Nộp lại hàng nghìn tỷ đồng, các

Nộp lại hàng nghìn tỷ đồng, các "ông trùm" trong đường dây đánh bạc nghìn tỷ có được giảm án?

Nguyễn Thị Thúy
Chủ nhật, 18/11/2018 | 19:17
0
Liên quan đến vụ án đánh bạc nghìn tỷ đang được TAND tỉnh Phú Thọ xét xử, điều dư luận quan tâm là các "ông trùm" trong đường dây này đã nộp lại số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng, do phạm tội mà có, có được xem là khắc phục hậu quả để giảm án...

Những ngày gần đây, người dân cả nước đang rất quan tâm theo dõi vụ án đánh bạc nghìn tỷ được TAND tỉnh Phú Thọ đưa ra xét xử với 92 bị cáo, trong đó có ông Phan Văn Vĩnh (nguyên Tổng cục trưởng tổng cục Cảnh sát - bộ Công an); ông Nguyễn Thanh Hóa (cựu Cục trưởng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao - C50), được cho là “bảo kê” cho đường dây đánh bạc nghìn tỷ của Nguyễn Văn Dương, nguyên Chủ tịch HĐTV công ty Đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao (CNC) và Phan Sào Nam, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc công ty Cổ phần VTC truyền thông trực tuyến (VTC online).

Hồ sơ điều tra - Nộp lại hàng nghìn tỷ đồng, các 'ông trùm' trong đường dây đánh bạc nghìn tỷ có được giảm án?

Các bị cáo trong vụ án đánh bạc nghìn tỷ bị đưa ra xét xử tại TAND tỉnh Phú Thọ.

Quá trình đưa vụ án ra xét xử, từ những bị cáo là con bạc, đến đại lý cấp 1, đại lý cấp 2, rồi mới đây nhất là “ông trùm” game online Phan Sào Nam đều thành khẩn khai báo và tự nguyện nộp gần như toàn bộ số tiền phạm tội do đánh bạc mà có, cụ thể là hơn 1.000 tỷ đồng cho cơ quan điều tra để khắc phục hậu quả.

Tuy nhiên, từ đây đã xuất hiện một vấn đề gây rất nhiều tranh cãi. Có nhiều ý kiến cho rằng, việc các bị cáo trong vụ án này nộp lại số tiền do phạm tội mà có không được xem là khắc phục hậu quả. Mà đã không được xem là khắc phục hậu quả thì không được dùng làm căn cứ để xem xét giảm nhẹ. Bởi khách thể mà Bộ luật Hình sự bảo vệ trong trường hợp này là trật tự xã hội chứ không phải tài sản.

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, TS. Luật sư Hoàng Tám Phi – công ty luật TNHH Tâm Anh (đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho rằng, gần như khách thể của các tội Tổ chức đánh bạc; Đánh bạc; Mua bán trái phép hóa đơn; Rửa tiền là xâm phạm tới trật tự xã hội chứ không phải xâm phạm tới khách thể là quyền sở hữu tài sản của một số tội phạm như Trộm cắp tài sản, Cướp tài sản, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản…

Việc các bị cáo xâm phạm tới khách thể là trật tự xã hội trong vụ án này đã được nhìn thấy rõ ràng trong những ngày đưa vụ án ra xét xử vừa qua. Cụ thể gia đình nhiều bị cáo bị đảo lộn, tan cửa nát nhà, vợ chồng ly hôn, có bị cáo thì bị vợ bỏ đi đâu không biết, rồi sinh ra các vấn đề xã hội khác… Về nguyên tắc, bị can bị cáo xâm phạm tới khách thể gì thì phải khắc phục cái đó thì mới được xem là khắc phục hậu quả. Người nào trộm cắp, lừa đảo của người khác thì phải trả lại tài sản đã trộm cắp, lừa đảo. Người nào xâm phạm tới trật tự xã hội thì phải thiết lập lại trật tự thì mới là khắc phục hậu quả.

