Hai

Hai "huyết mạch" của nền kinh tế đều đang có điểm tắc nghẽn

Nguyễn Minh Uyên
Thứ 6, 20/05/2022 | 16:46
0
Theo TS. Vũ Tiến Lộc, dòng chảy tài chính và dòng chảy vật lý đều đang có điểm nghẽn. Do vậy, tập trung chuyển đổi số vào hai "mạch máu" này là điều cần làm.

Ngày 20/5, Hội thảo Công bố Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2022 do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN và Viện FNF đã được tổ chức với chủ đề “Nâng cao nền tảng số cho ngành dịch vụ".

Kinh tế vĩ mô - Hai 'huyết mạch' của nền kinh tế đều đang có điểm tắc nghẽn

 Toàn cảnh Hội thảo

Báo cáo chỉ ra, đại dịch covid-19 diễn ra phức tạp tại Việt Nam đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ nền kinh tế trong năm 2021. Trong bối cảnh đó, ngành dịch vụ phải đối mặt với sức ép rất lớn từ đại dịch cũng như từ những chính sách phòng, chống dịch bệnh. Tuy nhiên, chuyển đổi số trong nhiều ngành, lĩnh vực đã trở thành dấu ấn quan trọng hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thích ứng và dần hồi phục trở lại vào cuối năm 2021.

Chuyển đổi số vẫn đang được tiếp cận hẹp

Sang đầu năm 2022, mặc dù đã có nhiều tín hiệu tăng trưởng tích cực từ các con số và dự báo từ Tổng cục Thống kê, song, quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam vẫn có phần chậm nhịp hơn so với nhiều quốc gia trên thế giới. Do vậy, Việt Nam cẩn đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên ĐMST và nâng cao nền tảng kinh tế số.

Phát biểu tại Hội thảo, TS. Vũ Tiến Lộc, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam nhận định, kinh tế số cũng như những xu hướng khác như kinh tế xanh, tuần hoàn, chia sẻ… là một trong những động lực quan trọng để định hình nền kinh tế hiện đại mang tính toàn cầu.

“Chúng ta có chiến thắng trong giai đoạn mới này hay không, nằm ở việc chúng ta có chuyển đổi số thành công hay không. Đây là cuộc cạnh tranh lớn nhất, khốc liệt nhất, đồng thời cũng khó khăn nhất”, ông Lộc nhấn mạnh.

Kinh tế vĩ mô - Hai 'huyết mạch' của nền kinh tế đều đang có điểm tắc nghẽn (Hình 2).

TS. Vũ Tiến Lộc

Ở mức độ tổng quan, TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng VEPR cho biết, Covid-19 đã làm 69% doanh nghiệp ở Việt Nam phải tạm ngừng hoạt động, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ; trong đó ngành dịch vụ có tỷ lệ lao động mất việc trên 50%; dịch vụ lưu trú ăn uống, du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi chỉ còn 4% duy trì hoạt động.

Trái ngược với các hoạt động kinh doanh truyền thống bị ảnh hưởng nặng nề, đại dịch Covid-19 không những không làm suy giảm nền kinh tế số, mà còn tạo cả áp lực lẫn động lực thúc đẩy doanh nghiệp và Chính phủ chuyển đổi.

Thực tế cho thấy, quá trình CĐS ở Việt Nam diễn ra mạnh mẽ ở nhiều ngành như y tế, điện tử viễn thông, công nghệ thông tin, thương mại điện tử, tài chính và logistic…Tuy nhiên, chính quá trình này cũng gây cho Việt Nam không ít những thách thức, đặc biệt là hoàn thiện thể chế và khung pháp lý để có thể thúc đẩy tốc độ CĐS.

Cụ thể về vấn đề này, TS. Vũ Tiến Lộc cho biết, ở thời điểm hiện tại, hầu hết chúng ta vẫn đang coi công nghệ thông tin là trụ cột của CĐS, đây gọi là công nghệ hoá thông tin, chứ không phải CĐS. Việc số hoá, đưa tất cả lên nền tảng trực tuyến như ngân hàng số, thương mại điện tử… chỉ là những bước đầu tiên cơ bản của quá trình CĐS.

CĐS là phải thay đổi mô hình quản lý nền kinh tế và mô hình quản trị doanh nghiệp. Từ đó, nếu giữ nguyên thủ tục hành chính hiện nay hoặc cải tiến không đáng kể, chỉ đưa thêm hình thức trực tuyến vào thì không có tác dụng. 

