Cựu GĐ Bệnh viện Bưu điện đối mặt mức án 15 năm tù

Cựu GĐ Bệnh viện Bưu điện đối mặt mức án 15 năm tù

Thứ 5, 19/12/2013 | 14:24
0
“Hành vi của giám đốc Bệnh viện Bưu Điện có dấu hiệu phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng với số tiền 66 tỷ đồng có thể bị điều tra, truy tố, xét xử theo khoản 3 điều 281 Bộ luật hình sự”, luật sư Nguyễn Văn Nguyên, giám đốc Công ty Luật Hưng Nguyên nhận định.

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng Bộ Công an vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Văn Oai (60 tuổi), cựu giám đốc Bệnh viện Bưu điện (thuộc Tập đoàn Bưu chính viễn thông VN - VNPT).

Báo Nguoiduatin.vn trích đăng bài phân tích của luật sư Nguyễn Văn Nguyên, giám đốc Công ty luật Hưng Nguyên về hành vi mà cựu giám đốc Bệnh viện Bưu Điện đang bị cơ quan công an khởi tố để điều tra:

Hành vi của giám đốc Bệnh viện Bưu điện có đầy đủ dấu hiệu của tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281 Bộ luật hình sự). Cụ thể:

Về mặt chủ thể, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ phải là chủ thể đặc biệt tức là người có chức vụ quyền hạn, như: Người được bổ nhiệm, được bầu cử, hợp đồng. Người có chức vụ nói trên đây là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ được quy định tại điều 277 Bộ luật hình sự.

Về mặt khách quan, hành vi của người phạm tội này đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để làm trái với công vụ tức là chức trách và nhiệm vụ được giao. Về khách thể thì hành vi này xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, quyền và lợi ích của công dân.

Luật sư - Cựu GĐ Bệnh viện Bưu điện đối mặt mức án 15 năm tù

Luật sư Nguyễn Văn Nguyên.

Xét trên yếu tố mặt chủ quan, lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội biết được hành vi của mình là trái pháp luật, vi phạm điều cấm, không được phép nhưng vì vụ lợi, vì động cơ cá nhân mà vẫn bất chấp và vẫn thực hiện. Động cơ thực hiện tội phạm và vì vụ lợi, động cơ cá nhân khác như củng cố địa vị, uy tín... cá nhân.

Mục đích của hành vi là nhằm chiếm đoạt lợi ích vật chất hoặc củng cố địa vị uy tín cá nhân.. Hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ được coi là hoàn thành khi gây ra hậu quả cho nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích của công dân.

Hành vi của giám đốc Bệnh viện Bưu Điện có dấu hiệu phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng với số tiền 66 tỷ đồng có thể bị điều tra, truy tố, xét xử theo khoản 3 điều 281 Bộ luật hình sự với khung hình phạt từ mười năm đến mười lăm năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

Trước đó, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Bệnh viện Bưu điện. Quá trình xác minh đơn thư tố cáo tiêu cực tại Bệnh viện Bưu điện, CQĐT phát hiện trong thời gian giữ chức giám đốc, ông Nguyễn Văn Oai đã chỉ đạo một số cán bộ dưới quyền lập khống chứng từ, báo cáo sai sự thật số bệnh nhân điều trị tại bệnh viện này để được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam hỗ trợ khoản tiền hơn 66 tỷ đồng. Phần lớn số tiền trên được ông Oai chia cho cán bộ nhân viên BV và mua sắm trang thiết bị.

Ông Nguyễn Văn Oai (SN 1953, quê ở Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội chuyên khoa nội năm 1978.

Năm 1979, bác sĩ Nguyễn Văn Oai lên đường nhập ngũ. Năm 1985, sau một thời gian dài phục vụ trong quân ngũ, bác sĩ Nguyễn Văn Oai chuyển ngành và được điều về làm việc tại Bệnh viện Y học dân tộc Hà-Nam-Ninh.

Từ năm 1986 đến năm 1995, ông Oai là PGĐ Bệnh viện Y học dân tộc Hà-Nam-Ninh; từ năm 1996 chuyển về Bệnh viện Bưu điện.

Năm 1997, bác sĩ Nguyễn Văn Oai được phong tặng danh hiệu "Thầy thuốc Ưu tú"; tháng 3/2008 được phong danh hiệu cao quý "Thầy thuốc Nhân dân".

Ông Nguyễn Văn Oai giữ chức vụ giám đốc bệnh viện Bưu điện từ năm 1997 đến năm 2012. Dưới thời kỳ ông làm lãnh đạo, bệnh viện Bưu điện được coi như điểm sáng trong ngành y với danh xưng “Bệnh viện không phong bì”.

Xem thêm: >> Clip những bảo mẫu hành hạ trẻ em mầm non

Băng Tâm

Bắt giam cựu giám đốc Bệnh viện Bưu điện

Thứ 4, 18/12/2013 | 11:31
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng Bộ Công an vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Văn Oai (60 tuổi), cựu giám đốc Bệnh viện Bưu điện (thuộc Tập đoàn Bưu chính viễn thông VN - VNPT).

Phạm tội vì anh ruột, mức án nào cho Dương Tự Trọng?

