Nguy cơ trẻ tử vong vì dịch bệnh Tay chân miệng: Cha mẹ nắm vững những điều sau để bảo vệ con

Nguy cơ trẻ tử vong vì dịch bệnh Tay chân miệng: Cha mẹ nắm vững những điều sau để bảo vệ con

Thứ 2, 15/10/2018 | 11:48
0
Bệnh tay chân miệng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Với sự bùng phát trở lại của dịch bệnh tay chân miệng trong thời gian vừa qua, ước tính đến thời điểm hiện tại, theo ghi nhận đã có 6 bệnh nhân tay chân miệng tử vong, tại các tỉnh phía Nam.

Trước diễn tiến phức tạp và nguy hiểm của bệnh, các bậc cha mẹ cần chủ động phòng ngừa cho con em mình bằng cách nắm vững những thông tin dưới đây.

Hàng ngàn trẻ rơi vào cơn nguy kịch do bệnh tay chân miệng “hoành hành”

Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 53.000 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng trên khắp cả nước, trong đó có khoảng 26.000 trường hợp phải nhập viện cấp cứu. Đáng chú ý nhất, tại thời điểm này, dịch bệnh tay chân miệng đã “cướp đi” mạng sống của 6 trường hợp. Được biết, các ca tử vong này đều tập trung tại 5 tỉnh, thành phố ở khu vực phía Nam.

Cụ thể, tại các tỉnh phía Nam như: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Tây Ninh… khoảng 2 tháng trở lại đây, số ca mắc bệnh tay chân miệng tăng đột biến, tăng khoảng 50% so với các tháng trước đó. Tại TP. HCM, mỗi tuần có hơn 300 ca nhập viện do mắc tay chân miệng. Đặc biệt, đối tượng bị tay chân miệng có khoảng 90% là trẻ em dưới 3 tuổi.

Sức khỏe - Nguy cơ trẻ tử vong vì dịch bệnh Tay chân miệng: Cha mẹ nắm vững những điều sau để bảo vệ con

Nhiều trẻ nhiễm virus tay chân miệng phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng

Các chuyên gia Y tế cho rằng, tình trạng gia tăng dịch tay chân miệng trong thời gian vừa qua là do tính chất lây truyền của bệnh, đặc biệt lại vào thời điểm khai giảng, học sinh tập trung vào năm học mới đồng thời chưa có vacxin phòng bệnh triệt để.

Con đường lây nhiễm của dịch bệnh tay chân miệng chủ yếu là qua đường hô hấp (nguồn lây chính là từ dịch tiết nước bọt, các nốt mụn nước...); lây truyền trực tiếp qua đường tiêu hóa (tiếp xúc với phân bị nhiễm virus) hoặc do tiếp xúc với đồ dùng sinh hoạt cá nhân, đồ chơi, bàn ghế, sàn nhà... bị nhiễm virus.

Sức khỏe - Nguy cơ trẻ tử vong vì dịch bệnh Tay chân miệng: Cha mẹ nắm vững những điều sau để bảo vệ con (Hình 2).

Bệnh tay chân miệng diễn biến phức tạp, có thể gây biến chứng nguy hiểm

Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng

Biểu hiện của bệnh bao gồm: Sốt; ho kèm đau họng; xuất hiện tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước, thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối và mông… phần lớn các trường hợp mắc bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên, ở một số ca bệnh có thể diễn tiến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong. Dưới đây là chi tiết các dấu hiệu bệnh tay chân miệng giúp cha mẹ nhận biết dễ dàng hơn:

Sức khỏe - Nguy cơ trẻ tử vong vì dịch bệnh Tay chân miệng: Cha mẹ nắm vững những điều sau để bảo vệ con (Hình 3).

Dấu hiệu nhận biết tay chân miệng

- Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Khi mắc bệnh, trẻ thường có hiện tượng quấy khóc kèm biếng ăn. Tình trạng này có thể diễn ra nhiều ngày, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15 - 20 phút lại tỉnh dậy quấy khóc khoảng nửa tiếng rồi thiếp đi ngủ tiếp. Nhiều cha mẹ thường nghĩ, do trẻ có các nốt mụn ở miệng gây đau, nhưng thực tế không phải vậy - đó là do tình trạng trẻ bị nhiễm độc thần kinh trong giai đoạn sớm của bệnh.

- Giật mình: Đây là hệ lụy của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Các bậc cha mẹ cần chú ý, phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không để áp dụng các phương pháp can thiệp kịp thời.