“Toàn bộ vấn đề CĐS, đặc biệt thể hiện trong các văn kiện, Nghị quyết hay chương trình hành động đều đang được tiếp cận vấn đề theo nghĩa hẹp”, ông Lộc nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, nếu mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không thay đổi, không thực hiện kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, đồng thời, không đưa ra những mô hình vật lý cho tổ chức nền sản xuất sang mô hình quản lý thông minh, thì doanh nghiệp có áp dụng công nghệ số vào cũng không có tác dụng bao nhiêu.

Theo đó, CĐS nền kinh tế là một cuộc cách mạng, là một cuộc cải cách từ mô hình kinh doanh và mô hình quản trị nhà nước. Nếu tất cả vẫn là con người ứng xử, con người phân tích, con người đưa ra quyết định thì không phải CĐS theo đúng ý nghĩa của nó.

Đặc biệt, đối với hai dòng chảy đang có điểm nghẽn ở môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam - dòng chảy về tài chính và dòng chảy vật lý. Theo đó, dòng chảy tài chính là hệ thống “bơm” vốn cho nền kinh tế, trong đó có hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán; bên cạnh đó, dòng chảy vật lý chính là dòng chảy để lưu thông hàng hoá. 

"Đây được coi là hai mạch máu của nền kinh tế, vậy nên, CĐS cần tập trung vào hai vấn đề này. Để thực hiện điều này, nhận thức vẫn là điều cốt lõi", đại diện Uỷ ban Kinh tế Quốc hội cho hay.

Qua đó, hướng tới mục đích đúng đắn của CĐS để giải phóng trí tuệ của con người, không chỉ đơn giản là giải phóng công việc chân tay, máy móc phải đồng hành cùng con người làm mọi việc.

Giải pháp toàn diện

Từ những thực trạng trên, VEPR đề xuất một vài giải pháp, về mặt hạ tầng, Chính phủ cần đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Đặc biệt, chính phủ cần thúc đẩy quá trình này thông qua việc hợp tác giữa doanh nghiệp nhà nước với khu vực tư, tránh tình trạng độc quyền dễ xảy ra trong nền kinh tế số do yêu cầu về chi phí cố định lớn và hiệu ứng quần tụ mạng lưới.

Kinh tế vĩ mô - Hai 'huyết mạch' của nền kinh tế đều đang có điểm tắc nghẽn (Hình 3).

Dòng chảy tài chính (đầu tư) và dòng chảy vật lý (vận chuyển hàng hoá) đều cần được "lưu thông" bằng chuyển đổi số

Về vấn đề nhân lực, Việt Nam cần nâng cao hiểu biết và kỹ năng số của người lao động thông qua tăng cường giáo dục và đào tạo công nghệ thông tin ở tất cả các cấp học. Bên cạnh đó, nên đẩy mạnh các chương trình đào tạo công nghệ thông tin cả chính quy và không chính quy, đa dạng cách thức đào tạo để phục vụ được nhiều đối tượng trong xã hội, giúp các lao động đang làm việc cũng có cơ hội học tập và trau dồi kỹ năng.

Bên cạnh kỹ năng số, Việt Nam cũng cần có những chính sách để bồi dưỡng, phát triển năng lực đổi mới sáng tạo để duy trì năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế trong tương lai, thúc đẩy, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trẻ, doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ số. Bên cạnh đó, chính phủ cũng cần cải thiện chính sách cạnh tranh trong nước.

Mặt khác, chính phủ cũng cần chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số ở nhiều lĩnh vực khác ngoài nhân lực. Việt Nam cần có nhiều hơn các chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp về các mặt như vốn tài chính, kiến thức về chuyển đổi số cho lãnh đạo và nhân viên doanh nghiệp, khả năng nắm bắt sự thay đổi về công nghệ và các hỗ trợ khác về mặt thông tin thị trường công nghệ.

Ngoài ra, Việt Nam cũng cần cải thiện khung pháp lý về kinh tế số, nâng cao khả năng bảo vệ người dùng các dịch vụ kỹ thuật số như ban hành luật bảo vệ dữ liệu cá nhân, xây dựng thị trường bảo hiểm không gian mạng để giúp doanh nghiệp nhận được hỗ trợ tài chính khi có vấn đề xảy ra.

Về phía doanh nghiệp, VEPR cho rằng, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược, đầu tư nguồn lực (đặc biệt là nguồn lực tài chính) và xây dựng lộ trình chuyển đổi số; doanh nghiệp có thể xác định các hoạt động, khu vực ưu tiên chuyển đổi số trước; nâng cao nhân thức, tư duy kinh doanh số của lãnh đạo doanh nghiệp; nâng cao hiểu biết và kỹ năng số của người lao động.

