Kỳ lạ ngôi mộ có hai văn bia

Kỳ lạ ngôi mộ có hai văn bia

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
0
Theo ông Lê Doãn Hảo, ông thường được nghe các cụ trong dòng tộc nói về ngôi mộ của cụ Quýnh, cụ Trị với nhiều điều kỳ lạ. Đặc biệt là chi tiết ngôi mộ của cụ Lê Quýnh có hai văn bia.

Trên thực tế, một mộ có tới hai văn bia là hiện tượng rất hiếm hoi và thú vị. Trước kia, bia mộ của cụ Quýnh vốn ở ngoài đồng, đến nay con cháu trong dòng tộc đã mang về đặt trước đối diện nhà thờ. Kích thước của tấm bia khá to, khổ 1,75 x 0,8m được đặt trên bệ gạch cao 0,5m. Đây là kiểu bia đời Nguyễn. Diềm bia có gờ nổi 0,15m, xung quanh chạm hoa lá cách điệu. Phía trên của bia mộ hình bán nguyệt, chạm lưỡng long triều nguyệt có hai mấu tai chìa ra hai bên.

Xã hội - Kỳ lạ ngôi mộ có hai văn bia

Bài vị của các trung thần họ Lê

Thời điểm Nguyễn Đăng Sở viết văn bia là lúc nhiều nơi nhân dân còn tưởng nhớ vua Lê. Không ít kẻ đã lợi dụng danh Lê Duy Hoán (con Lê Duy Chí, cháu vua Lê Chiêu Thống) để mưu đồ chống triều Nguyễn. Trước tình hình như vậy, Nguyễn Đăng Sở lại có những câu cực lực đề cao hai anh em họ Lê như: “Tráng thay suốt khoảng 17 năm, thủy chung không đổi. Có 4 bầy tôi nhà Lê trung nghĩa mà anh em hầu chiếm hai ngôi. Hai anh em một cửa, trung nghĩa làm sáng sử xưa, rệt đời sau, rạng rạng rực rực. Trông các quân tử trước thật không thẹn” (GS. Hoàng Xuân Hãn dịch). Tuy nhiên, bản văn bia hiện còn lưu giữ ở dòng tộc họ Lê Doãn lại là bài văn bia của Lê Doãn Tố (SN 1798, cháu nội Lê Quýnh, con trưởng Lê Doãn Thứ). Ông Lê Doãn Tố đỗ tú tài Mậu Tý năm Minh Mệnh thứ 9 (1828) và khoa Giáp Ngọ Minh Mệnh 15 (1834), làm thông phán tỉnh Hải Dương.

Theo các bậc cao niên trong dòng họ Lê Doãn ở Đại Mão, Nguyễn Đăng Sở vì quá khâm phục nên đã cố ý kéo dài thời gian thủy chung bất khuất của Lê Quýnh thêm một năm, bao gồm cả giai đoạn ông sống dưới chế độ nhà Nguyễn.

Sau vụ Lê Duy Hoán lại đến Lê Duy Lương nổi dậy muốn phục dựng triều Lê, vua Gia Long đã truyền lệnh bắt người dòng họ Lê nên bài văn của Nguyễn Đăng Sở không được khắc vào bia đá. Phải đến 35 năm sau (1848), khi Tự Đức lên ngôi, cháu nội Lê Quýnh mới thực hiện việc dựng bia ghi công trạng của ông mình. Chính vì thế, mộ trung thần lê Quýnh có hai văn bia với hai nội dung khác nhau.

Mặt trước bia nói về Lê Quýnh, dưới mặt nguyệt khắc bốn chữ to nằm ngang “Thiên địa chính khí”, giữa là hai chữ “Thọ tròn”. Toàn văn chữ Hán gồm 518 chữ, khắc chân phương, đẹp mắt. Mặt sau chạm tương tự như mặt trước, có 3 chữ to nằm ngang ở trán bia ghi Vạn cổ hương nói về Lê Doãn Trị, gồm 259 chữ. Cộng cả hai mặt là 777 chữ.

Nguyên nhân việc có hai văn bia khác nhau về trung thần Lê Quýnh

PGS.TS Nguyễn Duy Bính, Chủ nhiệm bộ môn Lịch sử Việt Nam, (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho biết, trong bản dịch “Bắc Hành từng ký” của GS. Hoàng Xuân Hãn gửi về nước năm 1969 có nói: Theo bản chép tay còn mang một số sai sót, phải có bản văn bia mới chắc. Theo những gì còn lưu lại thì tác giả của bài văn bia mà GS. Hoàng Xuân Hãn dịch là của Nguyễn Đăng Sở (SN 1754) người làng Hương Triện, huyện Gia Định, xứ Kinh Bắc (nay là huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh). Còn hiện tại, tấm bia mà họ Lê đang giữ là của Lê Quýnh lập nên.

Hoàng Mai