Tòa án gia đình, tại sao không?

Tòa án gia đình, tại sao không?

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:02
0
Gần đây liên tiếp xảy ra các vụ trọng án mà kẻ thủ ác và nạn nhân là người trong một nhà. Vấn đề nhức nhối này đang có xu thế tăng một cách đáng báo động. Liên quan đến vấn đề này GS.TS Lê Thị Quý Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giới & Phát triển (Đại học KHXH&NV Hà Nội) đã trả lời phỏng vấn về việc cần có một tòa án đặc thù để giải quyết...

Giáo sư có thể cho biết về mô hình tòa án Gia đình và sự cần thiết của tòa án này?

Ở nhiều nước trên thế giới đã có sáng kiến và thực hiện mô hình tòa án Gia đình. Nếu coi gia đình là nhóm xã hội đặc thù, một bộ phận của xã hội thì cũng cần có một tòa án đặc thù. Chúng ta nên hiểu hai từ "gia đình" vẫn mang ý nghĩa các vấn đề xã hội ở trong đó và những vấn đề hết sức đặc biệt. Ví dụ những xung đột không đơn thuần là xung đột của những người trong xã hội với nhau mà là xung đột giữa những người có quan hệ máu mủ, ruột thịt, có tình cảm khăng khít... Cũng bởi trước những xung đột đặc thù đó, cần có một tòa án riêng- tòa án Gia đình, xử lý những vấn đề mang tính đặc trưng của gia đình.

GS.TS Lê Thị Quý

Trên thực tế, gia đình có rất nhiều vấn đề, có vấn đề thuộc Tòa Dân sự, có vấn đề thuộc Tòa Hình sự. Tuy nhiên, cũng có nhiều vụ việc, nhiều xung đột chưa đến mức phải xử bằng Tòa Dân sự hay Tòa Hình sự mà thay vào đó là một hình thức khác, tức tòa án Gia đình. Khi đưa những vụ việc (xung đột bạo lực gia đình, bạo lực tình dục, ly hôn, con đánh bố...) ra xét xử tại tòa án Gia đình sẽ có sức thuyết phục răn đe hơn.

Đây không phải việc "bé xé ra to" mà là những bài học răn đe về đạo đức xã hội. Nếu làm được điều đó tôi nghĩ nó sẽ ngăn chặn những hành vi quá tàn ác trong gia đình như các vụ án vợ giết chồng, chồng giết vợ, con giết bố, bố giết con. Nó quả thực quá đau đớn, quá sức chịu đựng nếu rơi vào hoàn cảnh đó.

Vậy theo Giáo sư, mọi vụ việc mà bắt nguồn từ trong gia đình, đều cần được giải quyết bằng tòa án Gia đình nếu chúng ta có mô hình này?

Theo tôi, những vụ việc liên quan đến gia đình được xét xử ở tòa án Gia đình, khi phân tích, thẩm phán, luật sư có thể dựa trên cả vấn đề đạo đức chứ không chỉ khía cạnh pháp lý. Tất cả những vụ việc đau lòng xảy ra trong gia đình thời gian vừa qua như: Bố giết con, chồng giận vợ mang đốt con, vợ giết chồng... cần được xử ở tòa án Gia đình.

Bởi thực tế, những vụ việc đau lòng đó xảy ra nguồn cơn bắt đầu từ nạn bạo lực gia đình, trong khi đó, bạo lực gia đình nếu chưa đến mức gây hậu quả nghiệm trọng (đánh đập dã man, giết người) thì chưa được đưa ra xét xử. Nên chăng ngay từ những mẫu thuần, xung đột nhỏ chúng ta đưa ra tòa án Gia đình để ngăn chặn những nguy cơ bất hòa, xung đột đỉnh điểm.

Tôi vẫn nhớ, đã có lần một anh công an thắc mắc với tôi: "Tại sao vợ chồng A. không ngủ được với nhau cũng gọi công an? Chuyện nội bộ mà cũng cần đến công an". Nhưng việc gì cũng có nguyên cớ của nó, tôi thì lại hiểu câu hỏi đó ở một khía cạnh khác - bạo lực tình dục. Chẳng lẽ một người bình thường, có quan hệ vợ chồng êm ấm lại goi đến công an!?. Ví dụ đó để nói rằng, có khi tội ác trong gia đình có thể xuất phát từ những nguyên nhân rất nhỏ.

Chỉ riêng vấn đề bạo lực gia đình cũng đã có nhiều vấn đề đáng bàn (bạo lực thân thể, bạo lực lao động, bạo lực tình dục, bạo lực tâm lý tình cảm). Tất cả các hình thức bạo lực khác đều dẫn đến bạo lực tâm lý. Vậy làm sao để giải quyết những bạo lực đo, tôi xin nhấn mạnh cần có tòa án Gia đình để giải quyết, chỉ khi ấy người trong cuộc mới thấy "đau" hơn và thuyết phục hơn.

Trên thế giới đã có nước nào áp dụng tòa án Gia đình chưa, thưa Giáo sư?

Nhiều quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc, Phần Lan, Na Uy... đã áp dụng mô hình này và thấy được sự cần thiết của một tòa án Gia đình. Họ áp dụng cả xử lưu động tại các khu phố bởi theo họ, không phải vụ việc nào cũng đưa ra xử lý hình sự, không nhất thiết phải đẩy nhau vào tù mà mục đích "đẻ" ra tòa án Gia đình là hòa giải, giáo dục, thuyết phục.