- Sốt cao không hạ: Trẻ sốt trên 38 độ C kéo dài hơn 48 giờ mà không đỡ. Quá trình viêm xảy ra rất mạnh trong cơ thể, dễ dẫn tới tình trạng nhiễm độc hệ thần kinh. Lúc này, cần dùng ngay một loại thuốc hạ sốt để giảm sốt cho trẻ, tránh sốt cao gây co giật… ảnh hưởng lớn và nguy hiểm tới tính mạng con trẻ.

- Loét miệng: Với một số trẻ thì sau 1 hoặc 2 ngày đã xuất hiện triệu chứng loét miệng. Các nốt đỏ mọc trong miệng (tương tự giống nốt nhiệt miệng), nhất là quanh lưỡi, lợi, mặt trong má. Ban đầu, những nốt này có kích thước nhỏ, sau lớn dần và chúng nhanh chóng phát triển thành những vết loét lớn có màu vàng - xám, bao quanh là một vòng tròn đỏ. Thường sẽ có từ 5 - 10 vết trong miệng, khiến trẻ khó ăn, uống và nuốt. Trẻ rất khó chịu và quấy khóc. Những vết loét miệng này có thể sẽ tự hết trong khoảng 5 – 7 ngày.

- Nổi ban trên da: Sau khi xuất hiện vết loét trong miệng, những nốt nhỏ màu đỏ sẽ nổi dưới da trẻ. Nhất là ở ngón tay, kẽ ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân và thỉnh thoảng gặp ở mông, háng. Những nốt này, thường có kích thước khoảng 3 - 5 mm, nhân giữa mụn có màu xám đục và hình bầu dục. Thông thường, các nốt này không gây đau, ngứa. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, mụn rất dễ vỡ, nước mụn chảy lan sang các vùng da xung quanh, khiến bệnh lây lan nhanh chóng và khó chữa trị. Các nốt ban trên da và mụn nước có thể kéo dài 10 – 15 ngày.

Biến chứng bệnh tay chân miệng nguy hiểm như thế nào?

Khi bệnh tay chân miệng có diễn tiến phức tạp sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: Bội nhiễm; tiêu chảy; suy hô hấp, tim mạch; Viêm não, viêm màng não... Cụ thể ra sao, mời bạn cùng xem phân tích cụ thể dưới đây:

Bội nhiễm

Các nốt mụn nước xuất hiện ở vị trí miệng, tay, mông, đầu gối, chân… khi vỡ nếu không giữ gìn, vệ sinh cẩn thận sẽ gây nhiễm trùng, bội nhiễm vết thương trên da gây nguy hiểm cho người bệnh. Đối với vết loét trong miệng sẽ gây đau, rát và xót làm chảy nước miếng làm trẻ trở nên kém ăn dẫn tới suy nhược cơ thể.

Tiêu chảy

Khi nổi bóng nước, trẻ có thể sốt nhẹ, quấy do đau miệng, bỏ ăn. Bóng nước tự xẹp và thông thường bệnh sẽ tự khỏi sau 5 - 7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài và khiến trẻ bị nôn ói, tiêu chảy và mất nước… dễ gây nguy hiểm tính mạng.

Biến chứng tim mạch, đường hô hấp

Đa số trường hợp bệnh tự khỏi, song nếu do nhiễm virus Enterovirus 71, một số trẻ có biến chứng tim mạch, viêm cơ tim, suy hô hấp, viêm phổi.

Viêm não, viêm màng nào

Một trong những nguy hiểm của bệnh tay chân miệng gây ra đó chính là sự tổn thương dây thần kinh, nếu để bệnh kéo dài có thể rất nguy hiểm, gây tổn thương não như viêm não, viêm màng não. Điều mà mọi người quan tâm, lo lắng nhất là các biến chứng này thường rất khó phát hiện sớm nếu thầy thuốc không có kinh nghiệm và người nhà không chú ý.

Trẻ có biến chứng não thường không hôn mê sâu mà có những triệu chứng khó nhận thấy như khó ngủ, quấy khóc liên tục, giật mình lúc thức hay lúc bắt đầu thiu thiu ngủ. Trẻ có thể hoảng hốt, nói lảm nhảm, chới với, run tay chân, co giật.

Bệnh tay chân miệng lây qua con đường nào?

Tay chân miệng khi xuất hiện thường gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ, vì vậy các bậc phụ huynh rất muốn biết con đường lây nhiễm của bệnh này ra sao? Để giải đáp những khúc mắc này, dưới đây là một số gợi ý giúp bạn nhận biết con đường lây truyền bệnh tay chân miệng, cụ thể:

- Virus tay chân miệng lây từ người sang người, qua tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh (các nốt mụn nước khi vỡ sẽ tiết ra dịch nếu người lành chạm phải sẽ rất dễ bị lây).

