Đã có hơn 200 nghìn ca mắc sốt xuất huyết, 87 ca tử vong

Thứ 3, 20/09/2022 | 08:53
0
Đến nay, cả nước ghi nhận 211.388 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 87 trường hợp tử vong.

Theo Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 211.388 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 87 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm ngoái, số mắc và tử vong đều tăng.

Tại Hà Nội, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua, số ca mắc sốt xuất huyết tiếp tục tăng cao so với tuần trước. Tính từ đầu năm đến ngày 16/9, Hà Nội ghi nhận 3.023 ca mắc sốt xuất huyết (tăng gấp 4,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái), trong đó có 4 ca tử vong.

(Ảnh minh họa). 

Dự báo, số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội tiếp tục gia tăng trong thời gian tới do đang trong cao điểm mùa dịch.

Theo báo cáo về tình hình bệnh truyền nhiễm từ ngày 5 đến 11/9 của Sở Y tế TP.HCM, thành phố ghi nhận có 2.579 ca bệnh sốt xuất huyết mới (gồm 1.194 ca nội trú và 1.385 ca ngoại trú), giảm 11,9% ca so với trung bình 4 tuần trước (2.928 ca), số ca nội trú giảm 21,8% và ngoại trú giảm 1,2%.

Thành phố cũng ghi nhận 2 ca mắc sốt xuất huyết tử vong. Như vậy, số ca sốt xuất huyết tử vong từ đầu năm đến tuần 37 tại TP là 21 ca, tăng 17 ca so với cùng kỳ năm 2021 (4 ca).

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, sau khi bệnh nhân nhiễm phải một trong các chủng virus sốt xuất huyết thì cơ thể đã có khả năng miễn dịch với chủng đó suốt đời. Tuy nhiên, họ vẫn có thể tái nhiễm sốt xuất huyết do chủng khác gây nên. Điều đáng lo ngại là lần nhiễm sau sẽ nặng hơn lần nhiễm trước đó.

Theo các chuyên gia, phác đồ hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế, một số triệu chứng sau cần phải đưa người bệnh tới cơ sở y tế gồm:

1. Chảy máu (Các chấm hay đốm màu đỏ trên da; Chảy máu mũi, lợi; Nôn ra máu; Đi ngoài phân đen; Kinh nguyệt ra nhiều/chảy máu âm đạo);

2. Nôn liên tục;

3. Đau bụng dữ dội;

4. Lơ mơ, rối loạn ý thức hoặc co giật;

5. Xanh tím, tay và chân lạnh ẩm;

 6. Khó thở

Khi trẻ gặp các biểu hiện trên, cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra, kịp thời chẩn đoán và điều trị.

Theo bác sĩ, trong 3-4 ngày đầu, nếu có chỉ định theo dõi tại nhà, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ những lời khuyên sau:

- Nằm nghỉ ngơi;

- Ăn thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa; uống nhiều nước, có thể cho bệnh nhân uống dung dịch Oresol, nước trái cây càng tốt; duy trì 1500-2500ml nước / ngày.

- Uống thuốc hạ sốt, lưu ý chỉ được hạ sốt bằng paracetamol chứ không được dùng Ibuprofen hoặc Aspirin vì có nguy cơ gây chảy máu đồng thời chườm mát cho người bệnh.

- Theo dõi liên tục, nếu thấy bệnh nhân có diễn biến nghiêm trọng hơn như li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều thì cần phải đưa ngay đến cơ sở y tế.

- Nếu không có diễn biến bất thường cũng cần đến khám lại theo hẹn của bác sỹ.

DIỆU THU

Cùng chuyên mục

Clip: Ô tô lao đầu vào xe tải, tài xế gặp cái kết "đắt giá"

Thứ 3, 30/04/2024 | 00:30
Ô tô con bất ngờ lao sang phần đường ngược chiều tông vào xe tải.

Luật đất đai 2024: Vợ chồng, anh em, bạn bè có được cùng đứng tên trên “sổ đỏ”?

Thứ 3, 30/04/2024 | 00:24
Luật sư đã giải đáp thắc mắc của bạn đọc về các nguyên tắc cấp “sổ đỏ”, trong đó, có trường hợp vợ chồng, anh em, bạn bè có được cùng đứng tên trên “sổ đỏ” hay không?

Hoàng đế Trung Hoa quyền lực mở ra con đường lơ lụa huyền thoại ngàn năm

Thứ 3, 30/04/2024 | 00:09
Con đường tơ lụa bắt đầu hình thành cách đây khoảng 2.200 năm trước dưới thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt. Các chính sách của hoàng đế nhà Hán cũng góp phần thúc đẩy giao thương ở con đường tơ lụa trong hàng ngàn năm.

Giọng ca hải ngoại có cát-xê gấp 10 lần ca sĩ Việt, sống với vợ kém 11 tuổi không làm đám cưới

Thứ 2, 29/04/2024 | 23:55
Nam ca sĩ được xem là một trong những tên tuổi “huyền thoại”, thuộc lứa nghệ sĩ hải ngoại đời đầu của Việt Nam.

Đón người đi cấp cứu, xe cứu thương bị khóa bánh ở Hà Nội: BQL khu đô thị nói gì?

Thứ 2, 29/04/2024 | 22:50
Một xe cứu thương đến chở bệnh nhân đi cấp cứu đã bị bảo vệ khóa bánh xe, đại diện Ban quản lý khu đô thị lên tiếng.