Cuộc đời chìm nổi của cô đào hát nổi tiếng Hà thành một thời

Cuộc đời chìm nổi của cô đào hát nổi tiếng Hà thành một thời

Thứ 5, 21/11/2013 | 17:13
0
Cả cuộc đời, nghệ sỹ Hồng Sáp nổi trôi trong nghiệp cầm ca. Cuộc sống tuy vất vả nhưng bà vẫn “cháy” hết mình vì nghệ thuật. Ở tuổi xế chiều, cảnh nghèo túng đeo bám, bắt buộc bà tiếp tục vắt kiệt sức để đổi lấy chén cơm manh áo sống qua ngày. Trót mang lấy phận tằm, người nghệ sỹ trọn đời phải trả nợ dâu.

Nổi trôi phận tằm

Nghệ sỹ Hồng Sáp tên thật là Bùi Thị Sáp (sinh năm 1937, tại Hà Nội). Ngay từ nhỏ, bà đã cùng gia đình nổi trôi theo gánh hát mưu sinh khắp “Nam Kỳ lục tỉnh”. Cha bà, một nhạc sỹ sở hữu ngón đờn mùi mẫn. Mẹ bà là đào hát có tiếng ca trời phú. Ngón đờn của cha, tiếng hát của mẹ đã ngấm ngầm vào tận xương tủy của cô bé Sáp ngay từ thuở lên năm, lên ba. “Hằng đêm, tôi đứng trong cánh gà ngó ra sân khấu xem mẹ tôi hát, nghệ sỹ Hồng Sáp ngậm ngùi thổ lộ.

Con đường đến với nghề hát của nghệ sỹ Hồng Sáp không bằng phẳng mà lắm trắc trở, chông gai. Mười bốn, mười lăm tuổi, bà chính thức bước lên sân khấu với vai trò một diễn viên múa minh họa hoặc đảm nhận những vai diễn... “câm” (những vai không có lời thoại). Hay lúc đoàn khuyết những vai “hề”, bà liều mình “nhảy” lên sân khấu hát “be” (hát cương không theo kịch bản) để thay thế.

Bà chia sẻ: “Đâu phải ai theo nghề hát đều nổi tiếng trong một sớm một chiều, mình phải đi lên từ từ. Lúc mới chập chững vào nghề, ông bầu cho tôi làm tỳ nữ bưng trà, cầm quạt hay múa phụ họa cho đào, kép chánh. Rồi tôi học hát. Ngày xưa đâu có trường lớp bày bản như bây giờ, nghe người ta hát, mình học theo. Một số anh chị nghệ sỹ thấy thương nên tận tình chỉ dẫn”.

Mỗi đêm sân khấu sáng đèn, bà lặng lẽ làm nền tôn lên vẻ đẹp lộng lẫy cho những cô đào, anh kép đang hóa thân vào ông hoàng, bà chúa trong vở tuồng. Bà quyết tâm và không ngừng phấn đấu. Dần dần, con đường tương lai tươi sáng cũng mở ra. Bà không còn làm cung nữ “múa may quay cuồng” như trước mà được giao những vai lớn hơn.

Xã hội - Cuộc đời chìm nổi của cô đào hát nổi tiếng Hà thành một thời

Nhìn phục trang, nỗi nhớ nghề lại cồn cào trong nghệ sỹ Hồng Sáp

Sở trường của nghệ sỹ Hồng Sáp không phải ở những vai mùi mẫn, sướt mướt mà ở vai “độc”, “lẳng”. Những vai phản diện mà bà đảm nhận đều khiến khán giả xem phải căm ghét. Đó là thành công của người nghệ sỹ. “Nghệ sỹ mới theo đoàn, ai cũng mong có ngày trở thành đào, kép chứ làm tỳ nữ hay múa phụ họa khán giả có ai nhớ? Tôi cũng theo hát cho nhiều đoàn: đoàn Hữu Phước, Quỳnh Long, Kim Chung,... nhiều người biết đến tôi lắm. Tôi diễn nhiều vai ác nhưng thành công nhất là vai “mụ dì ghẻ” trong vở tuồng Tấm Cám. Tối mình diễn trên sân khấu. Sáng đi chợ mua đồ, tôi thường nghe người ta... chửi: “Bà dì ghẻ kìa ác như... quỷ”, bà vui cười nhớ lại.

