Vì sao "căn bệnh trầm kha" dạy thêm, học thêm còn tồn tại?

Hoàng Thị Bích
Thứ 3, 24/10/2023 | 11:32
3
ĐBQH Nguyễn Minh Đức cho rằng, hệ thống lương cho giáo viên các bậc phổ thông còn nhiều nơi chưa đáp ứng, cho nên dẫn đến phải tổ chức dạy thêm.

Sáng 24/10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, các đại biểu thảo luận ở tổ về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

ĐBQH Nguyễn Minh Đức (đoàn Tp.HCM) tập trung thảo luận về những khó khăn, vướng mắc được nêu trong báo cáo.

Trong đó, đại biểu quan tâm đến vấn đề giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Nói về tình trạng hệ thống giáo dục hiện nay, theo ông Đức, sau khi ban hành một loạt các bộ sách giáo khoa, thì bây giờ lại xuất hiện câu chuyện không được đồng bộ, có sự lạm dụng trong triển khai sách giáo khoa tới các trường phổ thông, cách tiếp cận đối với các nội dung trong đó còn nhiều vấn đề, có nhiều lỗi...

Giáo dục - Vì sao 'căn bệnh trầm kha' dạy thêm, học thêm còn tồn tại?

Các ĐBQH thảo luận tại tổ Tp.HCM.

“Đối với lĩnh vực này, ngành Giáo dục cần phải tổng kết ngay, chỉ ra những “căn bệnh” để khắc phục ngay. Đây là vấn đề khi tiếp xúc cử tri ở Tp.Hồ Chí Minh vừa qua cũng đã nêu”, ông Đức nói.

Thêm câu chuyện lâu nay vẫn nhắc, “căn bệnh trầm kha” đó là là tình trạng dạy thêm, học thêm. Tại sao vẫn còn tồn tại vấn đề đó? Ông Đức cho rằng chúng ta phải rất suy nghĩ về vấn đề này.

“Hệ thống lương cho giáo viên các bậc phổ thông còn nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu của đời sống thực tế, cho nên dẫn đến câu chuyện phải tổ chức dạy thêm”, ông Đức cho biết dạy thêm ở đây có 2 động cơ, một là muốn nâng cao năng lực cho học sinh cũng như cho chính bản thân giáo viên. Hai là lại có một phần nào đó liên quan đến vấn đề thu nhập kinh tế dẫn đến câu chuyện người học phải đóng tiền, từ tiền túi của phụ huynh.

Theo ông Đức, câu chuyện ở đây là chưa tìm được tiếng nói chung, nên phải giải quyết dứt điểm và làm thế nào nâng cao đời sống cho giáo viên. Để hạn chế mức thấp nhất chuyện học thêm, dạy thêm.

“Vấn đề nữa đặt ra là tại sao phải dạy thêm,học thêm? Bởi trong chương trình phổ thông học kín mít”, ông Đức một lần nữa nêu băn khoăn và chia sẻ với thế hệ trẻ hiện nay không có thời gian để nghỉ ngơi, bổ sung thêm các kiến thức xã hội, kến thức tự nhiên... Chính vì thế, cho nên, trẻ em mất giời gian quá nhiều trong việc học dẫn đến kiến thức xã hội có “lỗ hổng”, thiếu kỹ năng về văn hóa, xã hội trong cuộc sống, nên cách ứng xử còn hạn chế.

Chưa kể, các văn hóa phẩm xấu, độc hại trên mạng xã hội… dẫn đến tình trạng một bộ phận học sinh ứng xử với nhau chưa tốt, còn bạo lực trong học đường. Do đó, đây là bài toán phải giải quyết.

Giáo dục - Vì sao 'căn bệnh trầm kha' dạy thêm, học thêm còn tồn tại? (Hình 2).

ĐBQH Nguyễn Minh Đức nêu ý kiến liên quan đến giáo dục và đào tạo.

Về giáo dục thể chất, ông Đức cho rằng nếu một xã hội muốn phát triển được thì giáo dục thể chất cần phải có tên trên tỉ lệ số dân cư là bao nhiêu, khi có trường thì không có diện tích nhất định để tạo ra khu vui chơi, giải trí, thể dục thể thao cho học sinh. Cho nên, thể chất của trẻ em đang có vấn đề báo động.

Ông Đức cũng bày tỏ lo lắng về bữa ăn cho các học sinh tại các trường bán trú. “Ai sẽ là người kiểm định theo một tiêu chuẩn, quy chuẩn nhất định đó là các bữa ăn của các em học sinh có đủ các chất dinh dưỡng hay không?”, ông Đức nói và cho biết vẫn còn tình trạng ngộ độc thực phẩm ở các trường. Do đó, ông kiến nghị cần có những quy định, kiểm tra rõ ràng bởi học sinh là thế hệ tương lai của đất nước.

Vị đại biểu đoàn Tp.HCM cũng nêu ra những hệ lụy do giáo dục thể chất chưa đảm bảo. Do đó, đại biểu đề nghị vấn đề này cần phải xem lại và học hỏi thêm mô hình của các nước.

“Một lần nữa, chúng tôi tha thiết đề nghị Chính phủ phải có những nhìn nhận, thực hiện mang tính mệnh lệnh đó làm sao cải thiện được đời sống của giáo viên các cấp. Đồng thời, phải đào tạo hệ thống giáo viên đạt chất lượng cao”, ông Đức nêu và cho biết cần phải giải quyết bài toán nguồn nhân lực. Vì con người là cốt lõi trong xây dựng và phát triển đất nước. Vì thế, cần phải đánh giá rất khách quan và chặt chẽ vấn đề này.

Trước đó, ngày 23/10, thẩm tra về Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội, thông tin và truyền thông, tín ngưỡng, tôn giáo còn một số khó khăn, vướng mắc, cần được quan tâm.

Nguồn lực đầu tư cho văn hóa, giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu. Cơ chế quản lý, khai thác, vận hành các thiết chế văn hóa, thể thao của Nhà nước còn bất cập.

Tình trạng thiếu giáo viên, giáo viên nghỉ việc, thiếu trường, lớp học, thiếu trang thiết bị dạy học diễn ra ở một số nơi. Việc thực hiện sách giáo khoa, chương trình mới, chế độ, chính sách cho giáo viên còn nhiều bất cập. Bạo lực học đường, ứng xử lệch chuẩn mất an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học, lạm thu đầu năm học vẫn diễn ra.

Trong những tháng cuối năm 2023, Ủy ban Kinh tế đề nghị xử lý có hiệu quả các bất cập về sách giáo khoa, tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ, thiếu trường học, lớp học.

Xử lý bất cập về sách giáo khoa, tình trạng thừa, thiếu giáo viên

Thứ 2, 23/10/2023 | 11:18
Ông Vũ Hồng Thanh cho biết tình trạng thiếu giáo viên, giáo viên nghỉ việc, thiếu trường, lớp học, thiếu trang thiết bị dạy học diễn ra ở một số nơi. 

Dự kiến sẽ cho phép các nhà trường được chọn sách giáo khoa

Thứ 2, 23/10/2023 | 10:30
Dự kiến từ năm sau, các trường có thể được tự chọn sách giáo khoa chương trình phổ thông mới để giảng dạy cho phù hợp với học sinh, giáo viên.

ĐBQH: Lấy phiếu tín nhiệm để mỗi cán bộ “tự soi, tự sửa"

Thứ 3, 10/10/2023 | 15:17
ĐBQH Trương Xuân Cừ - Ủy viên Ủy ban Xã hội, đại biểu đoàn Hà Nội đã có những chia sẻ với Người Đưa Tin (NĐT) xoay quanh vấn đề lấy phiếu tín nhiệm.
Cùng tác giả

Chuyên gia nói gì về việc người nhóm máu O bị muỗi đốt nhiều hơn?

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:27
Theo TS. Nguyễn Văn Dũng, người bị muỗi đốt nhiều hơn có liên quan tới việc cơ thể tiết ra pheromone (chất dẫn dụ) thu hút muỗi.

