Cảnh sát

Cảnh sát "chưa phát hiện dấu hiệu tham ô" của chủ tịch Vinalines

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:51
0
(Nguoiduatin) Cũng theo công bố của cảnh sát, hiện nay nhà chức trách chưa xác định được nguyên nhân khiến nguyên chủ tịch Vinalines bỏ trốn.

Đó là thông tin quan trọng trong buổi họp báo của Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm (Bộ Công an) thông báo kết quả điều tra ban đầu về những sai phạm tại Tổng Công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines).

Pháp luật - Cảnh sát 'chưa phát hiện dấu hiệu tham ô' của chủ tịch Vinalines

Thiếu tướng Nguyễn Thế Lực chủ trì cuộc họp

Theo cơ quan điều tra, ngay từ thời điểm tháng 1/2012, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C48 – Bộ Công an) đã phát hiện những sai phạm trong việc thực hiện lắp đặt ụ nổi 83M, thuộc dự án Xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam. Tài liệu điều tra cho thấy, khi chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung dự án thì ngày 27/6/2007, ông Dương Chí Dũng (khi đó là Chủ tịch HĐQT Vinalines) đã ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng mức đầu tư là 3.854 tỷ đồng. Đến ngày 3/10/2008, ông Dũng tiếp tục ký quyết định chính thức đầu tư dự án trên. Hơn nữa, trong khi dự án xây dựng nhà máy mới ở giai đoạn đầu triển khai, chưa hề được giao mặt bằng thì ông Dũng đã phê duyệt việc mua ụ nổi 83M (hạng mục chính của nhà máy).

Một cán bộ điều tra C48 cho biết, 83M là một ụ nổi cũ, bị hư hỏng nặng, gần như không còn khả năng hoạt động. Được sản xuất từ năm 1965, tính đến năm 2007 ụ nổi trên đã 42 tuổi và quá thời hạn quy định cấp phép kiểm định của Cơ quan Đăng kiểm Nga. Theo cơ quan này, ụ nổi nếu đã 22 tuổi sẽ bị dừng cấp phép. Như vậy, Vinalines mua ụ nổi này là không đủ điều kiện nhập khẩu, trái với quy định của Chính phủ.

Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng nêu rõ, theo phương án Vinalines phê duyệt, Tổng công ty này sẽ mua ụ nổi 83M và tiến hành sửa chữa ngay tại Nga, sau đó vận chuyển về Việt Nam với mức kinh phí là 14,136 triệu USD. Tuy nhiên, sau đó Vinalines đã thay đổi phương án, chuyển ụ nổi về nước để sửa chữa khiến mức chi phí thực tế lên đến 24,3 triệu USD.

Điều đáng nói, vì nhà máy chưa được chính thức phê duyệt, chưa có mặt bằng xây dựng nên ụ nổi mua về đã không có địa điểm lắp đặt và chưa thể đưa vào khai thác. Vinalines đã phải đi thuê chỗ neo đậu, thuê người bảo vệ, trực sự cố tại cảng Gò Dầu. Tổng chi phí cho các hoạt động này tính đến tháng 4/2010 là 30 tỷ đồng.

Theo tính toán, tổng số tiền Vinalines mua, vận chuyển, sửa chữa, thuê địa điểm trông giữ tạm thời và trả lãi suất ngân hàng cho hạng mục trên đã lên tới 460 tỷ đồng. Đến thời điểm này, dự án xây dựng nhà máy đã bị tạm dừng, ụ nổi không được đưa vào khai thác khiến số tiền lãng phí càng gia tăng…Đó là một trong những nguyên nhân chính gây thua lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinalines.

Trong quá trình điều tra, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng đã phát hiện có nhiều dấu hiệu sai phạm trong việc đầu tư dự án xây dựng nhà máy nói chung và mua sắm ụ nổi nói riêng.

Trao đổi với PV Người đưa tin, Đại tá Trần Duy Thanh, Cục trưởng Cục C48 cho biết, trước khi khởi tố và ra lệnh truy nã đặc biệt trên phạm vi toàn quốc, cơ quan CSĐT từng nhiều lần làm việc và triệu tập, lấy lời khai đối với bị can Dương Chí Dũng và đồng phạm. Tại cơ quan CSĐT, các bị can đều thừa nhận những việc làm của mình là trái với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế. Ông Thanh cũng cho hay: “Hiện chưa có thông tin về nguyên nhân, động cơ thúc đẩy bị can Dương Chí Dũng bỏ trốn. Việc này sẽ làm rõ khi bắt được bị can. Nếu bị can trốn ra nước ngoài, chúng tôi sẽ phối hợp với Interpool để phát lệnh truy nã quốc tế. Tuy nhiên, việc truy nã quốc tế cần tuân thủ theo đúng trình tự, thủ tục của Interpool”.

