Quái xế và công an “đọ” công nghệ?

Quái xế và công an “đọ” công nghệ?

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:47
0
CSGT cũng đã có trong tay thiết bị phát hiện máy làm nhiễu súng bắn tốc độ.

Trong thời đại công nghệ hiện nay, các tín hiệu thu phát tín hiệu dường như thống trị mọi sinh hoạt đời sống trong xã hội. Kỹ sư Nguyễn Mạnh Chương, giám đốc Công ty Thương mại Điện tử Mạnh Chương (Q. Tân Bình, TP.HCM) cho biết: Xung quanh môi trường sống hiện nay được bao bọc bởi vô số những tín hiệu radio, tivi và các thiết bị không dây khác. Nguyên lý hoạt động của một bộ máy phát hiện bắn tốc độ cũng hoạt động tương tự như những máy thu tín hiệu radio, FM, AM. Trong khi đó, một bộ nhận tín hiệu trong máy phát hiện được điều chỉnh để có thể bắt được dải tần số sử dụng trong các súng bắn tốc độ. Nhưng dải tần số này thường được thay đổi và mở rộng theo định kỳ. Chính vì vậy, bộ phận thu tín hiệu của máy phát hiện phải được trang bị thêm những thành phần mới.

Công nghệ - Quái xế và công an “đọ” công nghệ?

Một thiết bị chống bắn tốc độ

Hiện nay, súng bắn tốc độ thường có an-ten dạng hình đĩa hoặc hình nón tập trung tín hiệu radio. Từ đó sóng điện từ nhanh chóng lan tỏa ra một không gian rộng. Súng bắn tốc độ được cài đặt sao cho nó có thể đo được tốc độ của một đối tượng xác định, không phải tất cả các xe đang chuyển động. Bởi vậy, vẫn có cơ hội cho các máy phát tín hiệu phát hiện ra tần số sóng mà súng bắn tốc độ đang sử dụng, trước khi xe của mình bị chĩa vào tầm ngắm.

Anh Chương khẳng định, với loại máy phát hiện tín hiệu đơn giản, tài xế chỉ còn cách trông chờ vào may mắn. Họ hi vọng máy phát hiện sẽ bắt được tín hiệu khi súng bắn tốc độ đang chĩa vào xe khác, trước khi quay sang dòm ngó đến xe mình. Tuy nhiên với sự ra đời của loại máy phát hiện tín hiệu hiện đại, với khả năng làm nhiễu sóng, nếu máy của lực lượng CSGT không phải là dạng quá hiện đại thì các quái xế cứ “vô tư” qua mặt bằng “bùa hộ mệnh” của mình.

Nói về tính năng “tàng hình” được ưa chuộng nhất của các máy chống bắn tốc độ hiện nay, kỹ sư Nguyễn Mạnh Chương cho biết, một trong những bộ phận tích hợp vào các máy phát hiện đời mới hiện nay đó là bộ phận phát ra tín hiệu có khả năng làm nhiễu sóng. Bởi vậy, khi xe bị bắn tốc độ, sóng từ súng bắn của CSGT sau khi dội ngược sẽ được trộn lẫn với sóng phát ra từ bộ làm nhiễu. Lúc này, súng bắn tốc độ không thể hiện ra tốc độ chính xác của xe.

Rất nhiều máy phát hiện hiện đại ngày nay còn được trang bị thêm bộ phận cảm biến sáng, có khả năng phát hiện tia sáng hồng ngoài từ súng bắn tốc độ laze. Tuy nhiên, bộ phận này không thực sự hữu ích, bởi ngay khi máy phát hiện ra sự xuất hiện của tia laze, chiếc xe gần như đã nằm trong tầm ngắm của súng.

Theo anh Chương, trên thị trường hiện nay còn có thiết bị làm nhiễu laze có nguyên lý hoạt động tương tự máy làm nhiễu rada. Ngoài bộ phận cảm biến sáng, thiết bị này còn được bổ sung thêm những đèn LED có khả năng phát ra tia sáng. Khi những tia sáng này chiếu tới hệ thống laze, bộ phận tiếp nhận tín hiệu sẽ không thể phát hiện đâu là tia sáng phản xạ. Do vậy, công an không thể đọc được chính xác tốc độ xe.

“Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”

Tuy nhiên theo tìm hiểu của PV, hiện nay, lực lượng cảnh sát cũng có những thiết bị dò máy phát hiện súng bắn tốc độ VG2. VG2 đơn giản là một bộ thu sóng radio cực mạnh, có khả năng phát hiện tần số phát ra bởi máy phát hiện súng bắn tốc độ. Bởi vậy, không một “quái xế” nào có thể thoát khỏi. “Nhưng dù CSGT có làm việc hoạt động hiệu quả đến đâu, tự bản thân mỗi lái xe phải ý thức được tầm quan trọng trong việc làm chủ tốc độ của mình, tránh dẫn đến những tai nạn ngoài ý muốn”. Kỹ sư Chương nói.

B.P