Những ánh mắt trẻ thơ ám ảnh ở 'xã tỷ phú'

Những ánh mắt trẻ thơ ám ảnh ở 'xã tỷ phú'

Thứ 2, 15/07/2013 | 07:20
0
Để kiếm tiền nuôi sống gia đình, xây dựng nhà cao cửa rộng, không ít cặp vợ chồng ở Thiên Lộc chấp nhận đánh đổi hàng chục năm trời sang xứ người mưu sinh. Không ít đứa trẻ phải xa mẹ ngay khi vừa tròn tuổi...

Làm văn tả mẹ qua lời kể

Trong một lần tìm về xã Thiên Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) để viết về nhân thân của một trong số 10 nữ liệt sĩ anh hùng Ngã ba Đồng Lộc, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng về cuộc sống và sự đổi thay trên vùng đất đã phải hứng chịu biết bao mưa bom bão đạn này. Đường đi lối lại trong xã đã được bê tông hoá sạch sẽ, trường học được xây dựng khang trang, hàng dãy nhà cao tầng san sát khiến người ta có cảm giác đang đi giữa xóm núi mà cứ ngỡ đây là một xóm nhỏ giữa thị thành.

Xã hội - Những ánh mắt trẻ thơ ám ảnh ở 'xã tỷ phú'

Hoàng mong chờ từng ngày được che chở trong vòng tay của mẹ

Ông Nguyễn Đức Hồng (SN 1943) ở xóm Tân Hạ, xã Thiên Lộc, dẫn chúng tôi đi thăm quan ngôi nhà hai tầng với đầy đủ tiện nghi được xây dựng cách đây ít năm. Ngoài số tiền tích góp của hai vợ chồng, ông còn được những người con đi xuất khẩu lao động gửi tiền về giúp đỡ. Gia đình ông có bốn đứa con nhưng đều đi làm ăn xa, mỗi khi nhà có việc cũng chỉ có mấy ông bà già cùng các cháu nhỏ.

Chỉ sang ngôi nhà cao tầng mới xây bên cạnh, ông cho hay, đó là nhà của con trai ông nhưng xây xong cũng để đó vì cả gia đình chỉ có cậu cháu Nguyễn Đức Hoàng đang học lớp 6 ở nhà. Cha mẹ của Hoàng lấy nhau rồi sinh con luôn. Khi Hoàng được 13 tháng tuổi, cha mẹ Hoàng dứt áo sang xứ người tìm kế sinh nhai. Từ đó đến nay, mẹ của em đã ở Đài Loan hơn 10 năm nhưng chưa lần nào về thăm con.

Nhìn đứa cháu bé bỏng, ông Hồng không khỏi xúc động tâm sự: "Bố mẹ không ở nhà nên một tay ông bà chăm cháu. Từ khi con người ta đang được ẵm ngửa, bú sữa mẹ thì hắn đã phải tập ăn cơm, ăn cháo. Lớn lên, khi hắn biết, hắn tủi lắm dù rằng xác định cả bố mẹ đang làm ăn lớn. Dù sao có bố mẹ ấp ủ vẫn hơn,  còn ông bà yêu thương đến đâu nó vẫn tủi, tội lắm".

Kể những ngày tháng tuổi thơ thiếu vắng cha mẹ của đứa cháu nội, giọng ông Hồng nghèn nghẹn: "Ngày trước điện thoại chưa phổ biến thì thi thoảng cha mẹ nó viết thư về. Mỗi lần nhận được thư, nó cứ bắt ông đọc đi đọc lại nhiều lần cho nó nghe. Trong thư có ảnh, nó cứ giữ khư khư ảnh như bảo bối của riêng mình không cho ai xem. Có lần Hoàng nhớ mẹ quá, hai ông bà phải chở cháu ra bưu điện xã để gọi điện cho Hoàng nói chuyện với mẹ".

Một trong những kỉ niệm mà ông Hồng không thể quên và thi thoảng vẫn kể lại cho cháu nghe ấy là khi đi học tiểu học, cô giáo yêu cầu học sinh tả về mẹ của mình. Hoàng xa mẹ khi còn quá nhỏ nên hoàn toàn không có ký ức gì về mẹ. Vốn chăm chỉ, ngoan ngoãn nên Hoàng cũng rất chịu khó học hỏi, không làm bài theo kiểu lấy lệ, Hoàng cứ nằng nặc đòi ông kể chuyện về mẹ cho cậu nghe. Cuối cùng, Hoàng cũng có được một bài văn tả về mẹ. Chỉ qua lời kể và dù không được điểm cao, nhưng đó là tất cả tình cảm mà em dành cho người mẹ kính yêu của mình.

