Cuộc hành hương tìm lại nguồn cội của con cháu họ Vi

Cuộc hành hương tìm lại nguồn cội của con cháu họ Vi

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
5
Mỗi người dân Bản Chu, khi đi xa quê hương cũng đều mang theo chai nước “Bó Lìn” làm “bùa hộ mệnh”.

Ông Báo cho biết, con cháu dòng họ Vi ở khắp vẫn thường trở về thăm lại biệt phủ gia tộc mình cũng không quên mang theo chai nước giếng “Bó Lìn”. Có người còn lấy hàng can bỏ lên ô tô để thay cho nước lọc. Cùng với biệt phủ, giếng thần Bản Chu cũng là nơi để con cháu gia tộc họ Vi tìm lại cuội nguồn.

Xã hội - Cuộc hành hương tìm lại nguồn cội của con cháu họ Vi

Con cháu nhà họ Vi về xây lại một gian nhà nhỏ để trưng bày những hiện vật, lịch sử dòng họ mình.

Hiện nay, trong gian “bảo tàng” của gia tộc họ Vi còn trưng bày những hiện vật, tranh ảnh, bản thiết kế kiến trúc của “biệt phủ”, rất nhiều sử sách, tài liệu thời hoàng kim của gia tộc họ Vi.

Con cháu họ vẫn luôn tự hào về thời kỳ vàng son miền biên ải. Trong lịch sử giữ nước, các triều đại phong kiến luôn quan tâm hàng đầu đến các vùng biên cương. Vì đây là vùng kề cận với các nước láng giềng và xa trung ương nên dễ bị các thế lực ngoại bang lợi dụng.

Khi Lê Lợi đứng lên đánh đuổi giặc Minh cũng luôn lo lắng, ông cũng coi bảo vệ biên cương là nhiệm vụ quan trọng. Lê Lợi đã phong cho ông Vi Kim Thăng (có công cùng Lê Lợi tiêu diệt Liễu Thăng ở Chi Lăng, Lạng Sơn) làm Thảo Lộ tướng quân trấn giữ vùng biên ải. Nhận thấy Bản Chu là đất địa linh, dễ bề cai quản vùng biên ải, ông Vi Kim Thăng đã lập ấp tại mảnh đất địa linh thôn Bản Chu, xã Khuất Xá (huyện Lộc Bình, Tỉnh Lạng Sơn). Về sau con cháu dòng họ Vi thay nhau cai quản vùng đất này.

Đến ông Vi Văn Định là đời thứ 14 đã bị giặc Pháp cho chuyển xuống làm tổng đốc ở Thái Bình,sau này ông đi theo cách mạng. Cũng từ đó, biệt phủ này đã không có người ở. Năm 2011, con cháu họ Vi đã dựng lại gian để lưu giữ lại lịch sử gia tộc họ Vi và làm nơi để dâng hương thờ tổ tiên của gia tộc.

Cách mạng nổ ra, Vi Văn Định đã đi theo tiếng gọi của Đảng và Bác Hồ. Sau đó, ông trở thành “nhạc phụ” của ba tri thức nổi tiếng như Tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên, bác sĩ Hồ Đắc Di và Bác sĩ Tôn Thất Tùng. Có nhiều con cháu làm quan ở nhiều nơi . Cháu, chắt của dòng họ Vi sống ở nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Ông Hà Văn Báo cho hay: “Thời gian gần đây, những người con của gia tộc họ Vi đã trở lại thăm quê hương. Con cháu họ thành đạt đã trở lại xây dựng một gian nhà nhỏ để trưng bày lại những hiện vật của gia tộc mình. “Bảo tàng” của gia tộc dòng họ Vi được xây dựng ở một ô đất nhỏ nằm trong diện tích biệt phủ ngày xưa. Đây là nơi để con cháu trở lại hương khói cho tổ tiên gia tộc mình, đồng thời họ ôn lại lịch sử vẻ vang.

Cái giếng nước không bao giờ cạn là di sản còn sót lại cùng thời với biệt phủ dòng họ Vi. Người ta ví von giếng “Bó Lìn” là linh hồn biệt phủ, biệt phủ là cái bóng quá khứ vàng son của gia tộc họ Vi. Nếu nhìn dưới góc độ văn hóa, nó còn là cả nền văn hóa đặc trưng miền biên ải.

P.V