Cuộc hạnh ngộ của thiếu nữ mắc bệnh tim và những cuốn sách từ phế liệu

Cuộc hạnh ngộ của thiếu nữ mắc bệnh tim và những cuốn sách từ phế liệu

Nguyễn Anh Ngọc
Thứ 3, 02/01/2018 | 16:04
0
Những tưởng cuộc đời sẽ gắn liền giường bệnh, nhưng với niềm tin và sức sống mãnh liệt, Lê Thị Khởi đã vươn lên mở được một cơ sở sản xuất sách từ những phế liệu giấy bỏ đi.

Cô gái sản xuất sách từ giấy loại tạo việc làm cho người khuyết tật

Ý chí sống mãnh liệt

Lê Thị Khởi (SN 1987), trú tại xóm 3, xã Hưng Mỹ, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An ngượng ngùng mở đầu câu chuyện bằng việc cho biết mình không có cha, bởi mẹ Khởi là người khuyết tật bị liệt nửa người.

“Lúc nhỏ thì có ngại, nhưng giờ quen rồi. Nhiều khi tôi còn cảm thấy may mắn khi có mẹ, bởi bạn tôi có người mất cả gia đình. Nhưng có điều, vì mắc bệnh tim bẩm sinh nên sức khỏe yếu, khiến tôi chẳng thể làm gì được từ hồi nhỏ cho đến bây giờ”, Khởi cho hay.

Xã hội - Cuộc hạnh ngộ của thiếu nữ mắc bệnh tim và những cuốn sách từ phế liệu

Khởi quyết tâm sống vì mẹ và chính mình.

Nhìn người con gái bước sang tuổi 30 tràn đầy sức sống, không ai nghĩ rằng Lê Thị Khởi đã trải qua một quá khứ vô cùng sóng gió, thậm chí có lúc đã phải nghĩ đến cái chết.

Rót nước mời khách, Khởi cười nói: “Tôi cũng không nghĩ mình vượt qua được giai đoạn khó khăn đó, cho đến thời điểm này, ký ức vẫn khiến tôi rùng mình khi nhớ lại. May mà trong lúc u tối nhất, tôi luôn có mẹ ở bên động viên, chia sẻ”.

Theo học khoa Biên kịch trường đại học Văn hoá nghệ thuật Quân đội, vừa tốt nghiệp, nữ sinh Lê Thị Khởi mang mơ ước được trải nghiệm với nghề, dự định làm nhiều việc và kiếm tiền về phụ giúp người mẹ tật nguyền ở quê nhà thì bất ngờ phải nhập viện để điều trị bệnh tim tái phát.

“Tôi chỉ mới đi làm được 6 tháng. Đúng năm đó, mùa đông rất lạnh khiến chân tay tôi dường như tê liệt, người luôn cảm giác mệt mỏi và mất sức nên quyết định đi khám. Không ngờ rằng các bác sĩ cho hay vì tim của tôi đã suy yếu nên phải nhập viện lập tức, nếu không từ nay sẽ chẳng bao giờ chạy nhảy được nữa”, Khởi nhớ lại.

Gần một năm nằm viện điều trị bệnh là quãng thời gian đen tối nhất trong cuộc đời của Lê Thị Khởi. Có nhiều lúc sức khỏe yếu đến nỗi chị không thể tự đi vệ sinh mà phải nhờ người thân bệnh nhân hoặc y tá bế vào, trong khi đó mẹ không đi lại được nên cũng không thể ra chăm sóc, vì vậy, một mình Khởi bơ vơ lạc lõng giữa bệnh viện.

Xã hội - Cuộc hạnh ngộ của thiếu nữ mắc bệnh tim và những cuốn sách từ phế liệu (Hình 2).

Nhờ nghị lực phi thường, cô gái nhỏ đã khỏe mạnh và sáng tạo dự án từ giấy bỏ đi,

“Tôi khóc rất nhiều, nghĩ rằng sao cuộc đời tôi lại bất hạnh như thế này. Thậm chí có những lúc bi quan quá mà tôi đã nghĩ đến cái chết. Mọi người trong phòng động viên tôi rất nhiều, rồi những cuộc gọi thường xuyên của mẹ khiến tôi dần trấn tĩnh lại.