- Tay chân miệng dễ lây nhiễm qua đường hô hấp, khi tiếp xúc với không khí, dịch tiết nước bọt, mũi... khi ho hoặc nói chuyện.

- Bệnh dễ lây nhiễm khi trẻ thường xuyên ngậm mút, tiếp xúc với đồ chơi không được vệ sinh hàng ngày.

- Virus tay chân miệng có thể lây qua phân của người bị bệnh.

Sức khỏe - Nguy cơ trẻ tử vong vì dịch bệnh Tay chân miệng: Cha mẹ nắm vững những điều sau để bảo vệ con (Hình 4).

Con đường lây bệnh tay chân miệng

Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng. Để tránh nguy cơ dịch bệnh tay chân miệng bùng phát mạnh và hạn chế tới mức thấp nhất số trẻ nhiễm virus tử vong, trước mắt, mọi người nên áp dụng một số cách phòng tránh bệnh như:

Sức khỏe - Nguy cơ trẻ tử vong vì dịch bệnh Tay chân miệng: Cha mẹ nắm vững những điều sau để bảo vệ con (Hình 5).

Cha mẹ cần phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ càng sớm càng tốt

Uống nhiều nước

Đối với trẻ nhiễm bệnh nên uống nhiều nước và có thể dùng thuốc để điều trị triệu chứng như hạ sốt hay giảm đau do các vết loét gây nên (theo chỉ định của bác sĩ).

Vệ sinh cá nhân

Rửa tay bằng xà phòng nhiều lần trong ngày, sau khi đi vệ sinh, bế ẵm trẻ hoặc sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. Đặc biệt, cũng cần vệ sinh tay sạch sẽ khi cầm nắm thức ăn hoặc trước khi cho trẻ ăn.

Vệ sinh ăn uống

Thức ăn trong các bữa ăn cho trẻ, cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống sôi; các vật dụng ăn uống phải đảm bảo rửa sạch sẽ trước khi dùng; sử dụng nước sạch trong sinh hoạt; không nhai mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi hay dùng chung đồ dùng, vật dụng cá nhân như: khăn mặt, cốc chén…

Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt

Những điểm trông giữ trẻ cần phải giữ gìn vệ sinh chung sạch sẽ như: Dụng cụ học tập, đồ chơi, bàn ghế… cần được làm sạch thường xuyên bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Thu gom và xử lý chất thải của trẻ

Cần vệ sinh nhà tiêu thường xuyên, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý sạch sẽ.

Theo dõi phát hiện sớm bệnh ở trẻ

Trẻ em cần phải được theo dõi sức khỏe một cách thường xuyên và nên thăm khám sức khỏe định kỳ, để phát hiện bệnh sớm. Nếu trẻ có dấu hiệu mắc bệnh, cần phải có biện pháp cách ly, điều trị để tránh lây bệnh cho mọi người xung quanh.

Cách ly, điều trị khi bệnh xuất hiện

Ở những nơi thường có nhiều người như mẫu giáo, trường học,… hay những nơi thường tập trung trẻ nhỏ, cần chủ động quan tâm, theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và chữa trị. Khi trẻ mắc bệnh, cần được cách ly và không nên đưa đến những nơi đông người, để tránh lây lan và bùng phát dịch.

Nano bạc – “Cứu tinh” giúp đẩy lùi bệnh tay chân miệng an toàn và hiệu quả nhanh chóng cho trẻ nhỏ

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm, có mức độ lây lan và tạo thành ổ dịch nhanh chóng. Chúng có thể bùng phát thành dịch bất cứ khi nào. Nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu bệnh tay chân miệng, bạn hãy đưa trẻ đi khám sớm để xử lý kịp thời. Điều trị bệnh tay chân miệng càng sớm càng tốt sẽ tránh được những biến chứng nguy hiểm. Với trẻ bị ở mức độ nhẹ, các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể tự chăm sóc và điều trị cho bé tại nhà với sự hiểu biết, xử lý khoa học mà không cần phải nhập viện. Tuy nhiên, cách tốt nhất để tránh biến chứng nguy hiểm, bạn vẫn nên đưa trẻ tới các trung tâm để các bác sĩ thăm khám, đưa ra giải pháp tốt nhất và điều trị dứt điểm bệnh cho trẻ.

