Tp.HCM sáp nhập 80 phường, kỳ vọng thuận lợi cho người dân

Tp.HCM sáp nhập 80 phường, kỳ vọng thuận lợi cho người dân

Nguyễn Thành Nhân
Thứ 4, 03/01/2024 | 09:40
0
Việc thay đổi hành chính đối với đô thị lớn như Tp.HCM là vấn đề xáo trộn không nhỏ cho cả người dân lẫn chính quyền.

Nằm bắt nguyện vọng từ người dân

Đầu tháng 1/2024, UBND Tp.HCM đang tiếp tục phối hợp với Bộ Nội vụ về phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030. Theo phương án Tp.HCM trình Bộ Nội vụ, địa phương sẽ sắp xếp 80 phường thuộc địa giới của 10 quận giai đoạn 2023-2030.

Anh Vũ Minh Tuấn, 32 tuổi, ngụ quận 8 cho hay, đối với việc sáp nhập các phường ở quận 8, có thể thấy nhiều tên địa danh vốn là tên phường cũ chuẩn bị được khôi phục. Đó là Hưng Phú (phường 8-9-10) và Xóm Củi (phường 11-12-13). Địa danh Rạch Ông cũng phù hợp với vị trí địa lý của khu vực cầu chữ Y (gần Rạch Ông Lớn, với cầu Rạch Ông nối qua quận 7).

Vì thế, anh Tuấn và nhiều người dân quận 8, Tp.HCM hoan nghênh chính quyền thành phố đã có cách nhìn hết sức thiết thực và đề nghị “xem xét nghiên cứu để phục hồi lại các tên địa danh quen thuộc khác như: Chợ Quán, Bình Đông, Mễ Cốc, Chợ Quán, Bình Tây,… để tránh tình trạng đan xen các phường tên số như hiện nay”.

Trong khi đó, nhiều người dân tại quận Bình Thạnh chung câu hỏi về việc có phải đi sửa đổi giấy tờ hay không. Bà Lý Lê, ngụ phường 19, quận Bình Thạnh lo ngại, sát nhập để “giảm bộ máy cồng kềnh nhưng về phía người dân thì sẽ tốn thời gian làm thủ tục hành chính”.

Một số thủ tục vẫn phải lên UBND phường, Công an phường để thực hiện nên “cán bộ nên áp dụng công nghệ thì mới giảm áp lực cho bộ máy hành chính và người dân”.

“Tôi là người dân chỉ mong là giảm chi phí thấp nhất đồng thời đạt hiệu suất cao nhất trong sử dụng tiền ngân sách nhà nước. Rồi giải pháp như thế nào để không ảnh hưởng đến việc thay đổi và chi phí thay đổi thông tin hành chính nhiều hộ dân”, bà Lê ý kiến.

Báo cáo của Ủy ban MTTQ Việt Nam Tp.HCM công bố cuối năm 2023 cho biết, qua nắm bắt thông tin, người dân Tp.HCM mong muốn việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn giai đoạn 2023-2025 sẽ được chính quyền các cấp thực hiện theo kế hoạch với phương án hợp lý, khoa học. Các cử tri mong muốn, việc sắp xếp này đi cùng với tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, đặc biệt trong việc thực hiện chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan.

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã cũng cần sự đánh giá toàn diện, đồng bộ về điều kiện tự nhiên, lịch sử, kinh tế, văn hóa và sự phát triển chung của toàn Tp.HCM.

Theo UBND Tp.HCM, sau khi sắp xếp từ 80 phường thuộc 10 quận sẽ hình thành 38 phường mới, giảm 39 phường. Trong đó, đa số nhập từ hai phường thành một phường mới, có 7 trường hợp thành ba phường hoặc một phần phường cũ hình thành phường mới. Có 9 phường phải điều chỉnh ranh giới.

Các phường mới đều đạt quy chuẩn về quy mô dân số, có 12/38 phường mới có quy mô dân số trên 45.000 người, đạt trên 300% so với tiêu chuẩn nhưng diện tích sau sắp xếp vẫn không đạt so với quy định.

Từng bước vượt khó vì thuận lợi chung

Các chuyên gia khẳng định, không thể tránh khỏi nhiều vướng mắc sau khi Tp.HCM sáp nhập 80 phường. Tuy nhiên, các khó khăn chỉ diễn ra thời gian đầu và sẽ ổn định sau vài tháng đến một năm.

Liên quan đến vấn đề này, TS.Trần Quang Thắng - Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý Tp.HCM cho hay, việc sáp nhập 80 phường thuộc 10 quận ở TPHCM là một bước đi quan trọng trong việc cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội của Tp.HCM.

