Bộ trưởng GD&ĐT giải trình, làm rõ về tình trạng dạy thêm, học thêm

Hoàng Thị Bích
Thứ 2, 20/11/2023 | 12:56
1
Đồng tình với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Huy, Bộ trưởng GD&ĐT cho rằng cần phải đưa việc dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 20/11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Phát biểu tại phiên thảo luận, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ đã quan tâm đến ngành giáo dục và gửi lời cảm ơn đến cử tri và nhân dân cả nước đối với sự nghiệp chung của đất nước và đối với riêng ngành giáo dục.

Giải trình làm rõ một số vấn đề ĐBQH nêu, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ đã trả lời đầy đủ 100% các ý kiến, kiến nghị mà Ban Dân nguyện cũng như các ĐBQH đã chuyển cho Bộ với số lượng rất lớn. Đồng thời, Bộ cũng đã nhận được nhiều ý kiến của cử tri gửi cho Bộ trưởng qua email và các phương tiện khác.

Đối thoại - Bộ trưởng GD&ĐT giải trình, làm rõ về tình trạng dạy thêm, học thêm

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề ĐBQH nêu.

“Nhiều ý kiến đã giúp ích cho chúng tôi rất nhiều trong rà soát các chính sách, xem xét lại công việc của mình nhưng cũng có nhiều ý kiến bày tỏ nguyện vọng, mong muốn nhiều hơn”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.

Nhân câu chuyện dạy thêm, học thêm, Bộ trưởng nhắc lại ý kiến của một người dân gửi đến ông chất vấn là: “Thưa Bộ trưởng, Bộ trưởng cho biết đến một ngày nào thì Bộ trưởng có thể quét sạch việc dạy thêm, học thêm trên toàn cõi Việt Nam?”.

Về 8 kiến nghị liên quan đến dạy thêm, học thêm, ông Sơn cho biết đây là một việc rất lớn, Bộ cũng đã phân tích, trả lời về vấn đề này và hôm nay, ĐBQH Nguyễn Văn Huy (đoàn Thái Bình) đã đề cập đến.

“Có thể nói dạy thêm, học thêm hay là các nguyện vọng được học tập ngoài nhà trường là một nhu cầu thực tế và trong quá trình đáp ứng các nhu cầu rất đa dạng của người học, hoạt động này cũng rất đa dạng”, ông Sơn cho hay.

Theo ông Sơn, Bộ GD&ĐT đã có rất nhiều những văn bản quy định, đặc biệt, có Thông tư 17 quy định việc kiểm soát dạy thêm, học thêm trong khuôn khổ của nhà trường, về những vấn đề quy định trong đạo đức của nhà giáo, trong quy tắc ứng xử của trường học, văn hóa học đường, thi hành công vụ của nhà giáo…cũng đã rất đầy đủ các quy định đối với hoạt động dạy thêm, học thêm trong môi trường nhà trường.

“Tuy nhiên, đối với môi trường ngoài nhà trường chúng tôi xác định còn đang thiếu một cơ sở pháp lý để có thể quản lý, điều tiết, giám sát, xử lý đối với công việc này”, người đứng đầu ngành giáo dục cho biết.

Đối thoại - Bộ trưởng GD&ĐT giải trình, làm rõ về tình trạng dạy thêm, học thêm (Hình 2).

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mong các phu huynh phối hợp với nhà trường, ngành giáo dục trong vấn đề dạy thêm, học thêm.

Theo ông Sơn, trong quá trình sửa Luật Đầu tư, Bộ đã từng gửi văn bản số 134 gửi gửi cho Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Bộ Kế hoạch và Đầu tư; văn bản số 2026 gửi Thủ tướng Chính phủ vào năm 2020 đề nghị bổ sung việc dạy thêm, học thêm vào danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

“Nhưng cũng không rõ lý do tại sao, trong quá trình từ năm 2020 - 2021, việc này đã không được chấp thuận”, Bộ trưởng băn khoăn.

Bộ trưởng cũng đồng tình với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Huy, cần phải đưa việc dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện để có cơ sở pháp lý xử lý bên ngoài trường học.

