Cặp vợ chồng 80 tuổi với niềm mong ước được... hiến xác

Cặp vợ chồng 80 tuổi với niềm mong ước được... hiến xác

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:54
0
"Chết là hết. Thân xác chỉ có giá trị khi con người ta đang sống và cống hiến được gì cho xã hội. Những nấm mồ chỉ là hình hài của đất, một thời gian nhất định rồi cũng tan chảy ra với đất mà thôi".

Đó là quan niệm của vợ chồng ông Lê Văn Thân, ở tổ dân phố 100, khu phố 14, phường 10, quận Gò Vấp, TP.HCM - hai trong những người tiên phong hiến xác cho y học.

Pháp luật - Cặp vợ chồng 80 tuổi với niềm mong ước được... hiến xácKhi về với cát bụi, ông bà Thân, Tuyến muốn thân xác của mình vẫn trở nên có ích.

Những người tiên phong

Căn nhà nhỏ nằm trong con hẻm yên bình của vợ chồng ông Lê Văn Thân và bà Đặng Thị Kim Tuyến luôn nhộn nhịp người ra kẻ vào trong hơn 15 năm qua. Sự nổi tiếng của ông bà cũng thật đặc biệt. Cái đặc biệt chẳng giống với bất cứ một nhân vật nổi tiếng nào.

Ông bà là những người tiên phong đăng ký hiến xác cho y học khi qua đời. Kể ra cũng có nhiều người dị nghị nói này nói nọ. Người nào hiểu được việc họ làm thì cảm phục và ngưỡng mộ còn những người không hiểu thì cho đó là "coi thường thân xác".

Kể về cơ duyên lần đầu tiên quyết định hiến thân xác của mình cho y học, đôi mắt họ long lanh ánh lên niềm tự hào về nghĩa cử của mình. Bà Đặng Thị Kim Tuyến năm nay đã 80 tuổi còn ông Lê Văn Thân hơn bà một tuổi nhưng ông Thân trông có phần nhanh nhẹn hoạt bát hơn bà nhiều. Bà Tuyến do ảnh hưởng di chứng của chiến tranh, hiện nay vẫn còn một mảnh đạn găm trên ngực cách tim chỉ 1cm nên bà đi đứng rất khó khăn, chậm chạp.

Hỏi ông về chuyện hiến xác, ông bảo: "Chờ tui vào gọi bà ấy ra kể cho nghe vì bà đăng ký hiến xác trước tui". Bà Tuyến kể, năm 1998, trong một lần tham gia họp hội phụ nữ của phường nghe mọi người kể về chuyện hiến xác. Vì từng làm trong ngành y nên bà Tuyến hiểu rõ về hữu ích của việc hiến xác.

Ngày xưa, bà Tuyến là y tá quân y làm việc cứu thương cho bộ đội. "Hồi ấy chiến tranh mà, gian khổ thiếu thốn đủ điều. Những người học y khoa như chúng tôi đâu được đào tạo bài bản như bây giờ. Việc thực hành, mổ xẻ trên xác người để phục vụ cho trình độ chuyên môn càng không có. Chính vì thế mà nhiều ca bệnh nặng đòi hỏi phải phẫu thuật ngay mới có cơ hội cứu sống đồng đội, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn".

Bà Tuyến cho biết, 15 năm trước, bà có một khoản tiền 5 triệu đồng tích góp để lo hậu sự sau này nhưng đùng một cái, bà đã lấy số tiền ấy đi quyên góp cho một gia đình nghèo xây nhà. Đến khi khánh thành nhà, họ mời bà đến dự và tỏ lòng cảm ơn. Họ ôm chầm lấy bà khóc, xúc động quá bà cũng khóc theo.

Về nhà, thấy mắt vợ đỏ hoe, ông Thân gặng hỏi thì bà Tuyến mới dám nói thật là mình đã lấy hết số tiền lo hậu sự đi làm từ thiện rồi. Bà còn thông báo một tin động trời ngay sau đó với ông là bà đã hiến xác cho trường Y khoa Phạm Ngọc Thạch nên không cần đến số tiền ấy nữa. Ông Thân im lặng và một năm sau thì cũng tự nguyện ký vào đơn xin hiến xác như vợ. Ông cầm số tiền 5 triệu tiết kiệm để lo hậu sự của mình tới UBND phường quyên góp cho quỹ từ thiện.