Từ xa xưa, chúng ta đã biết đến khả năng tiêu diệt vi khuẩn của bạc và tác dụng này càng được nhân lên gấp bội khi chúng được bào chế dưới dạng kích thước siêu nhỏ (nano). Nano bạc có tác dụng cản trở quá trình sao chép, ngăn cản sự phát triển của virus, vi khuẩn; tiêu diệt chúng một cách nhanh nhất và triệt để nhất. Đồng thời, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, nano bạc còn giúp đẩy nhanh quá trình liền sẹo nên rất thích hợp sử dụng trong điều trị các bệnh ngoài da như: Tay chân miệng, zona thần kinh, thủy đậu, sởi

Sức khỏe - Nguy cơ trẻ tử vong vì dịch bệnh Tay chân miệng: Cha mẹ nắm vững những điều sau để bảo vệ con (Hình 6).

Gel Subạc giúp phòng ngừa và điều trị bệnh tay chân miệng hiệu quả

Sức khỏe - Nguy cơ trẻ tử vong vì dịch bệnh Tay chân miệng: Cha mẹ nắm vững những điều sau để bảo vệ con (Hình 7).

Đặc biệt, khi nano bạc được kết hợp với các dược liệu có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, thu nhỏ ổ loét, nhanh liền sẹo như dịch chiết neem, chitosan… đã tạo nên một công thức toàn diện giúp đẩy nhanh quá trình điều trị tay chân miệng, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, mau khỏe hơn. Để thuận tiện trong việc sử dụng, công thức này, các nhà khoa học đã bào chế thành dạng gel bôi ngoài da mang tên Subạc.

Gel sát khuẩn và làm sạch da Subạc giúp điều trị tay chân miệng hiệu quả nhờ tính năng ưu việt: Làm sạch, tiêu diệt tất cả các loại vi sinh vật gây bệnh trên da, an toàn với trẻ nhỏ, thân thiện với sức khỏe con người. Đồng thời, sản phẩm còn giúp tái tạo da, ngăn ngừa sẹo trong những trường hợp bị bỏng nhẹ, các vết thương do côn trùng cắn…

Kinh nghiệm điều trị tay chân miệng cho con ngay tại nhà, không biến chứng của chị Bình An

Có rất nhiều mẹ đã sử dụng gel bôi Subạc để điều trị tay chân miệng cho con và thấy hiệu quả bất ngờ. Tiêu biểu như chị Nguyễn Thị Bình An (Hà Nội). Nhờ có Subạc mà con trai 18 tháng tuổi của chị đã khỏi bệnh tay chân miệng chỉ sau 5 ngày và không để lại sẹo. Cùng nghe chia sẻ của chị An về cách chữa tay chân miệng cho con trong video sau:

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm điều trị bệnh ngoài da do virus của chị Hồng (Quảng Ninh)

Lời khuyên của chuyên gia trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ, cha mẹ cần thực hiện ngay để tránh dịch lan rộng.

“Bệnh tay chân miệng sau khi sốt có thể có biểu hiện loét ở miệng, bàn chân, bàn tay, mông… Nếu không điều trị kịp thời và dứt điểm, tay chân miệng có nguy cơ gây tử vong ở trẻ. Khi điều trị tay chân miệng, bạn nên làm sạch tổn thương cho bé, cho bé ăn đủ chất dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng, thoa kem Subạc hàng ngày” – Để có những thông tin phòng ngừa và chữa bệnh tay chân miệng cụ thể, mời bạn cùng lắng nghe tư vấn của BS. Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Giám đốc BV Đông y Hòa Bình trong nội dung video này:

>>> Xem thêm: TS. Nguyễn Thị Vân Anh tư vấn: Nano bạc có công dụng như thế nào với các bệnh ngoài da do virus?

Gel Subạc được trao tặng nhiều giải thưởng cao quý

Tác dụng của gel Subạc không chỉ được khẳng định qua nhiều trường hợp bệnh nhân sử dụng tốt, qua ý kiến đánh giá của các chuyên gia mà sản phẩm này còn được người tiêu dùng bình chọn với nhiều giải thưởng cao quý liên tục nhiều năm liền: “Top 100 sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em”. Và mới đây nhất, sản phẩm này đã lọt vào danh sách: “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng” và "Thương hiệu gia đình tin dùng".

Sức khỏe - Nguy cơ trẻ tử vong vì dịch bệnh Tay chân miệng: Cha mẹ nắm vững những điều sau để bảo vệ con (Hình 8).

Subạc vinh dự nhận giải thưởng uy tín

Qua thông tin mà bài viết cung cấp về bệnh tay chân miệng, bạn có thể thấy nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ rất dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm, thậm chí trẻ có thể tử vong. Ngay từ bây giờ, bạn hãy phòng ngừa bệnh cho chính bản thân và người thân trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ bằng cách để sẵn hộp gel Subạc trong tủ thuốc gia đình để hoàn toàn có thể yên tâm, không còn nỗi về dịch bệnh tay chân miệng bạn nhé!

