Cấm nhập khẩu thiết bị chống bắn tốc độ

Cấm nhập khẩu thiết bị chống bắn tốc độ

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
0
Nhiều “quái xế” còn lắp hai thiết bị chống bắn tốc độ trên xe.

Tại một diễn đàn về ô tô trên mạng, một tài xế tỏ ra khá sành sỏi về công nghệ chia sẻ: Mình cũng đang dùng một “chú” Cobra nhưng mẫu máy này thường xuyên báo nhiễu sóng ở băng tần K và X khi đến gần các cột thu phát sóng ĐTDD (Trạm BTS). Nên các anh em ko nên mua máy của Cobra. Nếu đã muốn chơi thì đề ghị nên mua máy xịn Passport đặt đằng trước và một máy rẻ tiền hơn như quét được lazer gắn ở kính sau (Phòng bị bắn từ sau). Nguyên tắc lazer là ánh sáng truyền thẳng nên chỉ gắn một máy ở phía trước mà đầu dò (mắt thần) bị che khuất thì có cũng như không. Mình đang dùng cách này để bảo vệ tối đa.

Công nghệ - Cấm nhập khẩu thiết bị chống bắn tốc độ

Một trang web rao bán máy chống bắn tốc độ

Được biết, ngay từ giữa năm 2005, Bộ Công an, Bộ Tài chính đã thống nhất đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung thiết bị gây nhiễu vào danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Quyết định trên được đưa ra sau khi nhiều lái xe, nhất là lái xe ô tô đường trường đã làm “lu mờ” các súng bắn tốc độ của CSGT. Với số tiền từ 800 nghìn – 2 triệu đồng, các tài xế đã có thể mua được một thiết bị dò sóng ngoại nhập nhằm phát hiện từ xa các máy bắn tốc độ mà CSGT sử dụng.

Họ cho rằng, số tiền này có khi còn chưa thấm vào đâu so với một lần phải đóng tiền phạt. Cho đến nay, các thiết bị này đang được sử dụng rất phổ biến. Điều đó lý giải tại sao rất nhiều ô tô chạy quá tốc độ cho phép nhưng CSGT không phát hiện, ngăn chặn và xử lý được.

Nhiều nước đã cấp thiết bị chống bắn tốc độ

Trao đổi với PV Người đưa tin, một cán bộ thuộc cục Khoa học Kỹ thuật (Bộ Công an) cho biết, thiết bị chống bắn tốc độ của các tài xế có xuất xứ từ các nước phát triển như Mỹ, Nhật…Các máy đo, bắn tốc độ thường phát ra các sóng điện từ hay tia laser trong một phạm vi nhất định để phát hiện mục tiêu. Dựa vào cơ chế đó, nhiều nhà sản xuất đã nghiên cứu và đưa ra thị trường loại thiết bị thu nhận được tần sóng này và thiết kế ra máy chống bắn tốc độ. Cũng theo vị này, ở các nước, thiết bị trên đã bị cấm lưu hành và sử dụng. Tuy nhiên, nhiều tài xế vẫn lén lút gắn trên xe và xem đó là một cách để đối phó với cảnh sát. Ở nước ta, thời gian qua nhà nước đã tốn rất nhiều tiền của lắp đặt hệ thống máy bắn tốc độ để lập lại trật tự an toàn giao thông. Vì thế ngành công an và các cơ quan chức năng sẽ nhanh chóng kiểm soát và ngăn chặn kịp thời việc sử dụng thiết bị này, không để một loại thiết bị nào có thể vô hiệu hóa hệ thống và coi thường pháp luật.

PV