Giảng dạy tiếng Anh theo Đề án Ngoại ngữ 2020

Giảng dạy tiếng Anh theo Đề án Ngoại ngữ 2020

Thứ 6, 03/05/2013 | 08:55
0
Chương trình đưa tiếng Anh vào trường tiểu học đã được triển khai từ năm 2008, đến nay ở Hà Nội đã có hơn 400 trường thí điểm, triển khai tích cực và có hiệu quả, được sự đồng thuận của xã hội, bên cạnh đó còn giải quyết được băn khoăn cho các phụ huynh học sinh.

Để tìm hiểu về Đề án Ngoại ngữ 2020, trước hết cần phải nhắc đến sự quan tâm của lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng như các cơ quan ban ngành giúp cho Đề án được phát triển sâu rộng trong các nhà trường.

Xã hội - Giảng dạy tiếng Anh theo Đề án Ngoại ngữ 2020
Một giáo viên nước ngoài đang dạy học sinh (Ảnh: Trung tâm Bình Minh cung cấp)

Ông Nguyễn Ngọc Hùng - trưởng Bộ phận thường trực Đề án Ngoại ngữ Quốc gia cho biết: “Việc hình thành các Trung tâm Ngoại ngữ khu vực là do nhu cầu về đào tạo ngoại ngữ nói chung, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực ngoại ngữ và đổi mới phương pháp giảng dạy cho giáo viên nói riêng ở các vùng kinh tế trong cả nước. Trước mắt, tập trung xây dựng các trung tâm có đội ngũ giảng viên có trình độ cao và có nguồn lực làm nòng cốt hỗ trợ cho việc phát triển các trung tâm ở vùng kinh tế khác”.

“Các trung tâm ngoại ngữ khu vực là các cơ sở giáo dục sử dụng những bộ máy hiện có, tổ chức và phân công một đơn vị chuyên trách có trách nhiệm cụ thể và trách nhiệm điều phối các hoạt động có liên quan đến các chức năng đã quy định. Trung tâm ngoại ngữ phải có đội ngũ giáo viên vượt trội về năng lực ngoại ngữ, nghiên cứu khoa học, phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ, khảo thí ngoại ngữ. Mỗi trung tâm sẽ phải chọn cho mình một hoặc một số lĩnh vực chuyên sâu để là thế mạnh”, ông Hùng nhấn mạnh.

Thay mặt Bộ GD&ĐT, thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đã trực tiếp giao nhiệm vụ cho các trung tâm với nội dung: “Các trung tâm cần đổi mới nội dung, phương pháp, phương tiện dạy và học, xây dựng môi trường sử dụng ngoại ngữ tại cơ sở để đảm bảo chuẩn năng lực tiếng Anh cho giáo viên và sinh viên, nhằm cung cấp nguồn lực có chất lượng cao cho hệ thống giáo dục. Đây là vấn đề nòng cốt trong việc xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời trong lĩnh vực ngoại ngữ trên địa bàn và khu vực, là đầu mối thu hút nguồn lực quốc tế phục vụ việc dạy và học ngoại ngữ cho khu vực”.

Đến khi có Đề án 2020, Sở GD&ĐT Hà Nội mới cho phép các trường dạy chương trình làm quen với tiếng Anh. Kết quả cho thấy, các học sinh lớp 1, 2 học chương trình này không ảnh hưởng tới việc học tiếng Việt cũng như không làm quá tải việc học, bởi chương trình này rất đơn giản, phương pháp phong phú, chủ yếu tập trung vào việc nghe, nói.

Ông Phạm Xuân Tiến - trưởng phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD&ĐT Hà Nội) cho biết: “Khi tôi có cơ hội sang các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, tôi nhận thấy họ đưa tiếng Anh vào ngay cấp học mầm non và học sinh không có nhầm lẫn giữa hai ngôn ngữ. Vì thế theo tôi, với với nhu cầu của PHHS, thực tế hội nhập của xã hội thì việc cho trẻ em lớp 1, 2 làm quen với tiếng Anh là rất cần thiết, vừa không ảnh hưởng tới các bộ môn khác, vừa giúp trẻ năng động hơn”.