Đến tuổi thành gia lập thất, bà nên duyên “giai ngẫu” với soạn giả Thạch Cầm. Nhưng cuộc sống không được êm ấm như bà hằng mong. Chồng bà vốn mê... men hơn yêu vợ nên thường xuyên hằn học, thậm chí đánh đập bà trước sự chứng kiến của bao người trong đoàn hát. Nhưng bà vẫn âm thầm chịu đựng không oán than nữa lời. Tuy vậy, hai vợ chồng bà có với nhau năm, bảy mặt con.

Bà nhớ lại: “Tôi ưng ông nhà, cha mẹ tôi đâu có đồng ý. Nhưng tôi cãi lời không nghe cho nên có sướng khổ gì thì một mình gánh chịu. Chồng tôi chỉ có cái tật say xỉn, chứ không hề có “mèo mả gà đồng” gì hết. Sống với ổng có bảy đứa con đều do một tay tôi quán xuyến”.

Hơn nửa thế kỷ trước, theo nghề hát, người nghệ sỹ phải cam chịu sống trong cảnh túng thiếu. Riêng nghệ sỹ Hồng Sáp thì cái khổ nhân lên gấp bội phần. Ngoài làm đào hát, bà còn buôn gánh bán bưng để kiếm sống. “Ngày trước đi hát chung, chú Thanh Bạch (em nghệ sỹ Bạch Mai) thường cho tôi tiền để mướn người giữ mấy đứa nhỏ. Khi đoàn Huỳnh Long giải thể, một số anh em gom lại, lập một đoàn nhỏ “đóng” tại đình Nhơn Hòa (quận 1, TP. HCM). Đêm hát, còn ban ngày, tôi đi dạo quanh mấy hàng rau cải ở chợ coi món nào rẻ mua về bày trước đình bán lại kiếm vài ba đồng lời lo cơm, áo cho con”, bà tâm sự.

Đìu hiu tuổi xế chiều

“Lửa” nghề chưa tắt

Nghèo khó nhưng trong thâm tâm nghệ sỹ Hồng Sáp, “lửa” nghề chưa lịm tắt. Mỗi khi có người mời vào vai bà lão trong những vở kịch, cải lương hay phim, bà đều đồng ý tham mà không cần dò hỏi cát – sê cao hay thấp.

Bà chia sẻ: “Cũng nhờ anh em nghệ sỹ thương nên mỗi khi có vai phù hợp là đến mời tôi diễn. Bây giờ khác xưa rồi, tôi không còn là cô đào vào những vai xí xọn, chảnh chọe nữa, mà hợp với vai già cả hay người nghèo khổ cũng như cuộc đời tôi ở tuổi xế chiều vậy. Nghệ sỹ mà, ngày nào còn thở là còn diễn”.                            

Nếu như bà không nhận là một nghệ sỹ thì người đối diện sẽ khó lòng nhận ra. Bởi từ dáng người cho đến khuôn mặt của bà đều hằn lên nỗi khắc khổ của một kiếp người đang oằn mình giữa cuộc mưu sinh. Hiện nay, bà cùng người con trai út và đứa cháu nội bám víu lấy nhau sống lay lắt qua ngày. Căn phòng nhỏ trong dãy trọ ọp ẹp ở Cầu Kênh Tẻ (Quận 7) là chốn đi, về của ba thành viên trong gia đình.

Cũng chính cái nghèo đeo bám gia đình như hình với bóng khiến con trai út của bà (nay đã 44 tuổi) vẫn chưa dám cưới vợ. Anh chấp nhận cảnh cô đơn để san sẻ khốn khó với mẹ già. Anh là nhạc sỹ Dĩ An, một tay trống cừ khôi. “Ngày trước, khi đi hát ở Dĩ An (tỉnh Bình Dương), tôi sanh nó nên lấy tên đó đặt cho nó luôn. Mỗi khi có đoàn cần người đánh trống thì nó đi, còn không thì nó đánh trong mấy nhà hàng khi có đám cưới. Kiếm được đồng nào, hết đồng nấy. Nhiều lúc nó nói, tôi nghe mà đứt ruột: “Con còn nuôi mẹ chưa nổi thì làm sao dám cưới vợ”.

Cảnh nghèo bủa vây khiến những năm tháng cuối đời của nghệ sỹ Hồng Sáp vẫn còn lắm nỗi truân chuyên. Ngày ngày, gia đình bà phải sống trong cảnh chạy ăn từng bữa. Cháu nội bà, bé Đông (15 tuổi) nhưng mới học đến lớp 5. Không tiền, Đông phải nhiều lần gián đoạn việc học. Theo nghệ sỹ Hồng Sáp, Đông học rất giỏi và ngoan ngoãn, vâng lời: “Chắc nó biết thân phận của nó mồ côi từ nhỏ. Nó là con của thằng thứ tư. Cha nó ngày trước cũng theo đoàn hát làm những công việc hậu trường. Công việc nặng nhọc, lao lực quá nhiều nên sinh bệnh mà mất...”. Vội giấu dòng nước đang chực chờ tuôn chảy, bà tâm sự.

Từ khi đoàn Huỳnh Long giải tán, hộ khẩu tập thể của anh, em nghệ sỹ theo đoàn bị xóa bỏ. Toàn bộ giấy tờ của gia đình, bà để mất trong một chuyến lưu diễn xa. Bà không có được căn nhà đã đành. Đằng này, một mảnh giấy tùy thân bà cũng không có. Bà cho biết: “Mấy chục năm trước, trong một lần đoàn đi diễn ở Bến Tre, tôi bị ăn trộm lấy mất cái rương. Trong rương không có gì quý giá nhưng giấy tờ của gia đình tôi mất hết đến giờ vẫn chưa làm lại được. Không có hộ khẩu, không có một mảnh giấy để chứng minh thân phận, gia đình tôi không làm ăn gì được. May mắn, tôi được anh em nghệ sỹ thương tình làm cho thẻ Hội viên hội Sân khấu TP. HCM. Mỗi khi có vai phù hợp, anh em đều kêu tôi diễn để kiếm tiền sống qua ngày”.            

Vinh Điền

Cuộc đời chìm nổi của “ông hoàng nhạc sến” Việt Nam

Thứ 2, 12/08/2013 | 17:13
Mới học được 1 năm rưỡi ông đã bị đuổi khỏi trường, nhưng ông cho rằng điều này là một may mắn, vì nhờ bị đuổi học ông mới được thành công như hôm nay.

Cuộc đời giọng ca vàng toàn quốc hát rong mưu sinh

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:59
Người đàn ông mù mắt, cụt tay từng hai lần đoạt Huy chương Vàng giọng hát hay toàn quốc này đã "đánh liều" lấy vợ và nay đang sống liều bằng nghề hát rong. Đây là cách "cực chẳng đã" để tồn tại mặc dù lòng tự trọng của người đàn ông ban đầu không cho phép ngửa tay xin tiền người.

Cuộc đời Lưu Quang Vũ qua hồi ức của người bạn thân

Thứ 4, 07/08/2013 | 20:26
Tôi và Vũ chơi với nhau từ hồi còn trẻ. Vũ lành lành, ngầm ngầm, im im, cười cười, nhẹ nhẹ. Không muốn làm mất lòng ai. Cả nể, cái gì muốn từ chối cũng không từ chối ngay...

