗ trợ cho đối tượng thụ hưởng gặp nhiều khó khăn, chậm so với yêu cầu đề ra.

Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế, năng lực cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp trong nước còn thấp khi chi phí đầu vào, nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao, thị trường đầu ra, đơn hàng, doanh thu của doanh nghiệp suy giảm, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nợ xấu.

Báo cáo của Đoàn giám sát cũng nêu cụ thể các nguyên của tồn tại, hạn chế (nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan, trách nhiệm của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, bài học kinh nghiệm đối với việc thực hiện Nghị quyết số 43.

Kinh tế vĩ mô - Gói hỗ trợ lãi suất 2%/năm đạt tỉ lệ giải ngân thấp (Hình 2).

Quang cảnh phiên họp.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế và nâng cao hiệu quả trong thực hiện Nghị quyết số 43, Đoàn giám sát kiến nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, có giải pháp giải quyết các kiến nghị, khó khăn, vướng mắc liên quan đến thực hiện các dự án đầu tư nêu tại báo cáo giám sát;

Đẩy mạnh tiến độ triển khai thực hiện, giải ngân các dự án đầu tư sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đến ngày 31/12/2024 hoàn thành giải ngân vốn của Chương trình đã được phân bổ theo tiến độ yêu cầu tại Nghị quyết số 110 của Quốc hội để đưa các dự án đi vào sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư vốn.

Tổng kết việc thực hiện các chính sách đặc thù trong Nghị quyết số 43 về việc cho phép chỉ định thầu đối với một số gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư, gói thầu xây lắp của các dự án quan trọng quốc gia.

Đánh giá, rút kinh nghiệm trong việc đề xuất các chính sách, chương trình, dự án bảo đảm khả năng giải ngân, đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chí đề ra để phát huy hiệu quả, hiệu lực, kịp thời, tránh lãng phí nguồn lực có liên quan.

Các địa phương tiếp tục quan tâm rà soát, có giải pháp quyết liệt, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh, thành phố để hỗ trợ phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội nêu 2 vấn đề nhìn từ vụ cháy tại Hà Nội

Thứ 6, 24/05/2024 | 18:03
Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, vụ cháy ở Trung Kính bắt đầu khả năng do chập điện, do bình gas, bình khí của xưởng sửa chữa nổ nên áp lực của khu cháy đó rất lớn.

ĐBQH Trần Công Phàn: "Có loại dao rất ngắn nhưng lại gây sát thương"

Thứ 6, 24/05/2024 | 18:06
Các ĐBQH đề nghị cần phải đánh giá tác động kỹ lưỡng và quy định chặt chẽ hơn về vũ khí thô sơ, bởi rất khó xác định khi nào dao được xem là vũ khí và khi nào không.

Từ vụ cháy nhà ở Trung Kính, ĐBQH đề nghị "làm gắt với nhà cho thuê"

Thứ 6, 24/05/2024 | 12:46
ĐBQH Trịnh Xuân An nhấn mạnh nếu trường hợp nhà ở kết hợp với sản xuất kinh doanh có cả phòng trọ thì nên cấm, để tránh xảy ra những sự việc đáng tiếc về con người.
Cùng tác giả

Bộ Y tế đề nghị rà soát, thanh tra trong giám định pháp y tâm thần

Thứ 2, 17/06/2024 | 12:50
Theo Bộ Y tế, liên quan đến lĩnh vực giám định pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh đã xảy ra một số vụ việc phức tạp, gây bức xúc trong xã hội.

Bộ trưởng GTVT: Dự án Gia Nghĩa - Chơn Thành không lo tiến độ

Thứ 2, 17/06/2024 | 10:58
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, với dự án cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành không phải đấu thầu tìm đơn vị xây lắp nên rất thuận lợi.

Đảm bảo bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi làm cao tốc Bắc-Nam

Thứ 2, 17/06/2024 | 10:24
Nhiều ĐBQH nhất trí với sự cần thiết của dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).

Hôm nay (17/6), Quốc hội họp đợt 2 của Kỳ họp thứ 7

Thứ 2, 17/06/2024 | 06:00
Quốc hội sẽ bước vào đợt 2 của Kỳ họp thứ 7 từ ngày 17/6, kéo dài đến ngày 28/6, xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng.

Xóa tư cách chức vụ Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi với ông Lê Viết Chữ

Chủ nhật, 16/06/2024 | 15:42
Thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách chức vụ Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi đối với ông Lê Viết Chữ do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác.
Cùng chuyên mục

Phát triển bền vững không phải câu chuyện xa xỉ của doanh nghiệp

Thứ 2, 17/06/2024 | 09:10
Với mục tiêu phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần cân nhắc giữa yếu tố kỹ thuật, kinh tế và môi trường trong các chính sách để điều chỉnh sao cho phù hợp.

Bức tranh thị trường cà phê Việt Nam và thế giới

Chủ nhật, 16/06/2024 | 14:00
Dự báo cà phê xuất khẩu có thể giảm nhưng giá trị kim ngạch có thể vẫn bứt phá. Dự kiến cà phê có thể đạt khoảng 4,5 đến 5 tỷ USD trong năm 2024.

Kiên Giang: Làm đường dẫn hơn ngàn tỷ ra cảng tổng hợp ở Hà Tiên

Thứ 7, 15/06/2024 | 16:11
Dự án đường dẫn ra cảng tổng hợp Tp.Hà Tiên được chia làm 2 giai đoạn. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 1.177 tỷ đồng (nguồn ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh).

"Du lịch cất cánh" hướng đến mục tiêu năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Thứ 7, 15/06/2024 | 11:00
Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt mục tiêu Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn trên thế giới.

Tìm chính sách, nguồn lực xây dựng và phát triển Hội An

Thứ 6, 14/06/2024 | 19:00
Ngày 14/6, UBND thành phố Hội An đã tổ chức Hội thảo “Chính sách, nguồn lực xây dựng và phát triển Hội An – Thành phố sáng tạo toàn cầu”.
     
Nổi bật trong ngày

Vàng thế giới tăng vọt, chuyên gia dự báo tích cực

Chủ nhật, 16/06/2024 | 22:00
Sau khi Mỹ công bố chỉ số niềm tin người tiêu dùng giảm mạnh, giá vàng lập tức tăng vọt. Các chuyên gia dự báo tích cực về triển vọng kim loại quý trong ngắn hạn.

Giá vàng 16/6: Giá vàng biến động thế nào trong tuần tới?

Chủ nhật, 16/06/2024 | 09:17
Giá vàng thế giới cuối tuần đứng ở mức 2.333,8 USD/ounce. Nhiều chuyên gia cũng như các nhà đầu tư đưa ra dự báo khá tích cực về triển vọng giá vàng trong ngắn hạn.

Bức tranh thị trường cà phê Việt Nam và thế giới

Chủ nhật, 16/06/2024 | 14:00
Dự báo cà phê xuất khẩu có thể giảm nhưng giá trị kim ngạch có thể vẫn bứt phá. Dự kiến cà phê có thể đạt khoảng 4,5 đến 5 tỷ USD trong năm 2024.

5 tháng đầu năm, xuất khẩu mây, tre, cói, thảm đạt 334,5 triệu USD

Chủ nhật, 16/06/2024 | 07:00
Tính chung, trong 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm đạt 334,5 triệu USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Giá vàng 17/6: Vàng SJC vẫn ổn định ở mức gần 77 triệu đồng/lượng

Thứ 2, 17/06/2024 | 09:51
Sáng 17/6, giá vàng trong nước giữ ổn định, trong đó thương hiệu SJC niêm yết quanh ngưỡng 76,98 triệu đồng/lượng.