Thủ khoa ĐH Ngoại thương chia sẻ bí kíp 'vượt vũ môn'

Thủ khoa ĐH Ngoại thương chia sẻ bí kíp 'vượt vũ môn'

Thứ 3, 14/05/2013 | 09:13
0
“Có thể mình không thông minh bằng người khác, nhưng mình cẩn thận hơn người khác thì điểm cũng sẽ cao hơn họ rất nhiều” là điều mà Hạnh luôn nhắc nhở mình trong quá trình ôn tập và bước vào kỳ thi Đại học.

Với số điểm 27 (Văn: 8,5; Toán: 9,25; Tiếng Trung: 9,25), Trần Thị  Hạnh đã xuất sắc trở thành thủ khoa khối D4 của trường ĐH Ngoại thương Hà Nội năm 2012. Chia sẻ về quá trình ôn thi đại học của mình, Hạnh nói: “Vì trước đó phải ôn luyện trong đội tuyển quốc gia, nên thời gian ôn thi Đại học của mình là rất ngắn, chính thức là từ tháng 3 đến hết tháng 6”.

Xã hội - Thủ khoa ĐH Ngoại thương chia sẻ bí kíp 'vượt vũ môn'Trần Thị Hạnh, cô thủ khoa khối D4 xinh xắn của ĐH Ngoại thương HN

Chỉ có một khoảng thời gian ngắn để ôn thi, bạn bố trí thời gian như thế nào để học có hiệu quả?

Vì thời gian rất ngắn, nên mình cần có phương pháp ôn thi hiệu quả. Điều quan trọng nhất là việc lên kế hoạch học tập. Và hầu  như lúc nào mình cũng có một tờ giấy A4, trong đó viết rất kĩ kế hoạch học của mình, lúc nào cũng dán trước bàn học. Tất nhiên, thường xuyên phải có sự chỉnh sửa cho nó phù hợp. Tìm xem mình đang thiếu sót những gì trong các môn, dành thời gian ôn cụ thể cho từng môn. Chẳng hạn môn Toán yếu về hàm số, mình sẽ dành một lịch cụ thể để ôn hàm số, và thật chắc đã rồi mới chuyển sang phần khác.

Bạn phân bổ các môn học như thế nào trong kế hoạc học tập của mình?

Trong kế hoạch này thì ngày nào mình cũng chia đều các môn: Toán, Văn và Ngoại ngữ chứ không học lệch. Nghĩa là trong một ngày, mình dành thời gian ôn tập ba môn là như nhau. Bởi vì kiến thức thường sẽ rất nhanh quên nên ngày nào mình cũng ôn đủ ba môn như thế thì lượng kiến thức sẽ đều hơn.

Và mình tự thấy việc lên kế hoạch học tập cho mình đạt hiệu quả rất cao. Cùng với đó, mình phải thường xuyên bám sát kế hoạch học tập của mình và thật sự nghiêm túc để làm theo. Nó hình thành cho mình kỉ luật, bởi thực tế việc đi học ở trường nhiều khi đã là rất mệt.

Xã hội - Thủ khoa ĐH Ngoại thương chia sẻ bí kíp 'vượt vũ môn' (Hình 2).

Trong quá trình ôn thi, bạn đã gặp phải những khó khăn gì và đã khắc phục nó như thế nào?

Khó khăn thực ra là có, ví dụ như nhiều cái không hiểu, nhưng vì thời gian lại rất ngắn, các bạn cũng đều bận nên mình không biết hỏi ai cả. Đối với mình, môn Văn có vẻ là khó nhằn nhất, bởi phải học thuộc nhiều, rất là khó vào. Môn tiếng Trung thì từ vựng còn yếu. Hơn nữa, khi đó, thời gian ôn thi ít, đi lại nhà xa và đường xá bất tiện, thời gian đi lại đã chiếm phần lớn, nên việc ôn thi càng bị hạn chế. Minh luôn động viên bản thân là phải cố gắng để có thể học tập cho tốt.

