Nỗi niềm của nữ quan tòa với thân phận 'gái lầu xanh'

Nỗi niềm của nữ quan tòa với thân phận 'gái lầu xanh'

Thứ 6, 08/03/2013 | 16:31
0
“Lừa được các thiếu nữ ra nước ngoài, bọn buôn người chở họ đến nhiều quán bar rao bán làm gái mại dâm không khác gì một món hàng”, cựu thẩm phán Thu Thủy chia sẻ về thân phận của nạn nhân trong các vụ án hình sự.

Hơn 20 năm làm thẩm phán, bà Nguyễn Thị Thu Thủy (55 tuổi, nguyên phó chánh tòa hình sự TAND TP HCM) xét xử không ít vụ án buôn bán người. Trong những vụ này, điều khiến bà trăn trở là thân phận của bị hại, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.

"Họ bị bọn buôn người dụ dỗ ra nước ngoài lấy chồng hoặc hứa tìm việc làm có thu nhập cao nhưng thực chất là bán vào động mại dâm", bà Thủy bảo.

Luật sư - Nỗi niềm của nữ quan tòa với thân phận 'gái lầu xanh'
Về hưu chưa lâu, bà Thủy không muốn nghỉ ngơi nên sẽ tham gia trợ giúp pháp lý cho người nghèo. Ảnh: Hải Duyên.

"Tố cáo của các nạn nhân cho thấy, họ bị đưa đến nhiều quán bar, rao bán làm gái mại dâm không khác gì một món hàng. Ai đã có gia đình, chúng mang đi vá trinh", bà Thủy kể thủ đoạn của những kẻ buôn người trong các vụ án đã xét xử.

Bà cho biết, một số cô không bị đưa tiếp vào động mại dâm mà được bán làm vợ song ông chồng lại là mắt xích trong các đường dây phạm tội. Và những bà vợ này sau đó lại tham gia cùng chồng, móc nối để lừa bán chị em đồng hương.

Nhiều người cho rằng các cô gái ham vật chất nên mới bị lừa. Nhưng khi tiếp xúc với nạn nhân, bà hiểu được nỗi niềm của họ và thấy đáng thương hơn là đáng trách. "Không có công việc, thu nhập họ muốn tìm đường lập nghiệp song không ngờ bị lừa bán. Những kẻ buôn người vì hám lợi mà làm khổ biết bao cô gái, gây đau buồn cho nhiều gia đình”, bà Thủy nói.

Theo cựu thẩm phán, bị đẩy vào động mại dâm, nhiều người muốn bỏ trốn nhưng không biết tiếng bản xứ, không tiền bạc lại bị giữ hết giấy tờ tùy thân... đành phó mặc cho số phận đưa đẩy.

Với các trường hợp may mắn được giải cứu khỏi "động quỷ", khi trở về với cộng đồng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là sự kỳ thị, ác cảm của những người xung quanh. "Sự mặc cảm luôn 'đè nặng' lên những phụ nữ này. Sau khi tố cáo với chính quyền địa phương, nhiều người phải chuyển nơi khác sinh sống. Khi thủ phạm bị bắt và xét xử thì họ không còn ở địa chỉ cũ khiến các cơ quan tố tụng vất vả để tìm", bà nói và cho rằng cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền pháp luật để người dân cảnh giác với cạm bẫy của bọn buôn người.

Theo Hải Duyên (Vnexpress)

Nữ thẩm phán bị kẻ thua kiện trả thù bằng axít

Thứ 4, 06/03/2013 | 16:46
Vào ngành tòa án năm 1988, 16 năm làm công tác xét xử, nữ thẩm phán Nguyễn Thị Kim Loan chưa từng có một lá đơn khiếu nại. Năm 2005, chị xét xử vụ án tranh chấp về thừa kế, nguyên đơn nhiều lần có ý "đi cửa sau", nhưng chị Loan vẫn kiên quyết từ chối và bác đơn kiện.

Nỗi ám ảnh của nữ thẩm phán về đứa trẻ tật nguyền

Thứ 7, 09/02/2013 | 10:13
Sau phiên tòa xét xử ly hôn, bé Nguyễn Kim A. mới 3 tuổi, bị liệt cả hai chân đã bị các bậc sinh thành chối bỏ ngay tại bàn của thẩm phán. Điều đáng nói là cả cha lẫn mẹ của bé đều là những người có hiểu biết và điều kiện kinh tế.

Chuyện tình nữ thẩm phán đầu tiên của nước Việt Nam độc lập

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:46
Hai người xa lạ, nên duyên vợ chồng do hai ông bố sắp đặt, vợ chồng nghỉ hưu mới được sống chung nhà, tuổi già gắn bó với nhau trong hạnh phúc muộn màng.