Muốn được lòng dân, hãy dừng bauxite

Muốn được lòng dân, hãy dừng bauxite

Thứ 4, 24/04/2013 | 09:58
0
Dự án bauxite là dự án gây chia rẽ sâu sắc nhất về nhân tâm vì liên quan đồng thời cả ba vấn đề sinh tử của đất nước: kinh tế, môi trường và quốc phòng an ninh.

Tài nguyên được xem là vốn quý của quốc gia nhưng không phải là vô hạn. Trong điều kiện của nước ta, việc khai thác nguồn khoáng sản bauxite dồi dào còn tiềm ẩn có thể xem như là nỗ lực của Đảng và Chính phủ nhằm tăng thu ngân sách, đầu tư cho xã hội phát triển kinh tế.

Việt Nam Xanh - Muốn được lòng dân, hãy dừng bauxite

Khi con người tác động vào tự nhiên, bao giờ cũng có hai mặt được và mất. Đây là bài toán đánh đổi, đòi hỏi phải làm sao cho cái được lớn nhất và cái mất ít nhất. Đương nhiên, làm việc thì có thành công và có thất bại. Việc khai thác bauxite đòi hỏi phải được thực hiện một cách bài bản, khoa học, hiệu quả; phải gắn liền quy hoạch chiến lược và quy hoạch ngắn hạn một cách toàn diện, chặt chẽ vì cuộc sống của người dân và cũng vì thế hệ tương lai của con cháu chúng ta.

Thực tế cho thấy sau thời gian dài thực thi, hai dự án bauxite thí điểm Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông) đã bộc lộ nhiều bất cập về kinh tế - xã hội và môi trường.

Có thể nói dự án bauxite là dự án gây chia rẽ sâu sắc nhất về nhân tâm vì liên quan đồng thời cả ba vấn đề sinh tử của đất nước: kinh tế, môi trường và quốc phòng an ninh. Đó là chưa kể văn hóa Tây Nguyên bị bào mòn và xâm hại đến mức nào. Trước khi dự án đi vào thực thi, nhiều chuyên gia, nhân sĩ, trí thức và đông đảo người dân đã kiến nghị dừng dựa trên nhiều phân tích sâu sắc ở các góc độ khoa học kỹ thuật, kinh tế - xã hội, môi trường rất khách quan và thuyết phục.

Kết quả thăm dò của Diễn đàn Kinh tế Việt Nam VNR500 và báo điện tử Dân Trí cho thấy có đến 96% người dân đồng ý dừng dự án bauxite Tây Nguyên. Đấy là con số sống động phản ánh ý dân mà những người có trách nhiệm không thể “bịt tai”.

Mới đây, sau những chuyến thị sát tình hình, nghe báo cáo cụ thể từ các chuyên gia, các địa phương, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định không làm cảng Kê Gà (Bình Thuận) vì sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế. Nỗ lực giải quyết hậu quả và trọn vẹn vấn đề bauxite là một cố gắng được trông đợi của nhiều tầng lớp nhân dân bởi tính hệ trọng của nó. Trong tình hình khó khăn hiện nay, còn rất nhiều vấn đề khác cần đến sự tỉnh táo, quyết liệt và nỗ lực vì nước, vì dân như thế. Lối ra rẻ nhất và có lợi nhất cho đất nước hiện nay là đình chỉ hai dự án bauxite Tây Nguyên.

Nếu bây giờ dừng dự án bauxite thì được và mất gì? Dừng thì Nhà nước (tức là tất cả mọi người dân Việt Nam) đành phải chịu thiệt hại, phải trả tiền đã đầu tư. Khoản mất trắng này là do người ta tính toán thiếu cẩn trọng nhưng cả dân tộc phải chịu và bây giờ thì nên chịu. Thà chịu đau còn hơn là sẽ phải chịu tổn thất nhiều hơn gấp bội do lỗ, do tổn hại đến môi trường, an ninh quốc gia và lòng tin của người dân.

Còn cái được mà ai cũng nhận thấy là được lòng dân, không tiếp tục đổ tiền, lãng phí tiền thuế của dân vào một dự án không hiệu quả về kinh tế, tác động xấu đến môi trường, bất an về xã hội, phá hỏng nền văn hóa Tây Nguyên. Cái được ở đây còn là dịp để Đảng và Chính phủ dẹp loạn tham mưu và làm ẩu của nhóm người không nghĩ đến quyền lợi của dân tộc, của đất nước.

Rà soát mục tiêu phát triển dự án, nếu quyền lợi dân tộc và đất nước được minh bạch và bảo đảm thì cũng là dịp cho những người lãnh đạo được vẻ vang với nhân dân.

Theo Lao động

'Dự án khai thác bauxite nên để cho Quốc hội quyết định'

Thứ 6, 15/03/2013 | 08:31
“Việc triển khai dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên cũng tương tự như việc chúng ta đã cưỡi lên lưng hổ. Chính phủ lẫn doanh nghiệp đều cho rằng bây giờ chưa lãi nhưng sau sẽ có lãi, nhưng đây vẫn là lời hứa không được đảm bảo”, Đại biểu Dương Trung Quốc (Tổng Thư ký Hội Sử học Việt Nam) bày tỏ lo ngại.

Vay tương lai, đào hiện tại

Thứ 4, 10/04/2013 | 14:45
Thế giới đã dùng thuật ngữ “căn bệnh Hà Lan” từ cách đây năm thập kỷ để cảnh báo các quốc gia sống chủ yếu dựa trên xuất khẩu tài nguyên. Chính phủ đã cấm xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản thô từ vài năm gần đây nhưng xem ra không mấy hiệu quả.

'Ăn thịt' chính mình!

Thứ 4, 10/04/2013 | 14:28
Xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản đã và đang mang về cho Việt Nam hàng chục tỉ đô la Mỹ mỗi năm. Nhưng, nhiều ý kiến cho rằng cách phát triển kinh tế dựa vào tài nguyên thô chẳng khác gì “ăn thịt” chính mình.

Trái đất 'kêu cứu' vì ô nhiễm

Thứ 2, 25/03/2013 | 22:05
Nhiếp ảnh gia J. Henry Fair vừa giới thiệu bộ ảnh gây chấn động thế giới về hiện tượng ô nhiễm trên trái đất như tràn dầu, phá rừng, khói bụi, rác thải... phản ánh những tiêu cực của con người đến môi trường sinh thái.