Bạn đã cân bằng giữa học và chơi như thế nào?

Trong thời gian ôn thi, mình vẫn giữ sinh hoạt bình thường. Mình vẫn nấu ăn cho gia đình, vẫn thỉnh thoảng tụ tập bạn bè ăn uống. Ở nhà, thỉnh thoảng mình nghe nhạc hoặc nhảy một bài cho tình thần thoải mái rồi tiếp tục học. Trước kỳ thi 1 tháng mình có thói quen ngày nào cũng phải ngủ đủ 7 tiếng. Giai đoạn trước khi thi, mình thường xuyên đi ngủ trước 11h và sáng thức dậy vào lúc 6h. Ăn sáng, tập thể dục, và uống một cốc café cho tỉnh táo rồi bắt đầu học. Mình đã duy trì như thế cho tới khi thi xong.

Xã hội - Thủ khoa ĐH Ngoại thương chia sẻ bí kíp 'vượt vũ môn' (Hình 3).

Làm thế nào để có thể bình tĩnh và hoàn thành các môn thi hiệu quả trong phòng thi?

Mình nghĩ điều này một phần thuộc về tư tưởng trong lúc ôn thi, phải giữ tinh thần thoải mái. Lúc vào phòng thi đừng để ý đến các bạn khác, và luôn phải giữ bình tĩnh. Mình tự tạo tư tưởng ảo bằng cách nghĩ rằng ai cũng có thể ôn thi như mình nên khả năng mình cũng có thể bằng được người ta.

Trong quá trình làm bài thi, không nên cắm đầu làm một mạch. Môn Văn thỉnh thoảng mình dừng lại uống nước, cho đầu đỡ căng thẳng. Đối với môn Toán, nên đọc qua đề 1 lần để định dạng bài là gì và đưa ra hướng giải. Môn Toán thường phân ra thành từng dạng, mạnh về dạng nào thì làm trước. Môn ngoại ngữ thông thường là trắc nghiệm nên quan trọng nhất là nắm được các từ key word, để nắm được thì nên chăm chỉ luyện ngữ pháp.

Điều cuối cùng là không nên làm bài với một tốc độ nhanh. Bởi khi mình đã làm bài cẩn thận ngay từ đầu thì công việc soát lại bài cũng sẽ đơn giản, dễ dàng hơn. Có thể mình không thông minh bằng người khác, nhưng mình cẩn thận hơn người khác thì điểm cũng sẽ cao hơn họ rất nhiều.

“Luôn là chính mình – Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn” là quan niệm sống mà Trần Thị Hạnh – thủ khoa D4 Đại học Ngoại thương 2012 luôn nhắc nhở mình, cũng là lời nhắn gửi tới các bạn đang và sẽ bước vào kỳ thi đại học sắp tới.

Hồng Hạnh

'Đổ gục' với vẻ đẹp trai, xinh gái của các thủ khoa đại học

Thứ 7, 11/05/2013 | 13:23
Không chỉ học hành giỏi giang, các bạn ấy là những chàng trai, cô gái rất đẹp nữa.

Các thủ khoa đại học: Lò luyện chỉ là giải pháp tâm lý

Thứ 3, 07/05/2013 | 08:55
Kết quả phỏng vấn 24 thủ khoa ở các trường đại học, học viện trên địa bàn Hà Nội cho thấy trên 90% số thủ khoa tự ôn thi ở nhà và cho rằng đây là phương pháp hiệu quả nhất.

Cô thủ khoa khóc gọi tên mẹ trong phòng thi

Thứ 2, 22/04/2013 | 13:12
Nghiêm túc, thận trọng trong từng câu nói, hành động đúng phong cách của một chiến sĩ an ninh nhưng ở Hạnh vẫn ánh lên niềm đam mê, niềm tự hào giúp cô vượt qua bước ngoặt của cuộc đời một cách xuất sắc.