Không quân Ukraine tung video tiêm kích MiG-29 phóng tên lửa Mỹ chuyên diệt radar

Thứ 4, 31/08/2022 | 15:09
0
Không quân Ukraine ngày 30/8 đăng tải video quay cảnh tiêm kích MiG-29 phóng một số tên lửa AGM-88 HARM do Mỹ sản xuất. Đây là lần đầu tiên loại tên lửa này được phóng từ một chiến đấu cơ hệ Liên Xô/Nga.

Đầu tháng 8, hình ảnh đầu tiên được chia sẻ, cho thấy bằng chứng về việc quân đội Ukraine sử dụng tên lửa chống radar AGM-88 HARM trong giao tranh với các lực lượng Nga.

Vài tuần sau, quan chức Mỹ xác nhận đã cung cấp cho Ukraine các tên lửa không đối đất AGM-88 HARM. Đây là mẫu tên lửa chuyên tiêu diệt các hệ thống radar dưới mặt đất, có thể đe dọa hệ thống radar đi kèm tổ hợp S-300 của Nga.

Các chuyên gia quân sự khi đó nhận định, MiG-29 là mẫu tiêm kích phù hợp nhất để gắn tên lửa Mỹ. Đến ngày 30/8, không quân Ukraine lần đầu chia sẻ video quay cảnh MiG-29 phóng một vài tên lửa AGM-88 HARM theo góc nhìn của phi công trong buồng lái.

Tiêm kích MiG-29 trang bị tên lửa diệt radar AGM-88 HARM do Mỹ sản xuất.

Trong video, tên lửa Mỹ được gắn ở hai bên cánh máy bay, theo Business Insider. Ngoài ra, cảnh quay trong buồng lái cho thấy phi công Ukraine sử dụng hệ thống định vị GPS gắn kèm và một máy tính bảng.

Theo báo Mỹ, vấn đề không đơn giản chỉ là gắn tên lửa vào giá treo vũ khí, mà còn đảm bảo rằng hệ thống điện tử trên máy bay có thể nhận diện mẫu tên lửa này.

Máy tính bảng trong buồng lái chiếc MiG-29 dường như để hỗ trợ phóng tên lửa, sử dụng hệ thống cảm biến dò mục tiêu từ chính tên lửa AGM-88 HARM, theo báo Mỹ.

Cảm biến tích hợp trong tên lửa sẽ xác định các nguồn phát tín hiệu radar khả nghi. Phi công sẽ tổng hợp thông tin và lựa chọn mục tiêu để tấn công.

Tiêm kích MiG-29 Ukraine phóng tên lửa AGM-88 HARM.

Ngoài ra, phi công có thể nạp dữ liệu bằng tay, cung cấp tọa độ mục tiêu cho tên lửa AGM-88 HARM. Nhưng các dữ liệu này sẽ không thể thay đổi một khi máy bay đã cất cánh. Do đó, phương pháp này có thể không hiệu quả nếu đối phương đã nắm được thông tin và di chuyển hệ thống phòng không, theo Business Insider.

Theo báo Mỹ, các phương pháp trên là cách khả dĩ nhất để chiếc MiG-29 có thể phóng tên lửa do Mỹ sản xuất. Nhược điểm là phi công phụ thuộc hoàn toàn vào tầm hoạt động của cảm biến tích hợp trong tên lửa và do đó phạm vi khai hỏa sẽ ngắn hơn. 

Các mẫu máy bay tác chiến điện tử EA-18G của Mỹ hay Tornado ECR của NATO còn được trang bị hệ thống dò radar với tầm hoạt động xa hơn. 

Hệ thống này sẽ xác định vị trí mục tiêu dưới mặt đất và sau đó cung cấp dữ liệu cho tên lửa AGM-88 HARM để phi công khai hỏa.

Mỗi quả tên lửa AGM-88 HARM ước tính có giá 284.000 USD. Tên lửa nặng 355kg với đầu đạn nặng 64kg, đạt tốc độ tối đa 2.280 km/giờ và tầm bắn tối đa 150km.

Đăng Nguyễn - Business Insider

Cùng chuyên mục

Cao Bằng đầu hạ phủ kín một màu xanh mướt mát

Thứ 6, 03/05/2024 | 00:52
Trong hành trình du hý 4 ngày 3 đêm, gia đình Ngọc Mai đi một vòng Cao Bằng từ Đông sang Tây, không lặp lại một cung đường nào.

Clip: Ô tô bán tải bất ngờ lao đầu vào dải phân cách, tài xế xe máy gặp “vạ lây”

Thứ 6, 03/05/2024 | 00:30
Chiếc ô tô bán tải đang di chuyển trên đường bất ngờ lao đầu vào dải phân cách đường.

Lính Ukraine: Không thể lui vì... không có tuyến dưới

Thứ 6, 03/05/2024 | 00:11
Bị quân đội Nga áp đảo, nhiều đơn vị của Ukraine không thể tiến lên nhưng rút lui cũng rất nguy hiểm.

Cô gái Việt sang Mỹ chia tay bồ tỷ phú U80, bật khóc vì lý do không ngờ

Thứ 5, 02/05/2024 | 23:54
Chuyện tình "hợp - tan" của cặp đôi chênh nhau 46 tuổi gây nhiều chú ý.

Nga: Phương tiện lạ xuất hiện trong triển lãm khí tài phương Tây cung cấp cho Ukraine

Thứ 5, 02/05/2024 | 20:39
Cuộc triển lãm các loại vũ khí, khí tài do phương Tây cung cấp cho Ukraine đã được khai mạc ở thủ đô Moscow (Nga) hôm 1/5. Đây là các vũ khí, khí tài do quân đội Nga tịch thu trong chiến dịch quân sự đặc biệt. Một số vũ khí được trưng bày gần như nguyên vẹn nhưng cũng có những khí tài đã bị hư hại nặng nề.