Vì vậy mới có quan điểm cho rằng, tiền bạc không phải là khách thể trong trường hợp này nên nó không được xem là khắc phục hậu quả. Khi đã không xem nó là khắc phục hậu quả thì nó không được xem là tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 1, Điều 46 BLHS năm 1999.

Luật sư. TS Hoàng Tám Phi đồng tình với ý kiến cho rằng, khách thể của các tội Rửa tiền, Tổ chức đánh bạc, Mua bán trái phép hóa đơn, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ… đã xâm phạm tới trật tự xã hội. “Hiểu theo nghĩa hẹp thì đúng là như thế. Nhưng nếu xem việc họ nộp lại tiền không phải là khắc phục hậu quả, theo quan điểm của tôi thì nó như là thấy cây mà không thấy rừng”, luật sư Phi nói.

Giải thích cho quan điểm của mình, luật sư Phi cho biết: Nhà nước thu được khoảng 3.000 tỷ đồng trong vụ án này và sẽ dùng tiền này tái đầu tư trở lại cho xã hội để củng cố, thiết lập, khắc phục lại trật tự xã hội, một phần hoặc khắc phục toàn bộ. Như vậy, xét đến cùng thì cũng chính là tiền giúp cho việc tái lập trật tự xã hội mà các bị cáo trong vụ án này gây ra.

Lý do thứ hai được luật sư Phi đưa ra là: Bản thân những tội phạm này, họ cũng không có đủ khả năng, công cụ để thiết lập lại trật tự xã hội mà phải do Nhà nước. Chính vì vậy họ chỉ biết nộp lại toàn bộ hơn 3.000 tỷ đồng tiền phạm tội mà có để Nhà nước sử dụng số tiền này làm công cụ tái thiết lại trật tự xã hội đã bị họ xâm hại trước đó.

“Vì vậy, theo quan điểm của tôi, cần phải xem việc các bị cáo trong vụ án đánh bạc nghìn tỷ nộp lại số tiền do phạm tội mà có là tiền khắc phục hậu quả và coi đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho các bị cáo”, luật sư Phi nêu quan điểm.

Hồ sơ điều tra - Nộp lại hàng nghìn tỷ đồng, các 'ông trùm' trong đường dây đánh bạc nghìn tỷ có được giảm án? (Hình 2).

TS. Luật sư Hoàng Tám Phi - công ty luật TNHH Tâm Anh (đoàn Luật sư thành phố Hà Nội)

Theo luật sư Phi, bản thân bản án có hai chức năng. Một là chức năng trừng phạt, thì việc TAND tỉnh Phú Thọ đang xét xử vụ án đánh bạc nghìn tỷ chính là thực hiện chức năng này, “ai phạm tội đến đâu xử lý đến đó”. Chức năng thứ hai của bản án là phòng ngừa và giáo dục, mà theo quan điểm của luật sư Phi thì đây được xem là chức năng vô cùng quan trọng.

“Nếu sau khi bản án được tuyên và được thực thi thì sẽ rất nhiều người nhìn vào bản án đó để xem như một sự phòng ngừa, răn đe với chính mình. Còn trong trường hợp một bản án không công bằng giữa các bị can, bị cáo thì mọi người sẽ nhìn thấy ngay sự bất công ở đây, và không khỏi đặt ra câu hỏi vậy thì sao phải nộp lại trong khi người nộp lại cũng như không nộp lại”, luật sư Phi nêu vấn đề.

Pháp luật Việt Nam cũng vận dụng nhuần nhuyễn cả những truyền thống của cha ông để lại trong các quy định pháp luật như “đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”, mục đích khuyến khích con người ta khi lầm lỡ biết hối cải và tự nguyện khắc phục hậu quả mình đã gây ra. Nếu như người phạm tội tự nguyện khắc phục hậu quả nhưng không công nhận trong bản án này thì vô hình trung là khuyến khích cho những đối tượng khác không phải nộp lại tài sản thu hồi bất chính do phạm tội mà có.

