Tập đoàn vũ khí Mỹ sản xuất "hỏa thần" HIMARS với số lượng kỷ lục

Thứ 4, 01/03/2023 | 17:37
0
Tập đoàn vũ khí Mỹ Lockheed Martin gần đây thông báo mở rộng dây chuyền sản xuất pháo phản lực phóng loạt (HIMARS) với số lượng kỷ lục, sau khi hệ thống này đã chứng minh năng lực chiến đấu ở Ukraine.

Xe phóng HIMARS được thử nghiệm trên một con dốc 60 độ.

Một giám đốc điều hành hãng Lockheed Martin gần đây thông báo xưởng sản xuất ở Camden, bang Arkansas được mở rộng quy mô để sản xuất 96 hệ thống HIMARS/năm, theo Reuters.

"Chúng tôi đã gặp gỡ các đối tác trong chuỗi cung ứng để tăng quy mô sản xuất HIMARS lên 96 hệ thống/năm", Reuters dẫn nguồn tin cho biết.

Đầu năm 2022, hãng sản xuất 48 hệ thống HIMARS/năm. Kể từ đó Lockheed Martin đã tăng số lượng sản xuất lên 60 hệ thống/năm.

HIMARS là một trong số các vũ khí tạo sự khác biệt lớn nhất kể từ khi được Mỹ cung cấp cho quân đội Ukraine vào mùa hè năm ngoái. Hệ thống này được cho là góp phần giúp Ukraine giành lại các vùng lãnh thổ ở tỉnh Kharkiv và thủ phủ Kherson.

Bên trong xưởng sản xuất hệ thống HIMARS ở Camden, bang Arkansas, Mỹ.

Hãng Lockheed Martin mô tả HIMARS là mẫu pháo phản lực đáng tin cậy và năng lực chiến đấu "vượt qua mọi yêu cầu về hiệu suất".

"Khi có một hệ thống đã được kiểm chứng trong chiến đấu và xuất hiện trên tin tức hàng ngày thì điều đó sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với hệ thống này", Jennifer McManus, phó chủ tịch bộ phận kinh doanh tên lửa của Lockheed Martin, nói.

Xưởng sản xuất của hãng Lockheed Martin ở bang Arkansas là nơi duy nhất chế tạo các hệ thống HIMARS.

Tháng 12 năm ngoái, Mỹ đã ký hợp đồng trị giá 431 triệu USD với Lockheed Martin để hãng sản xuất hệ thống HIMARS với công suất tối đa, đáp ứng yêu cầu của quân đội và các đối tác.

Đầu tháng 2/2023, Bộ Ngoại giao Mỹ duyệt đơn hàng cung cấp cho Ba Lan 18 xe phóng HIMARS, 468 module bệ phóng, 9.000 đạn tên lửa dẫn dường và 45 quả tên lửa đạn đạo ATACMS phóng từ hệ thống HIMARS.  Các module có thể được gắn lên xe tải quân sự của Ba Lan.

Tổng giá trị hợp đồng lên tới 10 tỉ USD. Các quốc gia khác đang xếp hàng chờ đến lượt nhận các hệ thống HIMARS gồm Úc, Lithuania, Latvia, Estonia và mới đây nhất là Hà Lan, báo Ấn Độ EurAsian Times cho biết.

Cuối tháng 2 vừa qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đã duyệt đơn hàng 20 xe phóng HIMARS và các đạn tên lửa đi kèm cho Hà Lan. Tổng trị giá hợp đồng vào khoảng 670 triệu USD.

Các quốc gia khác đã nhận các hệ thống HIMARS do Lockheed Martin cung cấp gồm Romania, Singapore, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Jordan.

Đăng Nguyễn - EurAsian Times

Cùng chuyên mục

Clip: Chạy "bất ổn", đánh võng qua đầu ô tô, tài xế xe SH bất ngờ rước họa vào thân

Thứ 2, 29/04/2024 | 00:30
Nam tài xế không đội mũ bảo hiểm lái xe máy đánh võng qua đầu ô tô rồi tông vào đống vật liệu ven đường. Sau tai nạn nam tài xế ngã đập người xuống đường nằm gục.

Luật đất đai 2024: Chuyển đất nông nghiệp thành đất ở cần những điều kiện gì?

Thứ 2, 29/04/2024 | 00:30
Để chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp (bao gồm đất ở) cần tuân thủ các quy định của Luật đất đai 2024.

Vị hoàng đế Trung Hoa “bỏ trốn” trong hoàng cung, hơn 20 năm không thiết triều

Thứ 2, 29/04/2024 | 00:10
Trong giai đoạn cuối của triều đại nhà Minh, có một hoàng đế trị vì lâu nhất nhưng cũng mang tiếng xấu nhất vì bỏ bê triều chính, gián tiếp khiến triều đại suy yếu, cuối cùng toàn bộ cơ nghiệp bị người Nữ Chân ở phương bắc thôn tính.

TP.HCM: Biển lửa bao trùm một cửa hàng, nhiều tài sản bị thiêu rụi

Chủ nhật, 28/04/2024 | 20:41
Ngọn lửa bùng cháy dữ dội tại một cửa hàng trên đường Lê Văn Thọ (quận Gò Vấp, TP.HCM) khiến nhiều tài sản bị thiêu rụi, tối 28/4.

Dừng tìm kiếm nạn nhân mất tích vụ chìm sà lan trên biển

Chủ nhật, 28/04/2024 | 19:17
Cuối giờ chiều nay, thông tin từ Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, các lực lượng đã dừng tìm kiếm nạn nhân mất tích trong vụ chìm sà lan và tàu kéo sà lan xảy ra hôm 24/4 trên vùng biển Quảng Ngãi.