Luật sư tranh luận về quyền thừa kế của con dâu, con rể

Luật sư tranh luận về quyền thừa kế của con dâu, con rể

Thứ 2, 14/10/2013 | 08:54
0
Thực tế tại không ít gia đình, khi người con trai mất đi, con dâu không đi bước nữa mà vẫn ở nhà chồng, thờ chồng, nuôi con, chăm sóc bố mẹ chồng.

Nhân văn hay bất cập?

Có một điều rất “nghịch lý” trong quan niệm của người Việt là “con gái là con người ta, con dâu mới thật mẹ cha mua về”, nghĩa là công to, việc lớn gì của nhà chồng, con dâu đều phải cùng chồng đảm đương, gánh vác, trách nhiệm hơn với gia đình nhà mình. Thế nhưng, khi bố mẹ chồng phân chia tài sản thừa kế, thì con dâu “trở lại” với vai trò “người dưng”.

Thực tế tại không ít gia đình, khi người con trai mất đi, con dâu không đi bước nữa mà vẫn ở nhà chồng, thờ chồng, nuôi con, chăm sóc bố mẹ chồng. Nhiều gia đình, bố mẹ chồng còn tin tưởng và yêu quý con dâu hơn con đẻ, vì con dâu là người gần gũi, trực tiếp chăm sóc họ lúc tuổi già.

Thế nhưng, lẽ thường tình, con dâu vẫn không được hưởng tài sản của bố mẹ chồng. Nhiều ông bố, bà mẹ khi bày tỏ ý định chia cho con dâu một phần tài sản đã bị con đẻ, thậm chí là cả họ tộc kịch liệt phản đối, nên đành cho con dâu dưới hình thức cho con trai, hoặc cho cháu nội (nếu con trai đã mất) phần hơn.

Với con rể, cũng tương tự. Hiện nay, quan niệm cũng đã khác xưa, nhiều người đã xem con rể cũng như con trai, và với những gia đình ít con, hoặc chỉ toàn con gái, thì con rể cũng phải gánh vác trách nhiệm với bố mẹ vợ chẳng khác nào bố mẹ đẻ, nhưng cũng như con dâu, họ không có quyền hưởng tài sản của bố mẹ vợ.

Trong Bộ luật Dân sự hiện hành, con dâu, con rể không có tên trong bất kỳ hàng thừa kế theo luật nào, còn những ông bố, bà mẹ muốn bày tỏ tình cảm, cho đích danh con dâu, con rể thì phải lập di chúc, nêu rõ cho họ phần nào đó tài sản mình để lại. Tuy nhiên, những trường hợp này khá hiếm hoi, thậm chí, lập di chúc rồi, nhưng đến lúc chia, vẫn còn nhiều tranh cãi.

Khắc phục tình trạng này, dự thảo Luật HN&GĐ sửa đổi đã qui định về nghĩa vụ và quyền của con dâu, con rể, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng. Theo đó, trong trường hợp sống chung, con dâu, con rể, bố mẹ chồng, bố mẹ vợ  có nghĩa vụ đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu chung của gia đình; tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế của mình và gia đình; được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình. Và khi, giữa con dâu, con rể và bố mẹ chồng, bố mẹ vợ đã thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ như cha mẹ và con thì được thừa kế di sản của nhau như giữa cha mẹ và con.

Luật sư - Luật sư tranh luận về quyền thừa kế của con dâu, con rể
Không hiếm các cuộc ly hôn, con dâu phải ra đi “trắng tay”.    Ảnh: TL

Khó chứng minh!

Đánh giá cao tính nhân văn của qui định cho phép con dâu, con rể được quyền thừa kế tài sản từ bố mẹ vợ, bố mẹ chồng, nhưng LS Trương Văn Hải, Đoàn LS TP Hà Nội cho rằng, để qui định điều này, sẽ phải sửa Bộ luật Dân sự các hàng thừa kế hiện tại chỉ dành cho quan hệ huyết thống, còn con dâu, con rể không thuộc đối tượng được hưởng thừa kế.

Do đó, sửa đổi điều này sẽ “đụng” đến cả một hệ thống các qui định liên quan, nên không hề đơn giản. Chưa kể, căn cứ vào đâu để chứng minh con dâu, con rể đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ giữa con cái đối với bố mẹ chồng, bố mẹ vợ, đã yêu thương, tôn trọng như bố mẹ mình? Với người này, chu cấp tiền nong, thăm hỏi thường xuyên được xem là yêu quí, tôn trọng, nhưng với người khác lại đòi hỏi khắt khe hơn, phải “thể hiện tình cảm” bằng việc trực tiếp chăm sóc thì mới là “dâu hiền, rể thảo”… thế nên chứng minh con dâu, con rể đã “thực hiện đầy đủ nghĩa vụ giữa con cái với bố mẹ” sẽ rất khó!

LS Hải còn cho rằng, việc qui định quyền được hưởng thừa kế cho con dâu, con rể còn “tiềm ẩn nguy cơ” bất hòa giữa con cái trong các gia đình, ví dụ không muốn con rể, con dâu được thừa kế, những người con dâu, rể, hoặc con đẻ khác “hùa” nhau gièm pha, để bố mẹ “giảm” tình cảm, nhằm không chia tài sản cho họ nữa rất dễ xảy ra.

Vì vậy, theo LS Hải, qui định cho con dâu, con rể hưởng thừa kế từ bố mẹ vợ, bố mẹ chồng là không nên, vì dễ gây thêm tranh chấp khi chia thừa kế. Mặt khác, luật đã giao cho người có tài sản quyền tự định đoạt phân chia tài sản của mình, theo đó, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng hoàn toàn có thể dành cho con dâu, con rể một phần tài sản của mình trong di chúc nếu muốn.