Thời điểm năm 1999, số tiền ấy trị giá hơn một cây vàng và ông bà có thể làm nhiều việc cải thiện kinh tế gia đình. Chính quyền địa phương ngạc nhiên hỏi ông Thân lấy đâu ra tiền mà ủng hộ nhiều như vậy. Ông trình bày là mình đã hiến xác nên khi chết không phải mất đồng nào mai táng, số tiền dành lo hậu sự vì thế sẽ không cần sử dụng đến.

Ông nhớ lại: "Thật ra, lúc đó gia đình tôi cũng khó khăn lắm, hai vợ chồng sống bằng lương công chức, lại phải lo cho ba đứa con có công ăn việc làm ổn định. Tuy số tiền ấy khá lớn đối với chúng tôi, nhưng tôi nghĩ đi nghĩ lại, dù sao mình còn hơn rất nhiều người nên thấy nhẹ lòng, quyết tâm đi ủng hộ".

Chúng tôi hỏi, việc hiến xác của ông bà có vấp phải sự phản đối của anh em họ mạc không? Ông Thân cười bảo: "Không ai phản đối cả. Các con của tôi lúc đầu không đồng ý nhưng qua thời gian, thấy nhiều người tìm đến nhà nhờ tôi tư vấn cho cái lợi của việc hiến xác để họ hiến thì chúng chuyển sang ủng hộ.

Hiện nay, hai vợ chồng đứa con gái lớn của tôi cũng đăng ký hiến xác rồi". Ông Thân lần giở cho chúng tôi xem quyển sổ ghi chép tên tuổi số người ông đã giúp làm thủ tục hiến xác đến nay đã lên tới con số 56. Đó là chưa kể những trường hợp, nhờ ông tư vấn rồi thì tự nguyện tới bệnh viện đăng ký trực tiếp. Những con chữ ghi cẩn thận, chi tiết tên tuổi, mã số của người hiến xác đã phần nào nói lên uy tín của ông Thân.

Mỗi người tự nguyện hiến xác là mỗi hoàn cảnh khác nhau. Già có trẻ có, giàu có nghèo có bao gồm cả một bộ phận tri thức đang làm việc trong chính quyền địa phương. Ông Thân kể, trường hợp bà cụ ở tận quận12 gọi điện cho ông ngỏ ý muốn hiến xác nhưng vì bệnh tật lại già yếu nên cụ không thể trực tiếp đi được. Vậy là ông Thân một mình lặn lội bắt xe ôm đến quận 12 làm thủ tục cho cụ hiến xác. Lên tới nơi thì cụ không có ở nhà, ông ngồi chờ đến tối cụ vẫn chưa về, liên lạc cũng không được. ông quay về và trong người thấy bứt rứt vì chưa làm được việc nên làm.

Sáng sớm hôm sau, ông lại đi thật sớm tới nhà cụ và đã gặp được. Làm thủ tục xong, ông tức tốc chạy tới bệnh viện đăng ký và ghi mã số. Đã 15 năm qua, hễ có người gọi dù ở bất cứ nơi đâu, thời gian nào, ông Thân cũng tìm tới.

Pháp luật - Cặp vợ chồng 80 tuổi với niềm mong ước được... hiến xác (Hình 2).Ông Lê Văn Thân thường xem lại danh sách những người đã qua ông đăng ký hiến xác.

Và chuyện tình như... mơ

Ông Thân quê gốc ở Trà Vinh còn bà Tuyến quê Cần Thơ. Cả hai đều giác ngộ cách mạng rất sớm và đã gửi lại một phần xương máu của mình cho chiến tranh. Bà Tuyến vốn là con một nhà tư sản giàu có trong vùng. Cha bà muốn con gái lấy một người chồng môn đăng hộ đối nên hứa gả cho con trai một gia đình địa chủ. Không chịu lấy người mình không thương, bà Tuyến chống lại cha mẹ bỏ nhà phiêu bạt lên Sài Gòn ở đợ cho một nhà thương nhân giàu có.

Tại đây, bà đã gặp ông Thân khi ấy đang là biệt động nằm vùng. ông thân trong vai một thợ điện, thợ hàn nghèo khó thường tới nhà chủ bà Tuyến ở chơi với người bà con cùng làm trong ấy. Thấy chàng trai nhỏ người, đen đúa nhưng thật thà chịu khó, cụ cố thương tình thường gọi ông lại hỏi chuyện.

Một lần, cụ thủ thỉ với ông là có cô Tuyến người làm trong nhà chịu khó thật thà lại cũng rất dễ thương mà chưa có ý chung nhân. Nghĩ mình nghèo khổ, tứ cố vô thân nên ông chưa bao giờ dám nghĩ đến chuyện lấy vợ. Cụ cố liền gọi anh hai của bà Tuyến đứng ra thay mặt gia đình làm chủ hôn cho hai người. Có nằm mơ ông cũng không thể nghĩ rằng mình sẽ có vợ lại là người đẹp người, đẹp nết.

