Băn khoăn quanh chuyện để học sinh chọn môn Lịch sử ở lớp 10

Băn khoăn quanh chuyện để học sinh chọn môn Lịch sử ở lớp 10

Thứ 2, 18/04/2022 | 21:00
0
Nhiều chuyên gia, giáo viên lo ngại môn Lịch sử vốn đã không hấp dẫn với học sinh, việc đưa Lịch sử trở thành môn học tự chọn không khác nào “khai tử” môn học này.

Trong Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, từ năm học 2022-2023, học sinh lớp 10 sẽ học một số môn bắt buộc như Văn, Toán, Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng và an ninh. Các môn học còn lại được đưa vào danh sách môn tự chọn.

Điều đáng nói, môn Lịch sử cũng thuộc nhóm tự chọn, không bắt buộc. Điều này làm nảy sinh lo ngại học sinh sẽ không lựa chọn môn học này bởi tình trạng học trò không ham thích học Lịch sử, điểm thi thấp đã diễn ra nhiều năm qua.

Trao đổi với Giáo dục Việt Nam, thầy Đỗ Văn Chiến, giáo viên môn Lịch sử tại Thái Nguyên cho biết, theo thống kê từ các kỳ xét tuyển đại học, cao đẳng thì tỉ lệ học sinh chọn môn Khoa học tự nhiên và Ngoại ngữ dẫn đầu, chỉ những em có nguyện vọng định hướng nghề nghiệp có liên quan đến Lịch sử thì mới chọn môn này.

Theo thầy Chiến, lâu nay môn Lịch sử luôn được học sinh đánh giá là khó vì nhiều số liệu, diễn biến cần phải học thuộc nhưng do bắt buộc để thi tốt nghiệp Trung học phổ thông nên các em miễn cưỡng phải học. Nhưng khi Lịch sử trở thành môn lựa chọn thì thầy Chiến dự báo rằng, môn học này sẽ bị yếu thế nhất so với tất cả các môn lựa chọn. Nếu mục tiêu chỉ để đỗ tốt nghiệp thì học sinh chắc chắn sẽ chọn những môn “nhẹ nhàng” hơn như Âm nhạc, Mỹ thuật, Công nghệ...

Hằng năm, kết quả môn Lịch sử qua mỗi kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông luôn là nỗi trăn trở lớn khi điểm số của môn này luôn đứng top cuối bảng. Điều này một phần xã hội cho rằng giáo viên viên dạy không hay hoặc không có phương pháp truyền tải phù hợp. Tuy nhiên thực tế, do thị trường lao động điều tiết đã một phần tác động lớn đến tâm lý học sinh.

“Xét về cơ chế thị trường học môn Lịch sử sẽ phục vụ cho những công việc như văn hóa xã hội, nghiên cứu, du lịch,… nhưng chỉ tiêu tuyển dụng cho những việc này rất thấp trong khi các ngành kinh tế rất đa dạng. Do đó học sinh có tâm lý dành ít thời gian cho Lịch sử mà chỉ tập trung các môn phục vụ xét tuyển đại học”, thầy Chiến nói.

Trong khi đó, thầy Hồ Như Hiển, giáo viên môn Lịch sử trường liên cấp Đông Bắc Ga (Thanh Hóa) cho rằng, việc đưa môn học này thành môn tự chọn là hoàn toàn không phù hợp: “Hàng ngàn năm nay, các quốc gia dân tộc đều phát triển hay suy vong dựa trên nền tảng mà lịch sử để lại, lịch sử không tạo ra của cải nhưng là môn để phát triển xã hội, phát triển dân tộc, phát triển con người, không có một quốc gia phát triển nào, không có một con người chân chính nào quay lưng với lịch sử.

Bác Hồ từng dạy rằng “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Nhưng trong thời đại ngày nay, không chỉ để tường gốc tích, mà còn là để soi rõ lối đi đến con đường văn minh, hội nhập, là để chúng ta tự tin mà không tự ti, nắm bắt thời cơ nhưng thấy rõ nguy cơ, chủ động hội nhập mà không chủ quan khinh suất.