Vì vậy luật sư Phi cho rằng, những bản án như thế này sẽ mất đi chức năng thứ hai là răn đe, giáo dục, thể hiện sự nhân đạo, khoan hồng của pháp luật và có thể tạo ra một tiền lệ xấu rằng cứ không phải là khách thể trực tiếp của tội phạm thì không phải nộp lại.

Cho đến bây giờ, pháp luật Việt Nam chưa có văn bản nào quy định về việc khắc phục hậu quả với từng tội danh cụ thể. Dưới góc độ của một nhà nghiên cứu luật pháp, nhiều kinh nghiệm, thâm niên trong quá trình công tác, giảng dạy về pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn tham gia các vụ án từ đơn giản đến phức tạp, TS. Luật sư Hoàng Tám Phi cho rằng, cần hiểu và nhìn nhận việc các bị can, bị cáo nộp lại số tiền thu lợi bất chính trong vụ án đánh bạc là giúp cho quá trình tái thiết lại trật tự xã hội theo nghĩa rộng. Vì suy cho cùng, đây cũng là việc người phạm tội khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.

Clip: Lời khai của bị cáo Phan Sào Nam tại phiên tòa sơ thẩm:

Lời khai của trùm cờ bạc Phan Sào Nam tại tòa

“Trùm cờ bạc” Phan Sào Nam khai về 3,5 triệu USD ở Singapore và tiết lộ lý do ở nước ngoài

Chủ nhật, 18/11/2018 | 08:41
“Ông trùm” cờ bạc Phan Sao Nam khai, khi ra nước ngoài có nghe người thân gọi điện thông báo về việc đang bị cơ quan chức năng điều tra về hành vi tổ chức đánh bạc, do đó bị sốc nên đã ở lại nước ngoài một thời gian để suy nghĩ chứ không phải bỏ trốn.

Bất ngờ “trùm cờ bạc” Phan Sào Nam và chị họ bật khóc tại tòa

Thứ 6, 16/11/2018 | 18:32
Có lẽ vì thấy day dứt khi làm liên lụy đến cả người thân của mình, không kiềm chế được sự xúc động, “trùm cờ bạc” Phan Sào Nam không ngừng đưa tay lên lau nước mắt.

“Kẻ khóc người cười” trong vụ đánh bạc nghìn tỷ do ông Phan Văn Vĩnh “bảo kê”

Thứ 6, 16/11/2018 | 08:15
Trong khi các đại lý liên tục được tiền hoa hồng rót về hầu bao thì những người tham gia chơi bạc lại phải chịu thiệt, có khi mất toàn bộ số Rik đặt cược nếu không trúng thưởng

Vì sao không triệu tập các nhà mạng hưởng lợi, giúp sức trong đường dây đánh bạc nghìn tỷ?

Thứ 5, 15/11/2018 | 15:14
Tổng số tiền các nhà mạng được hưởng từ đường dây đánh bạc nghìn tỷ do ông Phan Văn Vĩnh “bảo kê” là hơn 1.232 tỷ đồng. Trong đó, Viettel hưởng lợi hơn 913 tỷ đồng; Vinaphone là hơn 147 tỷ đồng; Mobifone hơn 171 tỷ đồng.
Cùng tác giả

Cần thực hiện một cuộc “đại phẫu” trong lĩnh vực y tế

Thứ 2, 14/02/2022 | 07:00
Liên tiếp các vụ “thổi giá” thiết bị y tế, chuyên gia pháp lý cho rằng cần quyết liệt, triệt để thực hiện một cuộc “đại phẫu” trong lĩnh vực y tế.

Doanh nghiệp Việt và bài học từ việc tranh chấp con ốc vít xuyên biên giới

Thứ 4, 09/02/2022 | 10:50
Xuất phát từ thực tế có nhiều tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, nên việc bảo vệ quyền này đang đặt ra những thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Phiên tòa trực tuyến: Nhu cầu tất yếu của xã hội

Thứ 3, 08/02/2022 | 08:50
Hoàn toàn ủng hộ phiên tòa trực tuyến, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam cho rằng việc này cần phải làm từ lâu.