Xã hội - Giảng dạy tiếng Anh theo Đề án Ngoại ngữ 2020 (Hình 2).

Học sinh trong giờ học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài (Ảnh: Trung tâm Bình Minh)

Hiện nay, có 6 chương trình cũng như trung tâm đã được cấp phép, gồm có Phonics (VPBox), Language Link, Victoria, Dynet, Washington và Bình Minh. Đối với những chương trình có giáo viên người nước ngoài giảng dạy, sẽ được Phòng Giáo dục có yếu tố nước ngoài thẩm định về mặt pháp lý – ông Tiến nói.

Qua một thời gian triển khai, các chương trình tiếng Anh liên kết có yếu tố nước ngoài đã thể hiện được nhiều ưu điểm nổi trội: giúp học sinh phát âm chuẩn, tăng cường kỹ năng nghe nói cho học sinh, tăng cường khả năng giao tiếp sự tự tin cho học sinh... Nhiều con số thống kê đã cho thấy, học sinh sinh viên Việt Nam ra trường rất hạn chế về khả năng giao tiếp, kỹ năng nghe nói kém ... và lúc đó phải tham gia các khóa học cấp tốc để đạt được một cấp độ chứng chỉ quốc tế nhất định. Việc tham gia các khóa học cấp tốc này thực tế đã không đem lại hiệu quả cao như người học mong muốn.

Việc đầu tư cho con em học tiếng Anh và học ngay với giáo viên nước ngoài từ khi các em còn trong độ tuổi tiểu học là một nhu cầu cấp thiết của phụ huynh học sinh, phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế. Nhận biết được xu thế đó, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1400 về việc về việc phê duyệt đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục Quốc dân giai đoạn 2008-2020 và cũng đã đưa ra giải pháp" khuyến khích mạnh mẽ tạo cơ chế thuận lợi để phát triển liên kết, hợp tác giảng dạy, đào tạo, tuyển dụng người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài có trình độ ngoại ngữ làm giáo viên dạy ngoại ngữ trong các nhà trường...

Nguyên An

Thần đồng ngoại ngữ mong sớm có người "kế nhiệm"

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
"Vị trí số 1, em hy vọng sẽ sớm nhường lại cho các bạn trẻ bây giờ để thấy rằng ở Việt Nam không thiếu những “thần đồng".

Đột nhập lớp học ngoại ngữ... tại chùa

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:05
Trung tâm ngoại ngữ tại chùa Lá nằm sâu trong con hẻm trên đường Quang Trung (phường 14, TPHCM) từ gần 2 năm nay là nơi học tập miễn phí các thứ tiếng Anh, Hoa, Nhật, Pháp, Đức của hàng trăm học sinh, sinh viên nghèo trên địa bàn quận Gò Vấp và TPHCM.

Giáo viên ngoại ngữ “vật vã” đạt chuẩn quốc tế

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
Điều đó lý giải phần nào, tại sao học sinh học 7 năm ngoại ngữ vẫn không thể giao tiếp.

Muốn giỏi ngoại ngữ, đến ĐH Ngoại thương Hà Nội

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
Khoa tiếng Anh chuyên ngành, ĐH Ngoại thương Hà Nội vừa tổ chức hội nghị khoa học “Đổi mới phương pháp dạy và thi kiểm tra môn tiếng Anh” đồng thời giới thiệu phần mềm quản lí dạy và thi kiểm tra môn tiếng Anh.

Bi hài học ngoại ngữ với "thầy Tây xịn"

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:43
"Thầy Tây" ôm hôn, ngồi lên bàn học sinh để giảng bài, vừa giảng vừa ăn... bỏng ngô là những phút "tùy hứng" thường gặp, ảnh hưởng trực tiếp đến phong cách của học sinh.