Một đất nước luôn tự hào mấy ngàn năm văn hiến, một dân tộc luôn tự hào với truyền thống hào hùng trong lịch sử, một nền giáo dục vốn dựa trên nền tảng lịch sử, văn hóa, dân tộc với đạo lý truyền thống tốt đẹp thì phải tôn trọng Lịch sử. Dù dưới bất kỳ hình thức gì đi nữa thì bỏ đi môn Lịch sử sẽ là một sai lầm to lớn bởi chúng ta sẽ đào tạo ra một thế hệ công dân không nhớ tới quá khứ và cội nguồn của mình”.

Thầy Hồ Như Hiển cho rằng, xưa nay học sinh vốn ngại học Sử, đến nay Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) lại tiếp tục đưa môn học này thành môn học tự chọn trong tổ hợp 3 môn không khác nào “khai tử” môn Lịch sử. Việc đưa môn Lịch sử tích hợp với môn Địa lý, Giáo dục công dân ở cấp tiểu học, THCS và đưa thành môn tự chọn ở cấp THPT chính là việc tạo ra “điều kiện” và “tư tưởng” để học sinh và phụ huynh loại môn học này ra khỏi chương trình của bản thân.

“Môn học này đã chứng kiến sự thảm bại về mặt điểm số qua các kỳ thi gần đây. Ai sẽ chọn môn học khó này khi không cần học nó vẫn có thể đạt điểm cao và đậu đại học bằng các môn khác “dễ ăn” hơn. Động lực nào để một học sinh chọn môn Lịch sử, khi học là để thi? Hiện nay nhiều người trẻ gần như không hiểu biết về lịch sử dân tộc, vẫn coi Quang Trung và Nguyễn Huệ là anh em. Điều gì sẽ xảy ra khi giới trẻ không biết gì về lịch sử nước nhà, hoặc nếu biết cũng lơ mơ, ngây ngô, trong khi các thông tin xuyên tạc lịch sử thì tràn lan trên mạng xã hội", thầy Hồ Như Hiển bày tỏ lo lắng với VOV.

Giáo dục - Băn khoăn quanh chuyện để học sinh chọn môn Lịch sử ở lớp 10

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Ảnh: VTC

Trước những băn khoăn của dư luận, giáo viên về việc giảng dạy môn Lịch sử trong chương trình GDPT 2018, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình GDPT 2018, khẳng định việc thiết kế Chương trình đã được thực hiện rất công phu, nghiêm túc, dựa trên các quan điểm chỉ đạo của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, yêu cầu của thực tế và tham khảo đầy đủ kinh nghiệm quốc tế.

Về quan điểm chỉ đạo của Đảng và quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về Chương trình GDPT, ông Thuyết cho rằng, Nghị quyết số 29 ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ yêu cầu đối với chương trình GDPT mới: “Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng.”; “Xây dựng và chuẩn hóa nội dung giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại, tinh gọn, bảo đảm chất lượng, tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên; giảm số môn học bắt buộc; tăng môn học, chủ đề và hoạt động giáo dục tự chọn.”

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết cho hay, Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT mới cũng quy định: “Giáo dục phổ thông 12 năm, gồm hai giai đoạn giáo dục: giai đoạn giáo dục cơ bản (gồm cấp tiểu học 5 năm và cấp trung học cơ sở 4 năm) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp trung học phổ thông 3 năm).

Trong đó, khi xây dựng chương trình, giáo dục Lịch sử là nội dung bắt buộc trong toàn bộ giai đoạn giáo dục cơ bản 9 năm.

Cụ thể, ở cấp tiểu học, nội dung giáo dục lịch sử được thực hiện trong các môn học Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lí, liên tục từ lớp 1 đến lớp 5, giúp học sinh làm quen với một số nội dung cơ bản của Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới.

Ở cấp THCS, nội dung giáo dục lịch sử được thực hiện trong môn Lịch sử và Địa lí, liên tục từ lớp 6 đến lớp 9, giúp học sinh có được nền tảng kiến thức thông sử của lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á, từ khởi nguyên cho tới ngày nay. Đồng thời, nội dung giáo dục lịch sử cũng được thực hiện ở các môn học khác như Đạo đức, Giáo dục công dân, Tiếng Việt, Ngữ văn, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương,…

Như vậy, khi học xong cấp THCS, học sinh đã hoàn thành toàn bộ nội dung giáo dục cơ bản, trong đó có nội dung giáo dục lịch sử, có đủ điều kiện cơ bản để phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi.