Các chuyên gia luôn sẵn sàng lắng nghe những chia sẻ và thắc mắc của bạn về bệnh tay chân miệng cũng như sản phẩm gel Subạc qua hotline: (zalo/viber): 0916755060- 0916757545

Để được tư vấn về bệnh  tay chân miệng và sản phẩm gel Subạc chính hãng với giá tốt nhất, vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006107.

*Sản phẩm không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

An Nhiên

Dịch tay chân miệng: Lý giải số ca mắc ở miền Nam chiếm hơn 77%

Thứ 5, 11/10/2018 | 18:10
Theo số liệu từ bộ Y tế, hiện tại trên cả nước có đến 61.821 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó 77,6% bệnh nhi ghi nhận ở các tỉnh thuộc khu vực miền Nam.

Cục Y tế dự phòng lên tiếng về dịch tay chân miệng diễn biến phức tạp

Thứ 2, 08/10/2018 | 16:00
Dự báo dịch bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng trong thời gian tới do tính chất lây truyền, đặc biệt hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh.
Cùng chuyên mục

Liên tiếp 2 người tử vong do nắng nóng: Bác sĩ đưa ra cảnh báo

Thứ 3, 30/04/2024 | 20:35
Thời tiết nắng nóng khiến nguy cơ sốc nhiệt tăng cao, đặc biệt là ở trẻ em, người lớn tuổi, người có sẵn bệnh nền hay người làm việc, hoạt động ngoài trời gia tăng.

Bất ngờ với nguyên nhân hiếm muộn của cặp vợ chồng trẻ

Thứ 2, 29/04/2024 | 16:57
Chị N. có cơ địa polyp buồng trứng, còn chồng teo tinh hoàn là nguyên nhân mà cặp đôi chưa có tin vui. May mắn hai vợ chồng được chữa trị và đón trái ngọt.

Bác sĩ cảnh báo mối nguy hiểm khi nhiều trẻ bị dị vật đường thở

Chủ nhật, 28/04/2024 | 12:49
Ngày 28/4, đại diện Bệnh viện Nhi đồng 2, Tp.HCM cho biết, đã cấp cứu thành công nhiều trường hợp trẻ bị dị vật đường thở.

Đồng Nai: Phẫu thuật cắt bỏ khối bướu thận 0,6kg

Thứ 7, 27/04/2024 | 16:10
Các bác sĩ Bệnh viện Đồng Nai 2 đã thực hiện thành công ca phẫu thuật cắt bỏ khối bướu thận phải kích thước 8cm

Đồng Nai: Cảnh báo sản phẩm Detox Táo, Táo Vip Slim không đảm bảo an toàn

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:00
Cơ quan chức năng phát hiện sản phẩm chứa Sibutramin là chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
     
Nổi bật trong ngày

Anh nông dân “đút túi” 3 tỷ đồng nhờ trồng loại cây quen thuộc cho quả “to bự”

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:30
Một nông dân trồng cây theo kiểu chẳng giống ai, đến ngày thu hoạch "quả nào quả nấy" to bự, dự kiến bán cả vườn trái cây thu ngay tiền tỷ khiến ai cũng trầm trồ.

Người đàn ông đào được cục vàng khổng lồ trị giá gần 4 tỷ đồng

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:35
Hòn đá chứa 2,6kg vàng, trị giá hơn 160.000 USD được tìm thấy tại khu vực "tam giác vàng" của bang Victoria, Australia.

Loại đặc sản xưa ít người dám ăn, nay giá nửa triệu đồng/kg vẫn đắt như tôm tươi

Thứ 3, 30/04/2024 | 08:30
Nhìn vẻ ngoài, nhiều người sẽ e ngại khi thưởng thức món ăn được chế biến từ loài đặc sản này. Tuy nhiên, ai đã được một lần trải nghiệm chắc có lẽ khó mà quên được.

Thứ quả "đắng gắt" xưa không ai ngó nay gần nửa triệu đồng/kg vẫn tấp nập người mua

Thứ 3, 30/04/2024 | 15:30
Một loại quả đặc sản ở Mường Tè khi ăn sẽ thấy cay đặc trưng vô cùng, đặc biệt có thời điểm giá quả "độc đáo" này lên đến gần 500.000 đồng/kg mà vẫn “cháy” hàng.

Khách thuê rời đi, bỏ lại hóa đơn tiền điện hơn 116 triệu đồng

Thứ 3, 30/04/2024 | 15:18
Câu chuyện khách thuê rời đi bỏ lại hóa đơn tiền điện hơn 116 triệu đồng đang nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng.