Bỏ biên chế GV: Đừng ‘thấy người ta ăn khoai cũng vác mai mà chạy'

Bỏ biên chế GV: Đừng ‘thấy người ta ăn khoai cũng vác mai mà chạy'

Thứ 2, 10/07/2017 | 12:51
0
Thầy Nguyễn Tiến Dũng, giáo viên trường THCS Hợp Thành (Yên Thành, Nghệ An) đã có những chia sẻ thẳng thắn về đề xuất xóa biên chế trong ngành giáo dục.

Liên quan đến đề xuất xóa biên chế trong ngành giáo dục, ngày 6/6, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết bộ GD&ĐT sẽ đề xuất thí điểm chuyển giáo viên viên chức sang hợp đồng lao động với một số trường đại học và trung học phổ thông đủ điều kiện. Đề xuất này ngay từ đầu đã nhận nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều thầy cô cho rằng, việc này sẽ làm phá nát nền giáo dục nước nhà, khiến giáo viên lo lắng, luôn trong tâm trạng âm bất an thì không thể hoàn thành nhiệm vụ,  không yên tâm giảng dạy...

Trao đổi với báo Người Đưa Tin, thầy Nguyễn Tiến Dũng, giáo viên trường THCS Hợp Thành (Yên Thành, Nghệ An) đã có những chia sẻ thẳng thắn về vấn đề này:

Mấy ngày nay, nắng nóng trở nên gay gắt, có nơi 41-42 độ C đã làm người cho đến gia súc, gia cầm đều hoa mắt vì... nắng. Nhưng có cái nóng hơn nữa, đó là ý tưởng xóa bỏ biên chế giáo viên của Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ. Giáo giới đang hết sức hoang mang và lo lắng. Những tâm thư, tâm sự, nỗi niềm tràn ngập Facebook, đi đâu cũng thấy mọi người bàn tán xôn xao. Nỗi lo hiện rõ trên khuôn mặt mỗi người.

Thật ra, xóa bỏ biên chế sẽ tạo điều kiện để giáo viên giỏi có được chỗ làm tốt tương xứng, nhờ đó mà tăng thu nhập, giáo viên trẻ có cơ hội làm việc trong hệ thống giáo dục thay vì mòn mỏi chờ đợi. Là động lực để nâng cao chất lượng giáo dục...

Đời sống - Bỏ biên chế GV: Đừng ‘thấy người ta ăn khoai cũng vác mai mà chạy'

 Bỏ biên chế giáo viên gây ra nhiều tranh cãi trái chiều (Ảnh: Internet).

Tuy nhiên, để thực hiện được ý tưởng này thì xã hội phải công bằng, có tính minh bạch cao. Nếu xã hội có tính minh bạch cao, công bằng thì khái niệm biên chế sẽ trở nên lỗi thời.

Thế nhưng, hiện nay, nếu xóa bỏ biên chế giáo viên thì sợ rằng, tiêu cực- tham nhũng và lợi ích nhóm sẽ nặng nề hơn và kéo theo nhiều hệ lụy. Các vị đứng đầu các cơ sở giáo dục sẽ lợi dụng điều này để thanh trừng, loại bỏ giáo viên và tạo ra sự lệ thuộc của giáo viên với người đứng đầu cơ sở giáo dục. Nhà trường sẽ nghĩ ra nhiều cách biến tướng để thu thêm tiền của học sinh, sinh viên. Khi đó dạy thêm học thêm sẽ nhiều hơn và nhà trường sẽ “đẻ” ra hàng trăm loại phụ phí khác làm cho phụ huynh học sinh thêm gánh nặng….

Chưa nói đến “hệ sinh thái” giáo dục bị phá vỡ, mất cân bằng, truyền thống tôn sư trong đạo ngàn đời sẽ có nguy cơ băng hoại bởi những “cơ sở kinh doanh giáo dục”.

Vâng, nền giáo dục chứ không phải là cái chợ giời được. Nói như GS. Phạm Minh Hạc: Lương là cần thiết để sống, nhưng giáo viên không phải chỉ vì đồng lương mà đi dạy học. Khác với lao động khác, nghề giáo có đặc thù riêng là “trồng người”. Không thể để tư tưởng thương mại hóa lọt vào hệ thống trường học.

Nhiều người bảo rằng phương Tây họ thực hiện rất tốt. Quả vậy, nền văn minh của họ đi trước ta năm mươi - vài trăm năm. Vậy nên, đừng có “thấy người ta ăn khoai cũng vác mai mà chạy”. Nhân sâm thì rất tốt, nhưng "nhất thống phục nhân sâm" thì...tắc tử. Dẫn chứng là lần đổi mới trước đây như mô hình trường học mới (VNEN), đề án ngoại ngữ 2020... thí điểm thành công nhưng áp dụng vài năm lại "chết không thuốc chữa"!

Nhiều người nhận định nhiệt nóng của ý tưởng này cũng tác động không nhỏ đến thí sinh yêu nghề sư phạm. Chắc chắn học sinh học lực khá giỏi thi vào sư phạm năm nay là rất hiếm. Như vậy, những nhà kiến tạo tri thức tương lai cho đất nước sẽ như thế nào?

Bác Nhạ có giỏi thì đón thí sinh 24 điểm trở lên đi. Khi đó, bác mới tài giỏi! Khi đó giáo dục mới là quốc sách. Khi đó quy luật tự đào thải. Người không có trình độ và năng lực không thể đứng trên giảng đường để dạy học sinh được.

Nhiều ý kiến cũng phát biểu rằng: Nếu quyết tâm thực hiện xóa bỏ biên chế thì cần phải có lộ trình. Và cơ quan bộ GD&ĐT, nhất là Bộ trưởng Nhạ phải xóa bỏ biên chế đầu tiên để làm gương. Tức là đầu tiên nên thí điểm bỏ biên chế với các lãnh đạo bộ GD&ĐT. Song song với đó là bổ nhiệm chức vụ trong ngành giáo dục cũng phải thi cử đàng hoàng nghiêm túc. Các nhà trường phải thành lập hội đồng trường để hoạt động như hội đồng quản trị ở các trường tư. Hiệu trưởng sẽ do hội đồng trường bổ nhiệm và giám sát. Nếu hiệu trưởng làm việc không hiệu quả thì cũng sẽ bị bãi nhiệm…

Xem thêm:

Cụ bà 93 tuổi ‘sành Internet nhất VN’ qua lời kể của con dâu

Giáo viên khổ sở thế nào các vị có biết không?

PV (ghi)

Cùng tác giả

Bộ Y tế yêu cầu chủ động phòng, chống dịch dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:43
Tại Việt Nam đã ghi nhận rải rác các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch sởi, ho gà, thủy đậu... và đã bắt đầu có xu hướng tăng ở một số địa phương.

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Đưa pháp luật gần gũi với người dân

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:20
Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sự hiểu biết của người dân về pháp luật.

Tập huấn tuyên truyền về hội nhập, UNESCO và ASEAN

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:22
Hội nghị nhằm cung cấp thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo. Trong đó, nổi bật là sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam.

Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:09
Trong số 17 tỉnh chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ, tuy nhiên, số thôn bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp.

Bác sĩ lưu ý tổn thương thường gặp gây vô sinh ở nữ

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:34
Việc phát hiện kịp thời các bất thường như: dính buồng tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung...ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn.
Cùng chuyên mục

Bình Phước: Hơn 1,5 tỷ đồng cho hoạt động tháng công nhân năm 2024

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:00
Bình Phước đẩy mạnh phong trào thi đua “Lao động giỏi – Lao động sáng tạo”, xây dựng các thiết chế văn hóa phục vụ tốt hơn đời sống tinh thần cho người lao động.

Loại đặc sản dân thành phố thích mê, cứ thuyền về là tranh nhau mua

Thứ 7, 27/04/2024 | 19:30
Đây là một món đặc sản của Nghệ An. Khi mới bắt lên bờ, loài hải sản này còn sống, mình trong suốt, làn da lúc nào cũng nhấp nháy những đốm lân tinh.

Tacerla Cafe & Bakery - Không gian cà phê mới mẻ giữa lòng thị trấn Phước Hải

Thứ 7, 27/04/2024 | 17:00
Quán cà phê và bánh ngọt mang tên “Tacerla Cafe & Bakery” tọa lạc trong khuôn viên Khu du lịch Trân Châu chính thức mở cửa phục vụ du khách.

Đồng Nai: Phẫu thuật cắt bỏ khối bướu thận 0,6kg

Thứ 7, 27/04/2024 | 16:10
Các bác sĩ Bệnh viện Đồng Nai 2 đã thực hiện thành công ca phẫu thuật cắt bỏ khối bướu thận phải kích thước 8cm

Loại quả dại "nhỏ xíu" trước rụng đầy gốc không ai nhặt nay "đắt như tôm tươi"

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:30
Từ loại quả dại ít người để ý nhưng với hương vị độc đáo nó bỗng trở thành thứ quà đặc biệt khiến nhiều người săn lùng dù đắt đỏ, có khi lên đến 120.000 đồng.
     
Nổi bật trong ngày

Loại đặc sản dân thành phố thích mê, cứ thuyền về là tranh nhau mua

Thứ 7, 27/04/2024 | 19:30
Đây là một món đặc sản của Nghệ An. Khi mới bắt lên bờ, loài hải sản này còn sống, mình trong suốt, làn da lúc nào cũng nhấp nháy những đốm lân tinh.

Loại quả dại "nhỏ xíu" trước rụng đầy gốc không ai nhặt nay "đắt như tôm tươi"

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:30
Từ loại quả dại ít người để ý nhưng với hương vị độc đáo nó bỗng trở thành thứ quà đặc biệt khiến nhiều người săn lùng dù đắt đỏ, có khi lên đến 120.000 đồng.

Người đàn ông bán con chim nặng 1,1kg với giá 4,3 tỷ đồng

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:00
Một người đàn ông đã bán một con chim ưng với giá gần 4,3 tỷ đồng trong một cuộc đấu giá.

Loại quả “chua chát” xưa không ai ngó nay thành đặc sản 100.000 đồng/kg

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:25
Có vị chát, lại có cả vị chua vậy mà cả ngàn người vẫn đổ xô tìm mua thứ quả rừng Tây Bắc này về thưởng thức cho thỏa cơn thèm.

Anh nông dân nhẹ nhàng kiếm 10 tỷ đồng/năm nhờ nuôi loài “chim tiền tỷ”

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:30
Nuôi thứ “chim tiền tỷ”, anh Nguyễn Văn Tú (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.