Xã hội - Những ánh mắt trẻ thơ ám ảnh ở 'xã tỷ phú' (Hình 2).

Ông Nguyễn Đức Hồng trò chuyện với PV

Nhà giàu nên con cái sinh hư

Thiên Lộc vốn là xã có nhiều gia đình có người đi xuất khẩu lao động nhất nên không ít những đứa trẻ đáng thương như Hoàng. Đáng thương hơn khi chúng không được cha mẹ dạy dỗ, lại không nghe lời ông bà cha bác nên sinh ra hư hỏng, suy nghĩ lệch lạc.

Trò chuyện với PV, bà Võ Thị T. (xóm Hoà Thịnh) cho hay, người Thiên Lộc được xem là giàu có hơn những vùng lân cận. Thấy đi xuất khẩu lao động kiếm được nhiều tiền, nhiều người bảo nhau, rồi anh em họ hàng dắt díu nhau đi. Ai có sức khoẻ là tìm cách đi hết, đi lao động chính thức cũng có mà đi chui cũng có. Với số tiền công một tháng ở nước ngoài bằng cả năm cả gia đình vật vã kiếm sống ở quê, thử hỏi ai không muốn đi.

Nhà nào có vài người đi thì kiếm được tiền tỷ như chơi. Cha mẹ đi làm xa nên con cái nhờ hết ông bà. Đứa nào tự ý thức,  ngoan ngoãn thì cũng mừng nhưng cũng có những đứa ông bà không quản nổi, sinh ra hư hỏng. Tệ hại hơn, chúng nghĩ rằng nhà mình đã giàu, cha mẹ đi làm ở nước ngoài kiếm tiền tỷ mỗi năm, hơn hẳn những người khác nên chúng lười học, lười làm, tối ngày chỉ biết chơi bời, ham mê điện tử.

Trao đổi với PV, một cán bộ xã Thiên Lộc cho biết, trong xã có rất nhiều gia đình có con đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan, Anh, Đức… Nhờ đó, đời sống của nhân dân trong xã cũng được cải thiện, mức thu nhập khá ổn định. Tuy nhiên. cũng từ đây không ít hệ luỵ xấu xảy ra...                        

Giành nhiều điểm 10 làm quà cho mẹ

Khi chúng tôi hỏi có mong mẹ về không, cháu Hoàng gật đầu nói: "Mẹ bảo cháu tích được càng nhiều điểm 10 thì mẹ sẽ càng nhanh về với cháu". Vừa nói, ánh mắt Hoàng ngấn lệ nhìn vào bức ảnh mẹ. Hoàng rất vui khi khoe rằng, trong năm tới, mẹ em sẽ về hẳn quê hương sinh sống bên em.      

Phạm Hạnh

Đua nhau xuất ngoại, xóm nghèo thành 'làng tỷ phú'

Thứ 6, 15/03/2013 | 17:00
Khác với những con đường quê bé nhỏ, ngoằn ngoèo, đường vào Đô Thành thẳng tắp, thênh thang với la liệt ô tô các loại xếp thành hàng như triển lãm. Ai cũng nghĩ đây hẳn là một khu nghỉ dưỡng sang trọng dành cho giới thượng lưu, nhưng thực tế đây chỉ là một làng quê vừa thay da đổi thịt trong thời kỳ kinh tế mới.

Oái oăm chuyện xuất ngoại mua... hàng nhái, hàng Việt

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:02
Quảng Châu (Trung Quốc), Băng Cốc (Thái Lan) được coi là những thủ phủ mua sắm cho khách du lịch. Nhiều người hí hứng nhân chuyến du lịch có thể thỏa chí mua sắm, nhưng oái oăm thay khi "so bó đũa" lại chọn phải hàng nhái, hàng Việt...

Lấy 'chồng hờ' để được... xuất ngoại

Thứ 2, 15/04/2013 | 08:20
Trưởng thôn Trần Đình Hương (SN 1955) khi giới thiệu cho tôi đến gặp nhân vật đã chia sẻ: "Đây là cô cháu gái họ nhà tôi. Nó về nước được hơn một năm và mang theo đứa con gái rất kháu khỉnh. Thế nhưng mãi đến giờ cháu vẫn chưa được khai sinh vì bố mẹ cháu không có giấy hôn thú"...

Chàng trai Việt mang 'tranh rác' xuất ngoại

Thứ 6, 10/05/2013 | 15:59
Có những sản phẩm xuất đi các nước châu Âu ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tận dụng những phế phẩm, thổi hồn nghệ thuật từ những chất liệu giản dị của cuộc sống...là những ấn tượng về chàng trai trẻ tuổi Nguyễn Đình Quân.