Ông còn nhớ, ngày sánh vai bên nhau trong đám cưới, ông khe khẽ đặt tay lên vai bà, bất chợt bà rùng mình làm tay ông rớt xuống. Mọi người dự cưới cười ồ lên...

Chuyện hiến xác của ông bà còn một nguyên nhân sâu xa mà khi nói ra họ lại như chạm vào vết thương lòng khó lành. Hai người con trai của ông bà không may đã ra đi trước họ. Ông Thân ngậm ngùi: "Một thằng mất do lúc chiến tranh, bệnh tật không có thuốc chữa. Còn một thằng chỉ vì một bữa nhậu chẳng may trúng gió mà vĩnh viễn ra đi.

Chẳng có thể làm gì để cứu được các con, chúng tôi buồn lắm. Sống ngần này tuổi đời rồi, chúng tôi muốn khi chết đi để lại cái gì đó có lợi cho xã hội. Tôi nghĩ rằng, từ những bài thực hành thực tế của sinh viên trường y sẽ giúp tay nghề của các bác sĩ trẻ vững vàng hơn góp phần cứu giúp được nhiều người bệnh".

Hoa Nguyên - Đăng Văn


Cùng chuyên mục

Bình Thuận: Nhóm đối tượng tự ý dọn đồ đạc, đuổi người ra khỏi nhà, lãnh án tù

Thứ 7, 18/05/2024 | 18:19
Đây là vụ án được dư luận xã hội quan tâm, theo dõi do tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, tạo dư luận xấu.

Bình Phước: Thu giữ số lượng lớn rượu ngoại ở khu vực biên giới

Thứ 7, 18/05/2024 | 18:00
Một số lượng lớn rượu ngoại, không rõ nguồn gốc xuất xứ vừa bị cơ quan chức năng tỉnh Bình Phước thu giữ.

Quảng Nam: Tạm giữ người đàn ông không chịu đo nồng độ cồn, đánh công an

Thứ 7, 18/05/2024 | 16:43
Hiện vụ việc đang được Công an huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Vụ ly hôn 100 tỷ ở Đà Nẵng: Người chồng nhận phần lớn tài sản

Thứ 7, 18/05/2024 | 16:39
Mặc dù tổng tài sản trong vụ kiện ly hôn 119 tỷ đồng, nhưng phía nguyên đơn chỉ nhận được 8 tỷ đồng, sau khi khấu trừ nợ chung.

Hà Nội: Một phụ nữ bị lừa 4 tỷ đồng vì ứng tiền thanh toán lấy hoa hồng

Thứ 7, 18/05/2024 | 16:15
Sáng 18/5, Công an quận Tây Hồ, Hà Nội cho biết, đang điều tra vụ một phụ nữ bị lừa mất 4 tỷ đồng với thủ đoạn ứng tiền thanh toán hộ để nhận hoa hồng.
     
Nổi bật trong ngày

Điều tra vụ con đánh cha ruột tử vong

Thứ 6, 17/05/2024 | 19:02
Bực tức vì cha thường xuyên uống rượu và về đánh đập mẹ, sẵn có hơi men trong người nên A Tuẽnh đã đánh cha mình tử vong.

Cảnh báo nhóm tội phạm người nước ngoài đang phát triển ở Việt Nam

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:57
Liên tiếp các vụ trộm cắp, lừa đảo là người nước ngoài bị Cơ quan Công an khởi tố, triệt phá.

Bắt phó trưởng phòng y tế cơ sở cai nghiện sau vụ 3 học viên tử vong

Thứ 6, 17/05/2024 | 19:26
Liên quan vụ 3 học viên tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tử vong, công an đã bắt tạm giam ông Nguyễn Đình Đại, Phó trưởng phòng y tế cơ sở này.

Bắt nhóm đối tượng tạo web đánh bạc giả để lừa hơn 300 người

Thứ 6, 17/05/2024 | 19:01
Dù chỉ mới hoạt động trong thời gian ngắn nhưng các đối tượng đã chiếm đoạt của hơn 300 bị hại với tổng số tiền hơn 500 triệu đồng.

Giao xe cho cháu chưa đủ tuổi điều khiển, bà ngoại bị khởi tố

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Bà Hoàng Thị Tha (SN 1958, quận Hồng Bàng, Hải Phòng) vừa bị khởi tố vì giao xe máy cho cháu ngoại chưa đủ tuổi điều khiển, gây tai nạn giao thông.