Tôi còn có đôi tay, đôi chân để đi là đã hơn nhiều người khuyết tật khác, còn có đầu óc minh mẫn lại được ăn học đàng hoàng thì tại sao phải đầu hàng số phận”, Khởi nói.

Cũng chính nhờ ý chí sống mạnh mẽ đó nên Khởi đã vượt qua được ca phẫu thuật kéo dài hàng chục giờ đồng hồ, đứng giữa ranh giới sự sống và cái chết.

Sản xuất sách từ giấy loại tạo việc làm cho người khuyết tật

Được trở lại cuộc sống bình thường, Khởi bắt đầu thay đổi nhận thức và suy nghĩ nhiều hơn về ước mơ của mình. Mặc dù vẫn muốn làm đúng nghề theo chuyên ngành đã học, nhưng do vấn đề sức khỏe nên Khởi quyết định trở về quê để cùng mẹ sinh sống.

Trong thời gian nghỉ ngơi tìm con đường mới, Khởi nhận thấy ở quê có rất nhiều giấy bìa, vỏ hộp, bao bì bánh kẹo, thuốc tây,… bị mọi người vứt bừa bãi.

Xã hội - Cuộc hạnh ngộ của thiếu nữ mắc bệnh tim và những cuốn sách từ phế liệu (Hình 3).

Cơ sở của Khởi có những nhân công là người tàn tật.

Nhớ về quãng thời gian từng làm thêm tại một trường mầm non quốc tế, Khởi nảy sinh ý định sản xuất sách giáo dục, sách truyện dành cho thiếu nhi 2 - 10 tuổi từ vật liệu tái chế bằng phương pháp thủ công.

Nói về dự án này, Khởi hào hứng cho biết: “Hiện, trên thị trường có khá nhiều sản phẩm sách truyện dành cho thiếu nhi, nhưng phần lớn được làm từ vật liệu tái chế công nghiệp. Vì vậy, tôi muốn sản xuất ra một dòng sản phẩm đặc biệt với những cuốn sách được làm bằng phương pháp thủ công”.

Điều thiếu nữ này muốn gửi gắm là khi cầm các cuốn sách ấy trên tay, những đứa trẻ ngoài việc học hỏi tiếp thu kiến thức cơ bản, thì có thể nhận thức giá trị nhân văn cao cả được truyền tải trong từng cuốn sách, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường.

Sau khi suy nghĩ, Khởi lên mạng tìm tòi và thử bắt tay vào làm để đánh giá khả năng phát triển của dự án. Từ đống rác vứt đi, Khởi ngày đêm hí húi cắt dán và cuối cùng đã tạo ra một cuốn sách hoàn toàn thủ công.

Xã hội - Cuộc hạnh ngộ của thiếu nữ mắc bệnh tim và những cuốn sách từ phế liệu (Hình 4).

Những cuốn sách sinh động được làm nên từ cơ thể khuyết tật.

Lúc này, Khởi bàn với mẹ rồi quyết định mang toàn bộ tiền tiết kiệm dùng để chữa bệnh trong mấy năm qua để mua máy tính, máy in và những nguyên vật liệu cần thiết. Không những vậy, Khởi còn liều lĩnh bán một phần đất vườn gần 100 triệu để đầu tư, thành lập cơ sở sản xuất ngay tại nhà.

“Lúc biết việc này, rất nhiều người nói với tôi là ý tưởng vớ vẩn, thậm chí còn chế nhạo khi biết tôi dùng tiền chữa bệnh để làm vốn. Nhưng mẹ ủng hộ tôi và có một số hàng xóm lại tích cực hỗ trợ, bằng việc mỗi khi có sách, báo và bìa cũ thì lại tập hợp để đem đến cho tôi. Qua hơn 2 tháng đi vào sản xuất, những cuốn sách đầu tiên được cắt dán từ phế liệu đã hoàn thành với nhiều nội dung khác nhau”, Khởi cho hay.

Các cuốn sách được trình bày bằng tiếng Anh kèm theo minh họa là những hình ảnh được cắt từ các loại giấy phế liệu. Với cách làm thủ công này thì mỗi cuốn sách đều rất độc đáo và không hề giống nhau.

Hiện, cơ sở của Khởi làm chủ đã có 6 nhân công, trong đó có 2 người tàn tật ở địa phương. Mặc dù làm việc không được như những người khác, Khởi vẫn quyết định nhận họ với mức hỗ trợ 1 triệu/tháng/người.

