Tốc độ tăng dân số tỉ lệ nghịch với quỹ đất xây trường

Thứ 2, 20/11/2023 | 14:29
6
Với tình hình hiện nay cần sự chung tay của cả Nhà nước lẫn doanh nghiệp trong việc giải bài toán thiếu trường học trên cả nước.

Bố mẹ phải xa con vì… thiếu trường

Khi xã hội ngày một phát triển cả về chất và lượng song nguồn ngân sách Nhà nước dành cho đầu tư giáo dục có hạn, xã hội hóa giáo dục là một xu hướng tất yếu, là thành tố quan trọng đảm bảo sự thành công của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Mặc dù chủ trương xã hội hóa giáo dục đã được khẳng định từ lâu trong các Nghị quyết của Đảng, của Chính phủ, và sự tham gia của khu vực tư nhân đã tạo ra nhiều thay đổi đáng kể trong giáo dục, nhưngthực tế chỉ ra vẫn đang có những điểm bất cập đòi hỏi phải cân nhắc để có những chính sách phù hợp.

Chia sẻ với Người Đưa Tin, ĐBQH Trần Thị Diệu Thuý - Thành ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Tp.HCM, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội chia sẻ, bảo đảm số lượng các trường học vẫn luôn được lãnh đạo các địa phương đặc biệt quan tâm bởi nó gắn liền với sự phát triển của dân cư.

Song tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam đang diễn ra nhanh, nhiều khu nhà ở, khu đô thị mới hình thành, kéo theo đó là dân số gia tăng mạnh mẽ khiến hệ thống trường học công lập đã và đang không đáp ứng được nhu cầu của người dân, cũng như không theo kịp tốc độ phát triển về dân cư tại đô thị. Để xảy ra tình trạng trên, vị đại biểu cho rằng có nhiều nguyên nhân.

Giáo dục - Tốc độ tăng dân số tỉ lệ nghịch với quỹ đất xây trường

ĐBQH Trần Thị Diệu Thuý - Thành ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.

Thứ nhất, ở các địa phương dù đã có quy hoạch tổng thể nhưng vướng mắc nhiều vấn đề phát sinh nên không thể phát triển theo đúng định hướng ban đầu.

Thứ hai, các cơ quan quản lý rơi vào tình huống tài chính đầy đủ, chính sách hoàn thiện nhưng đất lại thuộc sở hữu của nhiều đối tượng, từ đó dẫn đến vấn đề đền bù, giải toả để lấy đất xây trường trở thành bài toán khó.

Dù chủ trương xây trường học, đảm bảo đời sống dân sinh được thống nhất từ Trung ương đến địa phương, nhưng việc tổ chức thực hiện lại đang “khó đủ đường”.

Đặc biệt ở những khu đô thị lớn, việc đền bù đất cho người dân với giá tiệm cận giá thị trường là điều vô cùng khó khăn bởi không có hành lang pháp lý, dù muốn hài hoà giữa người dân và Nhà nước nhưng cũng không thể do quy định của pháp luật.

“Các quy định giấy tờ quá chặt chẽ, nhiêu khê để thuyết phục được các cơ quan có thẩm quyền cho phép giá tiệm cận thị trường. Ví dụ như khu vực đó thị trường 60 triệu đồng/m2 mà đền bù chỉ trên 10-20 triệu/m2 thì rất khó để người dân đồng thuận giao đất”, bà Thuý phân tích.

Thứ ba, dù cách đây 15-20 năm vấn đề xã hội hoá giáo dục đã được đặt nền móng, nhưng việc xã hội hoá giáo dục chỉ đang vận động ở cấp mầm non, đối với các cấp tiểu học trở lên lại chưa quá “mặn mà”.

Trong khi đó, xã hội hoá giáo dục cấp mầm non chỉ đang đáp ứng được nhu cầu của những khu dân cư cao cấp. Còn đối với những vùng ven, vùng khó khăn thì xã hội hoá giáo dục lại gây khó tiếp cận cho nhóm lao động có thu nhập thấp, không ổn định.

“Từ đó dẫn đến một cảnh đau lòng là bố mẹ phải gửi con về quê cho ông bà nuôi, chấp nhận xa con từ 1-2 tuổi cho đến khi bé đủ tuổi vào tiểu học vì tình hình tài chính khó khăn”, bà Thuý chia sẻ.

Theo đó, ĐBQH Trần Thị Diệu Thuý khẳng định đối với trường học do Nhà nước đầu tư còn đang khó khăn như vậy, các doanh nghiệp khi muốn tham gia vào môi trường giáo dục cũng chịu những khó khăn tương tự, và thậm chí còn khó hơn.

Doanh nghiệp phải “vượt khó” xây trường

Dưới góc nhìn của doanh nghiệp, đại diện Tập đoàn Ecopark cũng chia sẻ với mục tiêu xây dựng những đô thị kiểu mẫu, Ecopark luôn chú trọng các tiện ích đi kèm cho cư dân và giáo dục chính là một trong những tiện ích lớn, quan trọng nhất để xây dựng một khu đô thị đáng sống theo đúng nghĩa.

“Giáo dục luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ khi lựa chọn nơi an cư cho gia đình. Chính vì vậy tại khu đô thị Ecopark, hệ thống giáo dục được đặc biệt chú trọng. Chủ đầu tư cũng có những chính sác đặt biệt để hỗ trợ các đối tác giáo dục, trường học phát triển, rất nhiều trường học chuẩn quốc tế được xây dựng với nhiều cấp học tại đây từ trường mầm non cho đến bậc đại học”, đại diện công ty bộc bạch.

Giáo dục - Tốc độ tăng dân số tỉ lệ nghịch với quỹ đất xây trường (Hình 2).

Dân số gia tăng mạnh mẽ khiến hệ thống trường học công lập đang không đáp ứng được nhu cầu.

Dù vậy, tại thời điểm quyết định đầu tư vào giáo dục, công ty cũng gặp nhiều khó khăn rất lớn, nhưng với trách nhiệm của mình, công ty vẫn quyết định “dấn thân” vào đầu tư và xây dựng trường học.

Cần cơ chế thông thoáng

Đại biểu Quốc hội Đặng Bích Ngọc (đoàn Hoà Bình) cho biết, ở Hà Nội tỉ lệ các cháu được vào cấp 3 ở trường công lập chưa đạt được 50%, cho thấy nhu cầu thực tế của người dân với việc đầu tư vào trường học chưa đáp ứng được nhu cầu. Việc này không chỉ diễn ra ở các thành phố lớn mà ngay cả tại các tỉnh thành trên cả nước.

Theo đó, bà Ngọc cho rằng Nhà nước cần tích cực quan tâm, đầu tư ây dựng trường học. Đối với các dự án đầu tư công, Nhà nước phải có sự chung tay vào cuộc hỗ trợ giúp giải phóng mặt bằng, cơ chế thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư để các nhà đầu tư sớm tiếp cận được nguồn đất “sạch” để thực hiện đầu tư nhanh, sớm nhất giúp góp phần giải quyết vấn đề thiếu trường học hiện nay.

Hồng Nhung - Thu Huyền

Hà Nội: Chấn chỉnh hành vi thiếu chuẩn mực trong trường học

Thứ 4, 01/11/2023 | 16:05
Các cơ sở giáo dục cần tăng cường tổ chức hoạt động sinh hoạt tập thể, tuyên truyền nhận thức cho học sinh, giáo viên ứng xử văn hoá trong trường học.

Tp.HCM: Hợp tác công- tư xây dựng trường học, bài toán thiếu quỹ đất

Chủ nhật, 22/10/2023 | 16:00
Các doanh nghiệp có thể được hỗ trợ đất, được vay vốn nếu đầu tư vào 86 dự án giáo dục trên 100 tỷ đồng, góp phần tăng số trường lớp ở Tp.HCM.

Hà Nội đề xuất tăng sĩ số lớp học nhằm gỡ khó "bài toán" thiếu trường lớp

Thứ 2, 09/10/2023 | 15:49
Do tốc độ đô thị hóa nhanh, Tp.Hà Nội xảy ra hiện tượng quá tải trường, lớp học, nhất là ở các trường học thuộc khu vực nội thành.
Cùng tác giả

Chủ tịch LDG vừa bị bắt vì tội "lừa dối khách hàng" là ai?

Thứ 5, 30/11/2023 | 16:26
Ông Nguyễn Khánh Hưng từng nắm giữ nhiều vị trí lãnh đạo tại các doanh nghiệp lớn về bất động sản trước khi trở thành Chủ tịch của Đầu tư LDG.