Ở cấp THPT, chương trình môn Lịch sử là chương trình chuyên sâu, giúp những học sinh có định hướng học các ngành khoa học xã hội và nhân văn tiếp cận nghề nghiệp tương lai, bao gồm các chủ đề và chuyên đề như: Lịch sử và Sử học; Cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Làng xã Việt Nam trong lịch sử; Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945); Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay); Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông; Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858); Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay;…

Theo yêu cầu chọn 5 môn học từ ba nhóm môn học lựa chọn (nhóm môn khoa học xã hội, nhóm môn khoa học tự nhiên, nhóm công nghệ và nghệ thuật), trong đó mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học bên cạnh các môn học bắt buộc, những học sinh có định hướng nghề nghiệp khác vẫn có thể chọn học môn Lịch sử với các chủ đề học tập như đã quy định trong Chương trình GDPT.

“Như vậy, có thể khẳng định là Chương trình GDPT mới đã thực hiện nội dung giáo dục lịch sử, giáo dục lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm công dân một cách đầy đủ, toàn diện theo đúng yêu cầu của Nghị quyết 29 và các văn bản quy phạm pháp luật mà Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành”, Tiền Phong dẫn lời GS.TS Nguyễn Minh Thuyết.

Cũng theo GS Thuyết, giải pháp dạy học phân hóa cũng đáp ứng yêu cầu giảm tải, giảm số môn học so với chương trình cũ (13 môn so với 17 môn).

“Với số lượng môn học này tuy vẫn còn cao so với chương trình các nước (chương trình tú tài quốc tế IB: 6 môn; chương trình của Anh: 6 môn; chương trình của Trung Quốc: 12 môn,…). Tôi tin chắc rằng, đa số học sinh, phụ huynh sẽ thấu hiểu, đồng tình với giải pháp phân hóa mềm và giảm tải của chương trình GDPT mới”, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết khẳng định.

Minh Hoa (t/h)

Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh lịch xét tuyển đại học năm 2021

Thứ 7, 31/07/2021 | 10:51
Bộ GD&ĐT ban hành Công văn hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021 trong tình hình dịch COVID-19, trong đó có việc điều chỉnh lịch tuyển sinh đại học và cao đẳng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị không dạy học trực tuyến cho trẻ mầm non

Thứ 7, 22/05/2021 | 10:48
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương về tăng cường chỉ đạo thực hiện kế hoạch năm học 2020-2021.

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu sinh viên hạn chế di chuyển

Thứ 3, 02/02/2021 | 14:53
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu sinh viên hạn chế tối đa việc di chuyển khỏi nơi cư trú, trường hợp về quê nghỉ Tết phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo khen thưởng nam sinh lớp 6 dùng tay không dọn rác

Thứ 6, 10/07/2020 | 18:43
Nam sinh lớp 6 trường THCS Long An, ở Đồng Nai được Bộ Giáo dục và Đào tạo trao tặng bằng khen về hành động nhặt rác miệng cống khi đi học về.
Cùng chuyên mục

Tp.HCM nỗ lực xây 4.500 phòng học, giảm áp lực thiếu trường lớp

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:30
Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai kế hoạch xây 4.500 phòng học và hiện 2 công trình đã hoàn thành để ưu tiên giáo dục.

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...

Bộ GD&ĐT yêu cầu đảm bảo nước sạch và vệ sinh trong trường học

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:30
Bộ GD&ĐT vừa có văn bản về việc tổ chức các hoạt động nhằm hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024.

Nghệ An: Chốt phương án tháo gỡ “áp lực” tuyển sinh vào bậc THPT

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:04
Năm 2024, Nghệ An tăng hơn 7.000 học sinh lớp 9, gây áp lực tuyển sinh vào lớp 10, đặc biệt là tại TP Vinh khi chỉ có 3 trường THPT công lập.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.
     
Nổi bật trong ngày

Học sinh tiểu học được gắn mã định danh chuẩn bị triển khai học bạ số

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Các giáo viên trên địa bàn Hà Nội đã được tập huấn, trang bị chữ ký số để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi số ngành giáo dục.

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...

Đợt không khí lạnh yếu "hiếm gặp" giữa tháng 5 có gì đáng lưu ý?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:01
Dự báo trong 1-2 ngày đầu tháng 5, khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống, ở Bắc Bộ khả năng xuất hiện mưa rào và dông trở lại.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Sẽ có nắng nóng kỷ lục?

Thứ 6, 26/04/2024 | 18:56
Dự báo cả 3 miền Bắc - Trung - Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn 30/4-1/5.