Hằng ngày, Khởi dành thời gian hướng dẫn cho những người này cắt và dán bìa sách, hồi đầu chưa quen nên làm còn chậm nhưng đến nay, họ đã có thể theo kịp được tiến trình của mọi người.

Xã hội - Cuộc hạnh ngộ của thiếu nữ mắc bệnh tim và những cuốn sách từ phế liệu (Hình 5).

Những sản phẩm đầu tiên của dự án đã ra đời.

Ông Phạm Văn Toàn, Trưởng ban Thanh niên Nông thôn, Công nhân và Đô thị Tỉnh đoàn Nghệ An cho biết, trước ý tưởng táo bạo này, đơn vị đã quyết định trao số tiền 50 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ Thanh niên lập nghiệp tỉnh cho Lê Thị Khởi để thực hiện dự án Sách giáo dục, sách truyện dành cho thiếu nhi từ vật liệu tái chế.

Ngoài một cơ sở nhỏ tại nhà, Khởi còn lập “fanpage facebook” riêng để quảng bá và nhận đơn đặt hàng. Theo kế hoạch, đến năm sau, Khởi sẽ sản xuất 20 đầu sách với số lượng 1.000 cuốn.

Khi đã đủ số lượng như dự tính, Khởi sẽ mở cuộc triển lãm để kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân và dần dần mở rộng dự án của mình để giúp đỡ nhiều người có công ăn, việc làm.

Bỏ chính sách miễn học phí: Ngành Sư phạm "ế" lại càng... "ế"?

Thứ 2, 18/12/2017 | 11:47
“Miễn học phí vẫn là một trong những yếu tố để thu hút người tài vào ngành Sư phạm, không thể bỏ chính sách này được", ông Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng đại học Sư phạm Hà Nội nói.

Công nghệ mới ngăn thiết bị cũ thành rác độc hại

Chủ nhật, 12/11/2017 | 06:46
Nghiền các bảng mạch thành bụi nano để tái chế, thu kim loại quý, sử dụng các vật liệu có thể tự hủy để sản xuất thiết bị điện tử... là những giải pháp mới được các nhà khoa học công bố, với mục tiêu không để rác thải điện tử tiếp tục là gánh nặng cho môi trường.

Triển khai dự án thu hồi khí gas để phát điện tại bãi rác Nam Sơn

Thứ 3, 12/09/2017 | 10:49
Chiều ngày 11/9/2017, tại trụ sở tập đoàn T&T (số 2A Phạm Sự Mạnh, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa các đối tác Việt Nam và Hàn Quốc với dự án “Thu hồi khí gas bãi chôn lấp phát điện Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội”.
Cùng tác giả

Bắt “ông trùm” đường dây ma túy

Thứ 6, 03/05/2024 | 20:24
Pịt là đối tượng nghiện ma túy nặng, vừa chấp hành xong bản án 10 năm tù. Quá trình hoạt động phạm tội, đối tượng luôn thủ sẵn dao trong người.

Siết chặt các điều kiện để ngăn chặn dự án hàng trăm tỷ chậm tiến độ

Thứ 5, 02/05/2024 | 21:00
Để ngăn chặn các dự án “khủng” chậm tiến độ, gây lãng phí tài nguyên đất đai, nguồn lực Nhà nước, Nghệ An đã ra điều kiện đối với nhà đầu tư nộp hồ sơ.

Xây dựng hệ sinh thái công nghiệp xanh thân thiện với môi trường

Thứ 4, 01/05/2024 | 14:00
Nghệ An xác định chuyển đổi theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp là yếu tố để nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững.

Cao tốc Bắc – Nam: “Cánh cửa” thu hút đầu tư, phát triển kinh tế

Thứ 4, 01/05/2024 | 11:40
Việc đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt đã rút ngắn thời gian kết nối Nghệ An với các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt là với Thủ đô Hà Nội.

Nghệ An: Dự án nghìn tỷ “mở cửa” phát triển kinh tế về phía biển

Thứ 3, 30/04/2024 | 08:02
Đại lộ Vinh - Cửa Lò sẽ trở thành tuyến đường “huyết mạch” khi Tp. Vinh chính thức được mở rộng về phía biển, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội Nghệ An.