Thứ 5, 19/12/2013 | 07:19
Ông Dương Tự Trọng, cựu phó giám đốc Công an TP.Hải Phòng vì người anh ruột thịt Dương Chí Dũng mà bất chấp vi phạm pháp luật, cùng với thuộc cấp của mình, tổ chức cho anh trai trốn đi nước ngoài.

'Bản án' nào đáng sợ nhất cho bảo mẫu hành hạ trẻ?

Thứ 4, 18/12/2013 | 17:16
Các cơ quan chức năng sẽ có những xử lý thích đáng đối với những bảo mẫu tàn độc, tuy nhiên, dưới cái nhìn của đạo Phật, nhân quả báo ứng mới là bản án đáng sợ và lâu dài đối với họ.

Chuyện lạ: 'Hòn đá bị bắt giam', huyện xin... thương lượng

Thứ 4, 18/12/2013 | 10:12
Ngày 17/12, Toà án nhân dân tỉnh Gia Lai đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án khởi kiện Chủ tịch UBND huyện Chư Sê Nguyễn Hồng Linh về việc ra quyết định “tịch thu hòn đá” của bà Trần Thị Sắc (SN 1971, trú thôn Ia Sa, xã H’Bông, Chư Sê, Gia Lai), mà trước đó bà đã bị thua kiện trong phiên toà sơ thẩm do Tòa án nhân dân huyện Chư Sê xét xử.

Bị 'ám sát' hụt và bắt giam vì tố cáo quan chức?

Thứ 7, 14/12/2013 | 09:42
Đường dây nóng báo Nguoiduatin.vn nhận được phản ánh của ông Nguyễn Duy Quang (68 tuổi, trú tại thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) về việc ông bị “ra tay” hụt tới 2 lần do dám đứng ra tố cáo những sai phạm của một số quan chức địa phương. Và chẳng biết vô tình hay hữu ý mà ông bị bắt giam với một lý do hết sức phi lý.

Làm sao để không còn người bị bắt giam tùy tiện?

Thứ 2, 25/02/2013 | 08:36
Thực trạng nhiều bị can đang ngồi trong trại tạm giam “vô thời hạn” trong khi các cơ quan tố tụng vẫn "nhẩn nha" vi phạm tố tụng đang đặt ra câu hỏi lớn về việc hạn chế tình trạng tùy tiện này ngay từ “luật gốc” là Hiến pháp.

Bắt giam cựu giám đốc Bệnh viện Bưu điện

Thứ 4, 18/12/2013 | 11:31
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng Bộ Công an vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Văn Oai (60 tuổi), cựu giám đốc Bệnh viện Bưu điện (thuộc Tập đoàn Bưu chính viễn thông VN - VNPT).

Phạm tội vì anh ruột, mức án nào cho Dương Tự Trọng?

Thứ 5, 19/12/2013 | 07:19
Ông Dương Tự Trọng, cựu phó giám đốc Công an TP.Hải Phòng vì người anh ruột thịt Dương Chí Dũng mà bất chấp vi phạm pháp luật, cùng với thuộc cấp của mình, tổ chức cho anh trai trốn đi nước ngoài.

'Bản án' nào đáng sợ nhất cho bảo mẫu hành hạ trẻ?

Thứ 4, 18/12/2013 | 17:16
Các cơ quan chức năng sẽ có những xử lý thích đáng đối với những bảo mẫu tàn độc, tuy nhiên, dưới cái nhìn của đạo Phật, nhân quả báo ứng mới là bản án đáng sợ và lâu dài đối với họ.

Chuyện lạ: 'Hòn đá bị bắt giam', huyện xin... thương lượng

Thứ 4, 18/12/2013 | 10:12
Ngày 17/12, Toà án nhân dân tỉnh Gia Lai đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án khởi kiện Chủ tịch UBND huyện Chư Sê Nguyễn Hồng Linh về việc ra quyết định “tịch thu hòn đá” của bà Trần Thị Sắc (SN 1971, trú thôn Ia Sa, xã H’Bông, Chư Sê, Gia Lai), mà trước đó bà đã bị thua kiện trong phiên toà sơ thẩm do Tòa án nhân dân huyện Chư Sê xét xử.

Bị 'ám sát' hụt và bắt giam vì tố cáo quan chức?

Thứ 7, 14/12/2013 | 09:42
Đường dây nóng báo Nguoiduatin.vn nhận được phản ánh của ông Nguyễn Duy Quang (68 tuổi, trú tại thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) về việc ông bị “ra tay” hụt tới 2 lần do dám đứng ra tố cáo những sai phạm của một số quan chức địa phương. Và chẳng biết vô tình hay hữu ý mà ông bị bắt giam với một lý do hết sức phi lý.

Làm sao để không còn người bị bắt giam tùy tiện?

Thứ 2, 25/02/2013 | 08:36
Thực trạng nhiều bị can đang ngồi trong trại tạm giam “vô thời hạn” trong khi các cơ quan tố tụng vẫn "nhẩn nha" vi phạm tố tụng đang đặt ra câu hỏi lớn về việc hạn chế tình trạng tùy tiện này ngay từ “luật gốc” là Hiến pháp.