Bộ Y tế cấp phép vắc-xin phòng sốt xuất huyết

Thứ 5, 16/05/2024 | 15:31
Cục Quản lý Dược cấp phép cho 40 vắc-xin, sinh phẩm y tế, trong đó có vắc-xin sốt xuất huyết do Takeda sản xuất. 

Bảo đảm Kỳ họp thứ 7 diễn ra an toàn, hiệu quả, chất lượng cao nhất

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:26
Ông Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan, đơn vị khẩn trương tiếp thu, hoàn chỉnh các báo cáo, tờ trình, đảm bảo chất lượng cao nhất các nội dung trình Quốc hội.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét 39 nội dung

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:31
Dự kiến Kỳ họp thứ 7 sẽ khai mạc vào ngày 20/5 và bế mạc vào chiều ngày 27/6. Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội với 2 đợt.

Nhiều kết quả tích cực về chuyển đổi số trong truyền thông pháp luật

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:09
Sáng kiến nâng cao cơ hội được tiếp cận hoạt động truyền thông pháp luật, tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho người lao động phi chính thức ở 5 xã thuộc Nghệ An.
Cùng chuyên mục

Các trường đại học vẫn “sống” chủ yếu từ nguồn học phí

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:34
Việc dựa vào học phí để duy trì hoạt động sẽ khiến tạo thêm gánh nặng cho người học và không phải là giải pháp lâu dài.

Quảng Ninh: Biểu dương, khen thưởng 212 học sinh tiêu biểu, xuất sắc

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:28
Trong số này, 97 học sinh được Bộ Giáo dục - Đào tạo và UBND tỉnh Quảng Ninh tặng bằng khen, 115 em được Sở Giáo dục - Đào tạo Tỉnh tặng giấy khen.

Vụ trẻ 5 tuổi bị bầm tím vùng lưng: Chủ tịch Hải Phòng chỉ đạo làm rõ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:00
Chủ tịch UBND Tp.Hải Phòng yêu cầu địa phương, ngành giáo dục làm rõ việc cháy bé lớp mẫu giáo 5 tuổi trường mần non tại quận Lê Chân bị bầm tím ở vùng lưng.

Chi tiết lịch thi tốt nghiệp THPT 2024 và những lưu ý "vàng"

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:16
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Công an, các địa phương tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học.

Thủ tướng yêu cầu đảm bảo an toàn, chống gian lận trong kỳ thi THPT

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:37
Thủ tướng mới có Chỉ thị về việc tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.
     
Nổi bật trong ngày

Chứng chỉ ngoại ngữ: Ngành đặc thù có cần xét tuyển tiếng Anh?

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:00
Theo chuyên gia chứng chỉ ngoại ngữ chỉ nên là tiêu chí phụ, việc biến nó trở thành phương thức xét tuyển sẽ dễ dẫn đến lãng phí nguồn lực xã hội.

Chi tiết lịch thi tốt nghiệp THPT 2024 và những lưu ý "vàng"

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:16
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Công an, các địa phương tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học.

Quảng Ninh: Biểu dương, khen thưởng 212 học sinh tiêu biểu, xuất sắc

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:28
Trong số này, 97 học sinh được Bộ Giáo dục - Đào tạo và UBND tỉnh Quảng Ninh tặng bằng khen, 115 em được Sở Giáo dục - Đào tạo Tỉnh tặng giấy khen.

Vụ trẻ 5 tuổi bị bầm tím vùng lưng: Chủ tịch Hải Phòng chỉ đạo làm rõ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:00
Chủ tịch UBND Tp.Hải Phòng yêu cầu địa phương, ngành giáo dục làm rõ việc cháy bé lớp mẫu giáo 5 tuổi trường mần non tại quận Lê Chân bị bầm tím ở vùng lưng.

Dự báo thời tiết ngày 16/5/2024: Cảnh báo mưa dông giờ tan tầm

Thứ 5, 16/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (16/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.