Nếu có thêm một mô hình gọi là tòa án Gia đình, bên cạnh tòa Hình sự, Dân sự trong hệ thống tòa án thì liệu có phù hợp ở Việt Nam?

Tòa án Gia đình cần có một nền tảng pháp lý rõ ràng. Chúng ta không cần phải "đẻ" ra một luật riêng cho tòa án này mà nền tảng pháp lý có thể dựa trên Luật Hôn nhân gia đình, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới... Căn cứ trên các luật đó để xử lý và nhấn mạnh đến xử lý ở khía cạnh đạo đức. Ví dụ: Người chồng mắng chửi, hành hạ vợ... chưa đủ cấu thành tội để xử lý hình sự được thì có thể xử lý ở tòa án Gia đình.

Ảnh minh họa

Thời gian qua, những luật trên chưa được ứng dụng nhiều trong thực tế. Ngay như việc đơn giản là điều kiện sau ly hôn, luật ưu tiên người phụ nữ được quyền nuôi con và người chồng phải đóng góp tiền nuôi con. Nhưng thực tế nhiều người không thực hiện điều đó và tòa án cũng không thể giải quyết. Nói thế này thì hơi quá, nhưng khi phần lớn người đàn ôngồ "xù", người phụ nữ gánh phần thiệt thòi. Đó là vấn đề hậu ly hôn. Nhưng nếu có tòa án Gia đình thì lại khác...

Hiện nay có rất nhiều vụ án trong gia đình xảy ra, khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Bà nghĩ sao về điều này?

Là người nghiên cứu xã hội học trong đó có nhiều vấn đề về gia đình, tôi cũng nhận thấy đây là vấn đề rất nhức nhối hiện nay.

Trước đây cũng đã có không ít ý kiến đưa ra nên có mô hình tòa án Gia đình nhưng không được chấp thuận. Cũng vì lẽ đó vẫn còn nhiều vấn đề bùng nhùng trong việc giải quyết các mối quan hệ trong gia đình không giải quyết được. Thực ra, thành lập một mô hình mới người ta e là gia tăng sưộ̀ chồng chéo nhau và khó khăn trong việc đào tạo cán bộ pháp lý về gia đình. Xã hội ngày càng văn minh, phức tạp, nếu không có thiết chế tương ứng thì các hạt nhân của xã hội- gia đình- không vững chãi thì càng nảy sinh những mẫu thuẫn và tác động người trở lại làm suy yếu xã hội.

Vấn đề nguồn lực để tham gia mô hình này thì sao thưa bà?

Về mặt nhân sự chuẩn bị cho "Tòa án Gia đình" ban đầu chúng ta có thể sử dụng nguồn cán bộ tư pháp, luật sư, sinh viên luật và mở rộng các chuyên ngành về gia đình. Nếu áp dụng vào thực tiễn, chúng ta sẽ có nhiều điều vỡ ra từ thực tế cộng với việc học tập kinh nghiệm từ các nước tôi nghĩ chúng ra sẽ làm được.

Đông Phương

Cùng chuyên mục

Tp.HCM: Khởi tố hoa khôi đại học đánh ghen giúp bạn ở chung cư Labonita

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:03
Sau gần nửa năm tham gia đánh ghen dùm bạn, Hoa khôi một trường đại học tại Tp.HCM và một đồng phạm khác bị khởi tố, cấm đi khỏi nơi cư trú.

Điều tra vụ bị cướp điện thoại khi đang chở bạn gái đi chơi

Thứ 3, 14/05/2024 | 14:13
Ngày 14/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tuy Phong (tỉnh Bình Thuận) đã phá thành công 2 vụ cướp giật tài sản táo tợn xảy ra trên địa bàn.

Kiên Giang: Bắt giam người phụ nữ lừa đảo chiếm đoạt trên 20 tỷ đồng

Thứ 3, 14/05/2024 | 11:34
Lợi dụng sự tin tưởng, từ tháng 1/2021 đến tháng 8/2022, Trang đã nhiều lần vay tiền của vợ chồng bà Q. với số tiền trên 20 tỷ đồng rồi chiếm đoạt.

Cảnh báo mạo danh Cổng thông tin điện tử Bộ Công an để lừa đảo

Thứ 3, 14/05/2024 | 10:32
Nhiều trang thông tin mạo danh cổng thông tin điện tử của Bộ Công an để tiếp cận các nạn nhân bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của họ.

Bắt nghi phạm khiến 1 người tử vong và 2 người bị thương

Thứ 3, 14/05/2024 | 10:20
Thuận bị cơ quan chức năng bắt giữ khi đang lẩn trốn ở TX.Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An, sau khi gây ra vụ án khiến 3 người thương vong.
     
Nổi bật trong ngày

Án Tây-Luật Ta: Tấn công người yêu vì…giống diễn viên phim người lớn

Thứ 2, 13/05/2024 | 07:00
Cho rằng bạn trai giống với diễn viên trong một bộ phim “tươi mát”, cô gái đã dùng hung khí tấn công anh này…

Hà Nội: Điều tra vụ cô gái bị đâm nhiều nhát và tử vong trong đêm

Thứ 2, 13/05/2024 | 14:58
Mặc cho nạn nhân van xin, nam thanh niên vẫn dùng dao đâm liên tiếp vào người cô gái, gây tử vong.