Hợp tác đầu tư Tiểu vùng sông Mê Kông

Hợp tác đầu tư Tiểu vùng sông Mê Kông

Thứ 6, 10/05/2013 | 11:48
0
Sáng nay (10/5), tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc đã diễn ra Dự thảo diễn đàn Tài Nguyên Mê Kông II với chủ đề “Hợp tác đầu tư và Phát triển bền vững tiểu vùng Mê Kông”. Đây là sáng kiến nhằm thúc đẩy đối ngoại giữa các tổ chức thuộc các quốc gia trong khu vực thuộc Tiểu vùng Mê Kông mở rộng.

Diễn đàn Tài Nguyên Mê Kông II được tổ chức nhằm thu thập các ý kiến, góp ý cải thiện hệ thống chính sách quản lý để giảm thiểu các tác động không mong muốn từ các dự án đầu tư ra nước ngoài, nâng cao vị thế quốc gia trong khu vực, đồng thời tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư một cách an toàn, hiệu quả và có trách nhiệm.

Tại buổi khai mạc, ông Vũ Văn Trung, phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư) cho biết, hội nghị Diễn đàn hợp tác Tiểu vùng Mê Kông năm 2013 là dịp để các cơ quan của Chính phủ các nước thành viên, các tổ chức quốc tế, Hiệp hội doanh nghiệp cùng cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài khu vực Tiểu vùng Mê Kông trao đổi, thảo luận, đánh giá tác động các dự án đầu tư lẫn nhau giữa các nước trong khu vực.

Việt Nam Xanh - Hợp tác đầu tư Tiểu vùng sông Mê Kông
Giáo sư Nguyễn Mại, chủ tịch Hiệp hội Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VAFIE)

“Đây là cơ hội để đưa ra các đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hơn nữa hiệu quả của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khu vực, góp phần vào sự tăng trưởng thịnh vượng và mạnh mẽ của toàn khu vực”, ông Trung nhấn mạnh.

Giáo sư Nguyễn Mại, chủ tịch Hiệp hội đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VAFIE) cho biết, đầu tư luôn là nhân tố quan trọng để Việt Nam chuyển từ nước tiếp nhận đầu tư nước ngoài sang một nước bắt đầu đầu tư ra nước ngoài.

“Diễn đàn Tài nguyên Mê Kông II là dịp rất tốt để có được các trao đổi thẳng thắn để làm sao đầu tư đầu tư trong các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông không những đạt được lợi ích của doanh nghiệp, của quốc gia mà còn hướng tới việc bảo vệ môi trường của các nước sở tại, hướng tới phát triển nền kinh tế xanh và ít phát thải carbon”, ông Mại cho biết thêm.

Tình hình hợp tác đầu tư doanh nghiệp Việt Nam với các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan đạt được nhiều dấu ấn. Việt Nam hiện đã đầu tư sang 60 quốc gia và vũng lãnh thổ, với tổng số vốn đầu tư 13,5 tỷ USD, vốn thực hiện khoảng 4,4 tỷ USD. Riêng các nước ở tiểu vùng sông Mê Kông, Việt Nam đã đầu tư 335 dự án, chiếm 50% vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.

Cũng theo ông Mại, việc đầu tư thương mại là dại hạn, còn thương mại là ngắn hạn. FDI/GDP vốn đầu tư xã hội năm 2012 đạt 19,43%. Tạo 1,6 triệu việc làm cho người lao động.

Trong cơ cấu đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, các lĩnh vực liên quan đến tài nguyên thiên nhiên (phát triển thủy điện, khai khoáng, cây công nghiệp và khai thác lâm sản) chiếm một tỷ trọng rất lớn. Các loại hình dự án này thường có nguy cơ gây nhiều tác động tiêu cực đến tài nguyên, hệ sinh thái và cộng đồng sở tại.

Theo thống kê của Cục Quản lý Đầu tư Nước ngoài, tính đến 31/12/2012, đã có tổng cộng 719 dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp phép với tổng số vốn đăng ký là 29,23 USD, trong đó vốn của các nhà đầu tư Việt Nam là 12,87 tỷ USD. Trong đó, lưu vực sông Mê kông là nơi tiếp nhận đầu tư lớn nhất của Việt Nam.

Diễn đàn Tài Nguyên Mê Kông II do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư ở nước ngoài (VAFIE), Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia (VILACAED), Tổ chức Forest Trends và Tạp chí Đầu tư Nước ngoài phối hợp tổ chức.

Diễn đàn Tài nguyên Mê Kông lần thứ nhất được PanNature tổ chức vào đầu tháng 12/2011 tại Hà Nội nhằm thúc đẩy đối thoại giữa các tổ chức thuộc các quốc gia trong khu vực tiểu vùng Mê Kông mở rộng.

Văn Định

1/3 rừng khu vực Mê Kông có thể mất trong hai thập kỷ tới

Chủ nhật, 05/05/2013 | 10:15
Từ thực tế mất rừng đáng báo động thời gian qua, Báo cáo mới của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) cảnh báo về nguy cơ Tiểu vùng Mê Kông Mở rộng (GMS) có thể mất hơn 1/3 độ che phủ rừng còn lại chỉ trong hai thập kỷ tới nếu các nước thuộc Tiểu vùng này không đẩy mạnh công tác bảo tồn, khôi phục vốn tự nhiên, đặc biệt là tập trung vào tăng trưởng xanh.

Biến đổi khí hậu đe dọa sản lượng nông nghiệp lưu vực Mê Kông

Thứ 6, 05/04/2013 | 08:50
Theo kết luận của một nghiên cứu mới thuộc Dự án thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu vùng sông Mê Kông (MeKong ARCC), biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đáng kể tới sản lượng lương thực và cây công nghiệp của các nước hạ nguồn Mê Kông, bao gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.

Gần 1 nửa diện tích ĐBSCL sẽ 'biến mất' vào cuối thế kỷ

Thứ 2, 25/03/2013 | 18:23
Theo tính toán của Bộ TN&MT, đến cuối thế kỷ này, mực nước biển có thể dâng cao thêm 1m.

ĐBSCL trước thách thức biến đổi khí hậu (Kỳ cuối)

Thứ 3, 09/04/2013 | 09:14
Trước diễn biến ngày càng gia tăng và mức độ ảnh hưởng khốc liệt của biến đổi khí hậu (BĐKH), các bộ ngành, địa phương vùng ĐBSCL đã lên kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để ứng phó, đặc biệt là ứng phó với mặn - hạn trong mùa khô năm nay và các năm tiếp theo.

Đồng bằng sông Cửu Long trước thách thức biến đổi khí hậu (Kỳ 1)

Thứ 3, 02/04/2013 | 08:22
Địa hình thấp so với mực nước biển lại nằm ở hạ lưu sông Mê Kông, tiếp giáp với biển nên đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH). Theo dự báo của các tổ chức quốc tế và các nhà khoa học, toàn vùng ĐBSCL thời gian tới sẽ chịu tác động tiêu cực của hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Đồng bằng sông Cửu Long: Hạn nặng, mặn xâm nhập sâu

Thứ 2, 01/04/2013 | 17:19
Một trong những biểu hiện của biến đổi khí hậu (BĐKH) tại ĐBSCL thời gian qua là tình trạng thay đổi chế độ mưa và lượng mưa, gia tăng mực nước biển, triều cường và xâm nhập mặn trên sông lên cao, khiến người dân ở khu vực này thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt.