Bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai hướng dẫn xử trí bệnh nhân bị ngưng tim, ngưng thở ngoài bệnh viện

Thứ 5, 28/03/2024 | 00:55
0
Ép tim kịp thời, đúng kỹ thuật sẽ giúp bệnh nhân tránh khỏi nguy cơ tử vong.

Theo TS.BS Đỗ Ngọc Sơn, khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, khi gặp nạn nhân bị tai nạn như điện giật, đuối nước, sốc phản vệ, đa chấn thương... người tiếp xúc với nạn nhân cần nhận diện người bệnh có bị ngừng tuần hoàn không.

Nếu phát hiện thấy người bệnh bất tỉnh, không thở… cần gọi cấp cứu 115 hỗ trợ. Tuy nhiên, trong lúc chờ nhân viên y tế, người tiếp cận nạn nhân cần tiến hành ép tim theo đúng kỹ thuật để giúp nạn nhân hồi phục nhanh hơn, tránh nguy cơ tử vong.

(Ảnh minh họa)

Các bước tiến hành ép tim ngoài lồng ngực được tiến hành như sau:

- Người cấp cứu đặt người bệnh nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, nếu đang nằm sấp thì cẩn thận lật người bệnh lại. Nếu nghi ngờ người bệnh có chấn thương cột sống cổ, cố gắng lật cả người: đầu, cổ, thân, chân cùng lúc.

- Một bàn tay đặt lên chính giữa 1/2 dưới của xương ức bệnh nhân, bàn tay kia đặt lên trên bàn tay trước, các ngón tay xen kẽ và cùng chiều nhau, dùng lực của hai tay, vai và thân mình ép vuông góc xuống lồng ngực của bệnh nhân sao cho xương ức lún xuống  từ 4 - 5 cm.

- Sau đó nhấc tay lên mà tiếp tục nhịp ép thứ hai, tốc độ ép tối ưu là 100 – 120 lần/phút. Với mỗi nhịp ép tim đúng kỹ thuật sẽ phải bắt được động mạch bẹn hoặc động mạch cảnh này.

- Ép tim như vậy có thể giúp làm tống máu lên vòng tuần hoàn nhờ có lực ép trực tiếp lên tim kết hợp với làm thay đổi áp lực trong lồng ngực.

Động tác này sẽ đưa máu từ thất phải lên trao đổi khí ở phổi, đưa máu từ thất trái lên tuần hoàn vành và tuần hoàn não, còn máu sẽ thụ động trở về nhĩ khi ngừng ép khiến tim giãn ra và áp lực trong lồng ngực giảm xuống.

Cùng với việc ép tim ngoài lồng ngực, người cấp cứu nạn nhân cũng cần khai thông đường thở và thổi ngạt cho nạn nhân bằng cách:

- Kĩ thuật ấn trán - nâng cằm: dùng lòng bàn tay đặt lên trán và ấn ra sau làm ngửa đầu người bệnh, dùng tay còn lại nhấc hàm dưới lên đưa cằm ra trước.

- Kĩ thuật đẩy hàm dưới được sử dụng khi nghi ngờ có chấn thương cột sống cổ.

- Có thể thổi ngạt trực tiếp kiểu miệng-miệng, mặt nạ thổi ngạt. Khi thổi ngạt, người cấp cứu dùng miệng thổi khí vào phổi người bệnh qua màng lọc, mặt nạ hoặc trực tiếp, thổi chậm trong vòng 1 giây đủ để thấy lồng ngực nhô lên.

- Đầu tiên cần thổi 2 nhịp liên tiếp để đánh giá xem đường thở của người bệnh có thông suốt không, nếu không thấy lồng ngực nâng lên nhẹ nhàng thì cần mở miệng để phát hiện có dị vật hay không.

Hai động tác ép tim và thổi ngạt phải được thực hiện xen kẽ nhau một cách nhịp nhàng theo các chu kỳ hồi sinh tim phổi.

Theo các chuyên gia y tế, việc truyền thông, giáo dục cộng đồng trong việc cấp cứu ngừng tuần hoàn là rất quan trọng. Nhiều người dân vẫn còn e ngại do chưa được đào tạo và hướng dẫn do chưa biết cách tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn, hoặc cấp cứu chưa được hiệu quả. Do đó, truyền thông và đào tạo các kỹ thuật cấp cứu ban đầu đối với cộng đồng là rất cần thiết để cấp cứu trong những tình huống nguy cấp có thể xảy ra.

DIỆU THU

Cùng chuyên mục

NÓNG trong tuần: Vụ ám sát khiến châu Âu rúng động

Chủ nhật, 19/05/2024 | 14:55
Thủ tướng Slovakia – ông Robert Fico – rơi vào tình trạng nguy kịch sau khi bị đạn bắn trúng bụng ở bên ngoài một tòa nhà thuộc miền trung Slovakia.

Xe điện KIA EV3 chốt ngày ra mắt toàn cầu, giá dự kiến hơn 810 triệu đồng

Chủ nhật, 19/05/2024 | 14:52
Kia EV3 sẽ ra mắt toàn cầu vào ngày 23/5 tới đây và có giá bán dự kiến từ 814 triệu đồng.

Ngoại trưởng Nga nói rõ quan điểm về mối quan hệ với Phương Tây

Chủ nhật, 19/05/2024 | 13:22
Giai đoạn đối đầu quân sự - chính trị với phương Tây “vẫn diễn ra gay gắt”, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói.

Từ Nam ra Bắc khởi nghiệp, chàng trai 9x có doanh thu hàng chục triệu đồng mỗi ngày

Chủ nhật, 19/05/2024 | 13:13
“Một thân một mình lần đầu ra Bắc lấy vợ và lập nghiệp, tiền bạc không có, mối quan hệ không, mọi thứ tôi có chỉ là niềm tin vào chính mình. Nhìn lại, đó là một quyết định liều lĩnh và đánh đổi”.

"Xà lách héo khô" trồi lên từ lòng đất, là của hiếm chỉ dành cho nhà giàu, hơn 2,6 triệu đồng/kg

Chủ nhật, 19/05/2024 | 13:10
Cho đến nay, thứ “xà lách héo khô” quý hiếm này vẫn chưa thể trồng nhân tạo.