Lo ngại nguy cơ vỡ đập chính hồ Núi Cốc ở Thái Nguyên

Lo ngại nguy cơ vỡ đập chính hồ Núi Cốc ở Thái Nguyên

Thứ 4, 14/06/2017 | 13:30
0
Thông tin về khả năng vỡ đập chính hồ Núi Cốc tại tỉnh Thái Nguyên ở thời điểm mùa mưa 2017 đang khiến nhiều người lo ngại.

“Bom nước” lơ lửng trên đầu

Hồ Núi Cốc là hồ nước ngọt nhân tạo ở Thái Nguyên, được khởi công xây dựng vào năm 1973 và đưa vào khai thác năm 1978. Hồ có đập chính dài 480m cùng với 6 đập phụ khác. Đây là công trình nằm trong danh mục 6 hồ chứa là công trình thủy lợi quan trọng cấp Quốc gia tại Quyết định số 1848/QĐ- BNN- TL ngày 01/7/2004 của Bộ NN&PTNT.

Không chỉ tận dụng nguồn nước chảy qua cống để phát điện, hồ Núi Cốc cũng góp phần điều hòa khí hậu, tạo môi trường và cảnh quan thuận lợi cho phát triển khu du lịch. Với những chức năng đặc biệt như vậy, nhưng kể từ khi đầu tư xây dựng đến nay, việc nâng cấp công trình thủy lợi hồ Núi Cốc chưa được thực hiện.

Xã hội - Lo ngại nguy cơ vỡ đập chính hồ Núi Cốc ở Thái Nguyên

Không chỉ tận dụng nguồn nước chảy qua cống để phát điện, hồ Núi Cốc cũng góp phần điều hòa khí hậu, tạo môi trường và cảnh quan thuận lợi cho phát triển khu du lịch.

Trước đó, trong cuộc họp khẩn với các ngành, đơn vị chức năng, ông Đoàn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên cũng đã chỉ đạo: Trong vòng 45 ngày (tính từ ngày 6/6), việc xử lý chống thấm thân đập phải được hoàn thành, để chậm nhất từ ngày 10 đến 20/8, hồ Núi Cốc có thể thực hiện việc trữ nước phục vụ cho sản xuất và đời sống.

Theo các nhà chuyên môn, để sửa chữa cấp bách công trình trong thời gian trước mắt cần phải thực hiện các giải pháp như: Khoan phụt tạo màng chống thấm cho toàn bộ đập chính; bóc bỏ và làm lại đống đá tiêu nước; bóc bỏ và hoàn thiện lại mái hạ lưu đập; hoàn thiện hệ thống tiêu thoát nước mái hạ lưu; khôi phục hệ thống quan trắc đập... Về lâu dài, cần tính tới việc cải tạo hoàn toàn thân đập.

Do tính chất nghiêm trọng của sự việc, UBND tỉnh Thái Nguyên cũng đã giao Công ty TNHH Một thành viên Khai thác Thủy lợi làm chủ đầu tư, cho phép chỉ thầu đơn vị tư vấn và xây dựng để đưa ra phương án hiệu quả nhất cả về thời gian, tài chính và kỹ thuật. Sở NN& PTNT có trách nhiệm giám sát việc xử lý công trình để kịp thời báo cáo UBND tỉnh những tình huống có thể xảy ra, đồng thời đảm bảo nguyên tắc trong quá trình sửa chữa phải có phương án phòng, chống lụt bão.

Quốc Hùng