Một cán bộ điều tra C48 cho biết: “Hiện tại, cơ quan điều tra Bộ Công an chưa phát hiện dấu hiệu tham ô tài sản của bị can Dương Chí Dũng. Việc mua ụ nổi 83M trái quy định là do Tổng Công ty Hàng hải ký hợp đồng mua, nhưng sau đó ủy quyền cho công ty cấp dưới thực hiện việc sửa chữa. Trong quá trình sửa chữa ụ nổi, vào tháng 2/2012, cơ quan điều tra đã phát hiện dấu hiệu tham nhũng. Đáng ra, sau khi ký hợp đồng mua ụ nổi, ông Dũng phải kiểm soát kỹ cấp dưới trong việc sửa chữa, đằng này lại quá lỏng lẻo trong công tác quản lý, tạo điều kiện cho cấp dưới tham ô tài sản”.

Điều tra độc lập với kết luận của Thanh tra Chính phủ

Đại tá Trần Duy Thanh khẳng định: “Bộ Công an đã xác lập chuyên án và tổ chức điều tra những dấu hiệu sai phạm tại Vinalines trước khi Thanh tra Chính phủ có kết luận, chứ không phải là dựa theo kết luận của Thanh tra Chính phủ vừa đưa ra. Hiện cơ quan điều tra cũng chưa nhận được hồ sơ từ Thanh tra Chính phủ chuyển sang”.

Nâng giá vật tư chiếm đoạt 2,5 tỷ đồng

Trước khi mở rộng điều tra vụ án, tháng 2/2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam 4 bị can có liên quan đến hành vi “tham ô tài sản”. Trong đó, có bị can Trần Hải Sơn - Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines. Theo đó, các bị can này đã có dấu hiệu nâng giá vật tư, quyết toán khống trong việc sửa chữa ụ nổi 83M để chiếm đoạt trên 2,5 tỷ đồng.

Phát lệnh truy nã bị can Dương Chí Dũng

Ngày 18/5, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam ông Dương Chí Dũng - Cục trưởng Hàng hải (nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines) để điều tra về hành vi “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” trong thời gian ông này làm Chủ tịch HĐQT Vinalines. Tiếp đó, ngày 19/5, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã phát lệnh truy nã đối với bị can Dương Chí Dũng.

Chí Công


Cùng chuyên mục

Vụ nạo vét cát tại Bình Định: Trình, cấp giấy phép trong ngày

Thứ 6, 03/05/2024 | 16:27
Theo luật sư, các chuyên gia, việc khai thác khoáng sản cần có giấy phép, hành vi vi phạm cần xử lý nghiêm theo quy định, không tạo “tiền lệ”, “vùng cấm.”

Quảng Ninh: Bị lừa hơn 2,3 tỷ vì mua tiền điện tử

Thứ 6, 03/05/2024 | 16:00
Đối tượng lừa đảo đã chỉnh sửa hóa đơn chuyển tiền rồi chụp ảnh gửi khiến người đàn ông ở Tp.Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, bị lừa hơn 2,3 tỷ khi đổi lấy tiền điện tử.

Bắt giam kẻ vờ hỏi đường rồi táo tợn giật dây chuyền vàng ở Vũng Tàu

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:39
Sau khi giả vờ hỏi đường, lợi dụng lúc người phụ nữ không chú ý, đối tượng Tiến đã ra tay giật sợi dây chuyền vàng trên cổ nạn nhân.

Đồng Nai: Bắt nhóm chuyên "đua nóng" xe máy

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:34
Các đối tượng đã gây ra ít nhất 14 vụ trộm cắp xe máy tại nhiều địa bàn khác nhau.

Bình Thuận: Khám xét 3 điểm nghi sản xuất phân bón giả

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:28
Qua khám xét, cơ quan điều tra thu giữ hơn 50 tấn phân hữu cơ, hàng ngàn lít đạm cá... Đây là những loại phân làm giả chưa được phép lưu hành.
     
Nổi bật trong ngày

Điều tra đối tượng giả danh công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thứ 5, 02/05/2024 | 12:04
Bước đầu cơ quan điều tra xác định, đối tượng Thuý đã giả danh công an để lừa làm thủ tục đất đai, chiếm đoạt của người phụ nữ khoảng 100 triệu đồng.

Lào Cai: Triệt phá đường dây mua bán ma túy liên tỉnh

Thứ 5, 02/05/2024 | 06:30
Theo cơ quan công an, vật chứng thu giữ tại hiện trường gồm: 4 bánh heroin, 1 xe máy, 3 điện thoại di động, 5,5 triệu đồng và một số đồ vật, tài liệu liên quan.

Khởi tố Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Phạm Minh An

Thứ 5, 02/05/2024 | 10:20
Ông Phạm Minh An, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu bị khởi tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", liên quan vụ án vi phạm quy định về đấu thầu.

Thanh Hóa: Phá đường dây sản xuất nước giặt, nước rửa chén giả

Thứ 5, 02/05/2024 | 20:24
Tại cơ quan công an, 10 đối tượng thừa nhận hành vi sản xuất, buôn bán nước giặt, nước rửa bát giả thương hiệu Thái Lan, thu lời bất chính hàng chục tỷ đồng.

Đồng Nai: Bắt nhóm chuyên "đua nóng" xe máy

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:34
Các đối tượng đã gây ra ít nhất 14 vụ trộm cắp xe máy tại nhiều địa bàn khác nhau.