Người dân và doanh nghiệp là trung tâm trong chuyển đổi số

Thứ 5, 12/05/2022 | 08:00
Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu hoàn thiện Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp Bộ, đảm bảo 100% các thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công.

Doanh nghiệp logistics Việt đang thua trên ngay chính "sân nhà"

Thứ 5, 28/04/2022 | 18:53
Hiện 90% doanh nghiệp logistics đang hoạt động là doanh nghiệp Việt, nhưng chỉ chiếm khoảng 30% thị phần, còn lại thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài.

2 kinh nghiệm để doanh nghiệp sản xuất "hái quả" từ chuyển đổi số

Thứ 5, 24/03/2022 | 21:38
Các doanh nghiệp đang tăng trưởng có quy mô vừa, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng chiến lược chuyển đổi số bài bản.
Cùng tác giả

Blockchain là một trong những "then chốt" của chuyển đổi số

Thứ 5, 28/07/2022 | 19:56
Blockchain được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như đô thị thông minh, công nghệ tài chính, kinh tế chia sẻ, chuỗi cung ứng, dịch vụ công....

[Info]10 startup Việt được rót vốn nghìn tỷ nửa đầu năm 2022

Thứ 4, 27/07/2022 | 14:03
Vốn đầu tư mạo hiểm cho các startup Việt Nam năm 2021 đạt mức cao kỷ lục với tổng số tiền đầu tư 1,4 tỷ USD. Nửa đầu năm 2022 cũng đang cho thấy tín hiệu khả quan.

Hà Nội có lợi thế trong tăng tốc số hoá dịch vụ thanh toán

Thứ 2, 25/07/2022 | 14:02
Theo EVNHANOI, tỉ lệ khách hàng giao dịch, thanh toán theo phương thức điện tử của Thủ đô đã đạt trên 98%.

Clip: Chiêm ngưỡng mô phỏng không gian văn hoá Nhật tại sông Tô Lịch

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Đề xuất Dự án cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh của Tập đoàn JVE thời gian qua đã nhận được nhiều phản hồi.

Việt Nam có thể học hỏi gì từ "điểm sáng" của Abenomics?

Chủ nhật, 17/07/2022 | 19:42
Trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với tình trạng tốc độ già hoá dân số nhanh, một trong những mũi tên chính của Abenomics có thể đem lại bài học quý báu.
Cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Quy hoạch 2 mũi nhọn phát triển kinh tế

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:34
Theo quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, du lịch và năng lượng tái tạo là 2 mũi nhọn được quy hoạch để phát triển kinh tế của tỉnh.

Phó Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai giá điện 2 thành phần

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:09
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với EVN và các cơ quan có liên quan sớm triển khai việc thực hiện giá điện 2 thành phần.

Giao thông “đi trước, mở đường”, tạo đột phá cho Điện Biên phát triển

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:00
Thời gian qua, hạ tầng giao thông của Điện Biên đã có bước tiến lớn song vẫn tiếp tục là một đòi hỏi cấp thiết của địa phương này trong quá trình phát triển.

Bình Dương: Sẽ di dời khu công nghiệp hơn 16ha nằm giữa khu dân cư

Thứ 4, 17/04/2024 | 19:00
Khu công nghiệp nằm tại vị trí vàng và được bao quanh bởi hàng loạt các khu dân cư, dự kiến sẽ có lộ trình di dời.

Nhờ văn hoá doanh nghiệp, nhiều quỹ ngoại sẵn sàng rót vốn đầu tư

Thứ 4, 17/04/2024 | 14:34
Chuyên gia nhận định, văn hoá doanh nghiệp chính là một trong những tiêu chí thu hút các quỹ đầu tư quốc tế lựa chọn "xuống tiền" cho doanh nghiệp Việt.
     
Nổi bật trong ngày

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:27
Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.

Ninh Thuận: Quy hoạch 2 mũi nhọn phát triển kinh tế

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:34
Theo quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, du lịch và năng lượng tái tạo là 2 mũi nhọn được quy hoạch để phát triển kinh tế của tỉnh.

Giá vàng 19/4: Vàng trong nước biến động trái chiều

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:57
Giá vàng thế giới đầu ngày tăng trở lại lên 2.377,7 USD/ounce trong khi 2 thương hiệu vàng trong nước biến động trái chiều.

Xuất khẩu cao su khởi sắc những tháng đầu năm

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cao su đạt 414,31 nghìn tấn, trị giá 607,35 triệu USD, tăng 8,5% về lượng và tăng 14,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.