Nỗi cô đơn của Hoàng hậu cuối cùng mang phận tha hương

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:46
Đất Gò Công có hai thứ nổi tiếng là gạo Nàng Thơm Chợ Đào và… Nam Phương Hoàng hậu.

Chàng trai mù gần 20 năm hát rong nuôi mẹ già

Thứ 6, 09/08/2013 | 16:37
Cuộc đời anh không như những người bình thường khác, anh sống trong bóng tối nhưng ánh sáng của tâm hồn đã luôn chiếu soi cho những bước chân anh đi tìm con đường sống của bản thân.

Tiền đạo đắt giá nhất Việt Nam... hết thời

Thứ 6, 11/01/2013 | 08:59
Khi Navibank Sài Gòn đã bị bán và bầu Thụy cũng chẳng mặn mà giữ lại, Quang Hải đang chông chênh với chuyến Bắc du dự kiến ra Hải Phòng, dù tiền chuộc hợp đồng của anh lúc này có lẽ chỉ bằng 1/5 thời đỉnh cao.

Bí ẩn những ngôi làng độc đáo, kỳ dị nhất Việt Nam (1)

Thứ 2, 11/11/2013 | 10:48
Mỗi làng quê Việt Nam đều mang đặc trưng, nét văn hóa vùng miền và thậm chí là một sự kỳ lạ mà chỉ nghe thôi cũng thấy tò mò.

Cuộc đời chìm nổi của “ông hoàng nhạc sến” Việt Nam

Thứ 2, 12/08/2013 | 17:13
Mới học được 1 năm rưỡi ông đã bị đuổi khỏi trường, nhưng ông cho rằng điều này là một may mắn, vì nhờ bị đuổi học ông mới được thành công như hôm nay.

Cuộc đời giọng ca vàng toàn quốc hát rong mưu sinh

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:59
Người đàn ông mù mắt, cụt tay từng hai lần đoạt Huy chương Vàng giọng hát hay toàn quốc này đã "đánh liều" lấy vợ và nay đang sống liều bằng nghề hát rong. Đây là cách "cực chẳng đã" để tồn tại mặc dù lòng tự trọng của người đàn ông ban đầu không cho phép ngửa tay xin tiền người.

Cuộc đời Lưu Quang Vũ qua hồi ức của người bạn thân

Thứ 4, 07/08/2013 | 20:26
Tôi và Vũ chơi với nhau từ hồi còn trẻ. Vũ lành lành, ngầm ngầm, im im, cười cười, nhẹ nhẹ. Không muốn làm mất lòng ai. Cả nể, cái gì muốn từ chối cũng không từ chối ngay...

Nỗi cô đơn của Hoàng hậu cuối cùng mang phận tha hương

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:46
Đất Gò Công có hai thứ nổi tiếng là gạo Nàng Thơm Chợ Đào và… Nam Phương Hoàng hậu.

Chàng trai mù gần 20 năm hát rong nuôi mẹ già

Thứ 6, 09/08/2013 | 16:37
Cuộc đời anh không như những người bình thường khác, anh sống trong bóng tối nhưng ánh sáng của tâm hồn đã luôn chiếu soi cho những bước chân anh đi tìm con đường sống của bản thân.

Tiền đạo đắt giá nhất Việt Nam... hết thời

Thứ 6, 11/01/2013 | 08:59
Khi Navibank Sài Gòn đã bị bán và bầu Thụy cũng chẳng mặn mà giữ lại, Quang Hải đang chông chênh với chuyến Bắc du dự kiến ra Hải Phòng, dù tiền chuộc hợp đồng của anh lúc này có lẽ chỉ bằng 1/5 thời đỉnh cao.

Bí ẩn những ngôi làng độc đáo, kỳ dị nhất Việt Nam (1)

Thứ 2, 11/11/2013 | 10:48
Mỗi làng quê Việt Nam đều mang đặc trưng, nét văn hóa vùng miền và thậm chí là một sự kỳ lạ mà chỉ nghe thôi cũng thấy tò mò.