Trăn trở của Luật sư về vụ nữ kiểm toán chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng

Thứ 6, 04/02/2022 | 09:00
Lừa hàng trăm tỷ đồng, Đỗ Thị Lệ chấp nhận hình phạt, còn quyền lợi của người bị hại có được đảm bảo khi đang phải gánh trên vai khoản nợ “khổng lồ”?!

Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng được giảm án

Thứ 2, 24/01/2022 | 16:38
Xét thấy bị cáo tuổi cao, sức yếu, tòa phúc thẩm đã giảm nhẹ 1 phần hình phạt cho cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng để bị cáo cố gắng hơn trong quá trình cải tạo.
Cùng chuyên mục

Những diễn biến nổi bật tại phiên toà phúc thẩm đại án Việt Á

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:17
Sau 3 ngày, phiên toà phúc thẩm xét xử địa án Việt Á đã kết thúc. Người Đưa Tin xin điểm lại những diễn biến nổi bật trong thời gian xét xử.

Bắt phó trưởng phòng y tế cơ sở cai nghiện sau vụ 3 học viên tử vong

Thứ 6, 17/05/2024 | 19:26
Liên quan vụ 3 học viên tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tử vong, công an đã bắt tạm giam ông Nguyễn Đình Đại, Phó trưởng phòng y tế cơ sở này.

Người được miễn trách nhiệm vụ Việt Á: Tôi muốn làm tấm gương cho con

Thứ 6, 17/05/2024 | 18:47
Ông Trần Thanh Phong, cựu phó phòng Tài chính Kế toán, CDC Bình Dương cho biết, ông kháng cáo để chứng minh mình trong sạch, làm tấm gương cho các con.

Phúc thẩm Việt Á: Cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long được giảm án

Thứ 6, 17/05/2024 | 17:03
Cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và một số bị cáo đã được xem xét chấp nhận kháng cáo và giảm án so với phiên sơ thẩm trước đó.

Vì sao cựu Giám đốc Bệnh viện Tp.Thủ Đức không được giảm án?

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:03
Cựu giám đốc BV Tp.Thủ Đức nộp thêm 400 triệu đồng khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, cấp phúc thẩm cho rằng, số tiền này là quá ít so với mức mà bị cáo phải bồi thường.
     
Nổi bật trong ngày

Vì sao cựu Giám đốc Bệnh viện Tp.Thủ Đức không được giảm án?

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:03
Cựu giám đốc BV Tp.Thủ Đức nộp thêm 400 triệu đồng khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, cấp phúc thẩm cho rằng, số tiền này là quá ít so với mức mà bị cáo phải bồi thường.

Những diễn biến nổi bật tại phiên toà phúc thẩm đại án Việt Á

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:17
Sau 3 ngày, phiên toà phúc thẩm xét xử địa án Việt Á đã kết thúc. Người Đưa Tin xin điểm lại những diễn biến nổi bật trong thời gian xét xử.

Điều tra vụ con đánh cha ruột tử vong

Thứ 6, 17/05/2024 | 19:02
Bực tức vì cha thường xuyên uống rượu và về đánh đập mẹ, sẵn có hơi men trong người nên A Tuẽnh đã đánh cha mình tử vong.

Người được miễn trách nhiệm vụ Việt Á: Tôi muốn làm tấm gương cho con

Thứ 6, 17/05/2024 | 18:47
Ông Trần Thanh Phong, cựu phó phòng Tài chính Kế toán, CDC Bình Dương cho biết, ông kháng cáo để chứng minh mình trong sạch, làm tấm gương cho các con.

Phúc thẩm Việt Á: Cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long được giảm án

Thứ 6, 17/05/2024 | 17:03
Cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và một số bị cáo đã được xem xét chấp nhận kháng cáo và giảm án so với phiên sơ thẩm trước đó.