Tuy nhiên, với 53.000 trường học, những gì diễn ra trong môi trường ngoài nhà trường Bộ GD&ĐT cũng mong chính quyền các địa phương trên địa bàn của mình phối hợp với Bộ Giáo dục để có thể kiểm soát việc này.

“Nếu như nằm ngoài nhà trường thì Bộ GD&ĐT cũng rất khó đi kiểm soát xung quanh địa bàn của 53.000 trường học trong cả nước”, ông Sơn nói.

Đồng thời, ông cũng mong rằng việc xử lý vấn đề dạy thêm, học thêm ngoài việc Bộ quan tâm đến kiểm tra, giám sát trong môi trường theo ngành dọc của ngành, trong môi trường bên trong trường học, Bộ trưởng cũng muốn các phu huynh phối hợp với nhà trường, ngành giáo dục.

Ông Sơn cho rằng việc đưa con đi học thêm rất nhiều cũng là một phần xuất phát từ nhu cầu của phụ huynh.

“Trong đó, có những nhu cầu, có người đem con đến gửi cho cô, nài nỉ cô vừa dạy vừa trông giúp, cũng có trường hợp cha mẹ thấy rằng, con đi học một ca chưa yên tâm, ngoài giờ học chở con đi học, nghe đâu có thầy tốt là đưa đến ngay hoặc một tối học 3, 4, 5 ca cũng tác động đến sự căng thẳng của việc học đối với trẻ em”, ông Sơn nói và mong rằng đây là giải pháp rất tổng thể, mong phụ huynh phối hợp với Bộ về vấn đề này.

Còn đối với đại biểu Nguyễn Văn Huy, Bộ trưởng nêu rõ: "Cũng mong đại biểu trong quá trình nghe và thu thập ý kiến của các cử tri, hỏi giúp cụ thể, là trường hợp giáo viên bớt kiến thức để đi dạy thêm xem đấy là ai, người nào, ở đâu, trường nào? để chúng tôi phối hợp cùng Ủy ban nhân dân Thái Bình xử lý đến nơi đến chốn".

Sáng nay, nêu ý kiến tại phiên thảo luận, ĐBQH Nguyễn Văn Huy (đoàn Thái Bình) cho biết thời gian gần đây, tình trạng dạy thêm trái quy định gia tăng, gây bức xúc trong nhân dân, tạo áp lực lớn cho học sinh, nhất là học sinh tiểu học.

Thẳng thắn nhìn nhận vào thực tế đời sống của đại bộ phận giáo viên hiện nay thì dạy thêm là giải pháp để cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống. Đại biểu cho rằng, điều đó là chính đáng, bởi nếu bác sĩ có thể mở phòng khám tư sau giờ hành chính và nhiều người ở các ngành nghề khác có thể bôn ba ngoài giờ làm việc để tăng thu nhập thì nhà giáo dạy thêm là quyền lợi chính đáng.

Để trả lại sự trong sạch cho môi trường dạy thêm, học thêm, đại biểu Nguyễn Văn Huy kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nhanh chóng và khẩn trương sửa đổi các quy định liên quan để quản lý hiệu quả, sâu sát, thiết thực và hài hòa lợi ích của học sinh, phụ huynh và giáo viên.

Bên cạnh đó, cần quan tâm siết chặt hơn chất lượng các giờ học chính khóa cũng như thay đổi tư duy thi cử và cởi trói bớt áp lực học hành đang đề nặng tâm trí và cảm xúc của phụ huynh và học sinh.

Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm tham mưu trình để cơ quan có thẩm quyền quyết định đưa dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

ĐBQH hỏi Chánh án TAND Tối cao việc xác định thiệt hại vụ Vũ “nhôm”

Thứ 2, 20/11/2023 | 10:39
Nhắc lại 2 vụ án tại Tp.Đà Nẵng liên quan Vũ "nhôm" và cựu Chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh, ĐBQH hỏi Chánh án TAND Tối cao về thời điểm xác định thiệt hại các vụ án.

Kiến nghị đưa dạy thêm, học thêm vào ngành kinh doanh có điều kiện

Thứ 2, 20/11/2023 | 10:34
ĐBQH cho rằng cán cân cung - cầu trong giáo dục là cơ hội cho giáo viên có thể kiếm thêm thu nhập cho cuộc sống cá nhân.

ĐBQH đề nghị giải quyết tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế cục bộ 

Thứ 2, 20/11/2023 | 10:09
Về vấn đề thiếu thuốc, vật tư y tế cục bộ ĐBQH đề nghị các tỉnh thành, địa phương đôn đốc, kiểm tra, tổ chức mua sắm các trang thiết bị cho đủ, đúng.
Cùng tác giả

ĐBQH: Để doanh nghiệp không dám, không muốn “né” đóng BHXH

Thứ 3, 07/05/2024 | 11:55
ĐBQH cho rằng tình trạng nợ đọng, trốn tránh, né tránh đóng bảo hiểm xã hội cần xử lý nghiêm minh nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.

Chuyên gia y tế: Bị sốt xuất huyết tuyệt đối không cạo gió

Thứ 3, 07/05/2024 | 07:00
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nếu có biểu hiện tự nhiên sốt cao thì cần nghĩ ngay đến bệnh sốt xuất huyết trước khi thực hiện các biện pháp giải cảm theo dân gian.

Cảnh báo cuộc gọi lừa đảo mời tham gia hội nhóm để đầu tư tài chính

Thứ 2, 06/05/2024 | 13:55
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam liên tục ghi nhận nhiều phản ánh từ người dân khi nhận được cuộc gọi lừa đảo từ các số điện thoại lạ.

Kỳ tích: Mẹ suy buồng trứng nặng vẫn đón hai con khỏe mạnh

Chủ nhật, 05/05/2024 | 11:53
Theo BS.Nguyễn Thành Trung, chỉ số dự trữ buồng trứng giảm thì cơ hội có con sẽ khó khăn hơn, giảm đến mức suy buồng trứng thì cơ hội có thai tự nhiên rất thấp.

Vì sao từng tiêm vắc-xin AstraZeneca không cần xét nghiệm D-Dimer?

Chủ nhật, 05/05/2024 | 09:09
Theo BS.Hoàng, xét nghiệm D-dimer thời điểm hiện tại không có ý nghĩa gì để đánh giá tác dụng gây huyết khối và giảm tiểu cầu ở người đã tiêm vắc-xin AstraZeneca.
Cùng chuyên mục

ĐBQH: Để doanh nghiệp không dám, không muốn “né” đóng BHXH

Thứ 3, 07/05/2024 | 11:55
ĐBQH cho rằng tình trạng nợ đọng, trốn tránh, né tránh đóng bảo hiểm xã hội cần xử lý nghiêm minh nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.

Để Luật Đất đai sớm đi vào cuộc sống

Thứ 7, 04/05/2024 | 20:35
Luật Đất đai 2024 đã được xây dựng trên nguyên tắc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt các khâu trung gian...

Bộ Nội vụ thông tin về tiến độ thực hiện cải cách tiền lương

Thứ 7, 04/05/2024 | 18:56
Để thực hiện chính sách cải cách tiền lương, thời gian qua Bộ Nội vụ đã chủ động phối hợp với các Bộ tập trung xây dựng 5 hệ thống thang bảng lương.

Cựu Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái đã khai báo với thái độ thành khẩn

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:44
Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, bị can mới nhất trong vụ án liên quan đến Tập đoàn Thuận An là Dương Văn Thái - Nguyên Bí thư tỉnh ủy Bắc Giang.

Cần đánh giá tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Thứ 7, 04/05/2024 | 16:51
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị làm rõ tồn tại, hạn chế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
     
Nổi bật trong ngày

ĐBQH: Để doanh nghiệp không dám, không muốn “né” đóng BHXH

Thứ 3, 07/05/2024 | 11:55
ĐBQH cho rằng tình trạng nợ đọng, trốn tránh, né tránh đóng bảo hiểm xã hội cần xử lý nghiêm minh nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.