Tuy nhiên, cũng nhìn dưới góc độ pháp lý, LS Nguyễn Thủy Nguyên lại cho rằng, qui định này là tiến bộ và cần thiết. Việc cho dâu, rể hưởng thừa kế sẽ “xóa nhòa” ranh giới là “người dưng” với cha mẹ vợ, chồng, giúp cho quan hệ gia đình giữa họ bền chặt hơn. Tuy nhiên, để luật khả thi, phải hướng dẫn cụ thể việc đóng góp công sức, thái độ tình cảm… như thế nào thì được xem là thực hiện đầy đủ nghĩa vụ giữa con cái với bố mẹ.

Theo Phương Thảo (Pháp luật xã hội)

Thăng trầm nghề luật sư ở Việt Nam (kỳ cuối)

Thứ 5, 10/10/2013 | 15:44
Trải qua hơn 100 năm với biết bao thăng trầm của lịch sử, nghề luật sư ở Việt Nam đã sản sinh ra nhiều thế hệ luật sư không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn có nhiều đóng góp cho cách mạng nhằm giải phóng cho dân tộc trước kia và góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh một nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân hôm nay.

Thăng trầm nghề luật sư ở Việt Nam (1)

Thứ 5, 10/10/2013 | 15:41
Nghề luật sư đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu, những luật sư hành nghề đầu tiên là người có quốc tịch Pháp hoạt động ở Nam kỳ. Với Sắc lệnh ngày 30/1/1911, nhà cầm quyền Pháp đã mở rộng cho người Việt Nam không có quốc tịch Pháp được làm luật sư.

Có được thừa kế khi giấy khai sinh không ghi tên mẹ?

Thứ 4, 28/08/2013 | 14:13
Khi giấy khai sinh không ghi tên của người mẹ thì người con đó có được quyền thừa kế đối với di sản của mẹ không (trường hợp mẹ không để lại di chúc), Huynh Quoc Toan?

Vì căn nhà thừa kế, con kiện cha

Thứ 3, 30/07/2013 | 10:29
Người đàn ông tóc bạc trắng ngồi trầm ngâm nơi hàng ghế đầu tiên dành cho đương sự. Trên chiếc xe lăn, người thanh niên lặng lẽ cúi đầu suy tư. Họ là cha con, cũng là nguyên đơn và bị đơn trong vụ kiện.

Bất công nếu con dâu, rể không được hưởng thừa kế?

Thứ 3, 02/07/2013 | 09:29
Người Việt Nam quan niệm “dâu con, rể khách”, thế nhưng chỉ là trong trách nhiệm và cách ứng xử hàng ngày.

Bút ký luật sư: Chỉ vì 'dạy em quá tay'

Thứ 4, 09/10/2013 | 15:54
Nhận Quyết định phân công của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước để tham gia tố tụng bào chữa cho ông Trịnh Văn Tâm (Sóc Sơn, Hà Nội) trong vụ án “Cố ý gây thương tích”, tôi không khỏi băn khoăn. Sự việc có đáng gì để hai anh em họ phải đưa nhau ra chốn công đường (?!).

Thăng trầm nghề luật sư ở Việt Nam (kỳ cuối)

Thứ 5, 10/10/2013 | 15:44
Trải qua hơn 100 năm với biết bao thăng trầm của lịch sử, nghề luật sư ở Việt Nam đã sản sinh ra nhiều thế hệ luật sư không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn có nhiều đóng góp cho cách mạng nhằm giải phóng cho dân tộc trước kia và góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh một nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân hôm nay.

Thăng trầm nghề luật sư ở Việt Nam (1)

Thứ 5, 10/10/2013 | 15:41
Nghề luật sư đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu, những luật sư hành nghề đầu tiên là người có quốc tịch Pháp hoạt động ở Nam kỳ. Với Sắc lệnh ngày 30/1/1911, nhà cầm quyền Pháp đã mở rộng cho người Việt Nam không có quốc tịch Pháp được làm luật sư.

Có được thừa kế khi giấy khai sinh không ghi tên mẹ?

Thứ 4, 28/08/2013 | 14:13
Khi giấy khai sinh không ghi tên của người mẹ thì người con đó có được quyền thừa kế đối với di sản của mẹ không (trường hợp mẹ không để lại di chúc), Huynh Quoc Toan?

Vì căn nhà thừa kế, con kiện cha

Thứ 3, 30/07/2013 | 10:29
Người đàn ông tóc bạc trắng ngồi trầm ngâm nơi hàng ghế đầu tiên dành cho đương sự. Trên chiếc xe lăn, người thanh niên lặng lẽ cúi đầu suy tư. Họ là cha con, cũng là nguyên đơn và bị đơn trong vụ kiện.

Bất công nếu con dâu, rể không được hưởng thừa kế?

Thứ 3, 02/07/2013 | 09:29
Người Việt Nam quan niệm “dâu con, rể khách”, thế nhưng chỉ là trong trách nhiệm và cách ứng xử hàng ngày.

Bút ký luật sư: Chỉ vì 'dạy em quá tay'

Thứ 4, 09/10/2013 | 15:54
Nhận Quyết định phân công của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước để tham gia tố tụng bào chữa cho ông Trịnh Văn Tâm (Sóc Sơn, Hà Nội) trong vụ án “Cố ý gây thương tích”, tôi không khỏi băn khoăn. Sự việc có đáng gì để hai anh em họ phải đưa nhau ra chốn công đường (?!).