Khai sai thuế, công ty con của DIC Group bị xử phạt hơn 363 triệu đồng

Thứ 5, 30/11/2023 | 14:36
DIC No.2 bị buộc nộp đủ 246 triệu đồng gồm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân còn thiếu vào ngân sách Nhà nước.

The Golden Group đối mặt với "trát phạt" huỷ niêm yết từ HoSE

Thứ 5, 30/11/2023 | 10:28
Do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và ảnh hưởng đến quyền lợi cổ đông, HoSE dự định sẽ huỷ niêm yết đối với cổ phiếu TGG.

Liên tục không công bố thông tin, LDG bị UBCKNN phạt 130 triệu đồng

Thứ 4, 29/11/2023 | 19:11
Công ty Đầu tư LDG còn bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thêm tình tiết tăng nặng tội do đã vi phạm hành chính nhiều lần.

3 đối tượng thoát vòng lao lý vẫn hưởng lợi trong vụ Trần Quí Thanh

Thứ 4, 29/11/2023 | 11:13
Do 3 đối tượng này không biết rõ mục đích của Trần Quí Thanh và đồng phạm là chiếm đoạt tài sản của các bị hại nên đã thoát tội dù hưởng lợi hàng tỷ đồng.
Cùng chuyên mục

Khi nào công bố đề thi minh họa tốt nghiệp THPT từ 2025?

Thứ 6, 01/12/2023 | 10:22
Dự kiến cuối quý 4/2023, bộ sẽ công bố đề thi minh họa cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Bạo lực học đường: Nhà trường cần xem lại chương trình giáo dục đạo đức

Thứ 6, 01/12/2023 | 10:10
Các chuyên gia cho rằng cần có sự vào cuộc của nhiều bên liên quan để bạo lực học đường không để lại hậu quả nghiêm trọng.

Bình phước Tuyên dương học sinh, sinh viên, trí thức, nhà sáng tạo tiêu biểu năm 2023

Thứ 5, 30/11/2023 | 16:18
Ngày 30/11, tại Đền thờ Vua Hùng diễn ra lễ tuyên dương học sinh, sinh viên, trí thức, nhà sáng tạo, các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc năm 2023.

Nếu trượt tốt nghiệp THPT năm 2024, thí sinh sẽ thi lại như thế nào?

Thứ 5, 30/11/2023 | 15:08
Nếu không may học sinh trượt tốt nghiệp THPT năm 2024 thì thi lại như thế nào ở năm 2025 vì phương thức thi 2 năm là khác nhau?

Xây dựng Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 đúng tiến độ

Thứ 5, 30/11/2023 | 13:26
Đến nay các tỉnh, thành trên cả nước đều thực hiện tổng kết quá trình đổi mới giáo dục làm cơ sở xây dựng dự thảo Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 30/11/2023: Không khí lạnh áp sát, gió to

Thứ 5, 30/11/2023 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (30/11). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Dự báo thời tiết ngày 1/12/2023: Miền Bắc bắt đầu chuyển rét

Thứ 6, 01/12/2023 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (1/12). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bạo lực học đường: Nhà trường cần xem lại chương trình giáo dục đạo đức

Thứ 6, 01/12/2023 | 10:10
Các chuyên gia cho rằng cần có sự vào cuộc của nhiều bên liên quan để bạo lực học đường không để lại hậu quả nghiêm trọng.

Bản tin 30/11: Thông tin mới nhất vụ 29 học sinh đau bụng, buồn nôn sau ăn kẹo "lạ" mua ở cổng trường

Thứ 5, 30/11/2023 | 06:00
Thông tin mới vụ 9 học sinh đau bụng, buồn nôn sau ăn kẹo "lạ" mua ở cổng trường; Sản phụ sinh con tại nhà vào viện cấp cứu vì sốc nhiễm khuẩn... là tin nổi bật.

Nếu trượt tốt nghiệp THPT năm 2024, thí sinh sẽ thi lại như thế nào?

Thứ 5, 30/11/2023 | 15:08
Nếu không may học sinh trượt tốt nghiệp THPT năm 2024 thì thi lại như thế nào ở năm 2025 vì phương thức thi 2 năm là khác nhau?