Đây cũng là một cơ hội để các quận, phường được sáp nhập có thể tận dụng tốt hơn các nguồn lực, tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tạo sự đồng bộ, liên kết và phát huy vai trò của mình trong quá trình xây dựng và phát triển Tp.HCM.

Mặt khác, công tác này cũng là một cách để thể hiện sự quan tâm, tôn trọng và đảm bảo các quyền lợi chính đáng, hợp pháp của đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động và của công dân, tổ chức trên địa bàn các đơn vị hành chính được sắp xếp. Tuy vậy, việc sáp nhập cũng cần được xem xét để tiếp tục hoàn thiện.

"Việc sáp nhập sẽ gây ra sự thay đổi về địa giới, tên gọi, biểu tượng, lịch sử, văn hóa, truyền thống của các đơn vị hành chính được sáp nhập, ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm, niềm tự hào của người dân. Có khả năng gây ra sự bất đồng, mâu thuẫn, tranh chấp về các vấn đề liên quan đến tài sản, đất đai, cơ sở vật chất, nhân sự, biên chế, chế độ, chính sách của các đơn vị hành chính được sáp nhập. Vì vậy, cần phải thực hiện một cách khéo léo, phù hợp với tình hình của từng địa phương và tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân", ông Thắng chia sẻ.

Còn TS.Nguyễn Hữu Nguyên, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, việc sắp xếp lại địa phương trước hết sẽ thay đổi địa chỉ nhà cửa trên các loại giấy tờ.

Việc đi đổi thông tin trên giấy tờ tùy thân không phải vấn đề quá khó nhưng khi thay đổi thêm các giấy tờ thủ tục mua bán chứng từ trước đây (sang nhượng, thừa kế, giao dịch tài sản nhà cửa, tài sản, xe cộ…), khi giao dịch sẽ phát sinh vấn đề phức tạp cho người dân.

Do đó, việc sáp nhập phường sẽ trở thành khó khăn kép, vì bao gồm cả quy mô các tổ dân phố, khu phố và chắc chắn gây xáo trộn ban đầu cho người dân lẫn chính quyền.

Tuy nhiên, đây là sự sắp xếp mang lại lợi ích cho thành phố, do vậy những khó khăn nói trên phải vượt qua. Còn cách vượt qua như thế nào cần phải đi vào triển khai thực tế mới đánh giá được tính hiệu quả và tính phức tạp.

"Hiện tại chúng ta không thể võ đoán thuận lợi không có hay khó khăn không xử lý được. Chúng ta chưa thể chỉ ra giải pháp cụ thể để khắc phục khó khăn. Cần xác định được những nguyên nhân gây ra khó khăn có thể xảy ra với người dân và chính quyền mới tìm cách giải quyết từng việc. Tùy tình hình thực tế, tùy vào năng lực cán bộ, cơ sở, nơi làm tốt sẽ nhanh, nơi yếu kém sẽ bị chậm", ông Nguyên nhìn nhận.

Chuyên gia này dẫn chứng, trước đây Tp.HCM sáp nhập 3 quận, huyện thành Tp.Thủ Đức có quy mô lớn hơn cũng mất một khoảng thời gian nhưng rồi ổn định dần.

TP.HCM xin ý kiến sáp nhập 3 quận làm Thành phố phía Đông

Thứ 4, 01/04/2020 | 20:58
Theo đó, đề án thành phố phía Đông sẽ bao gồm 3 quận: quận 9, quận 2 và quận Thủ Đức gộp chung lại với nhau trực thuộc TP.HCM. Thành phố này có diện tích 221,57km2, quy mô hơn 1,169 triệu dân.

TP.HCM: Sáp nhập quận cần đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu

Thứ 4, 28/12/2016 | 21:10
Đề xuất sáp nhập các đơn vị hành chính ở TP.HCM đang được dư luận hết sức quan tâm. Có ý kiến cho rằng điều này sẽ làm khó cho người dân. Nhưng, cũng có ý kiến ủng hộ vì sẽ tiết kiệm ngân sách,...
Cùng tác giả

Tp.HCM: Mặt bằng bán lẻ nhộn nhịp trở lại, kỳ vọng hồi phục kinh tế

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:00
Sự đổ bộ của các thương hiệu xa xỉ đã giúp giá cho thuê mặt bằng bán lẻ ở các trung tâm thương mại tại Tp.HCM ngày càng tăng.

Giá lúa gạo xu hướng tăng: Liên kết chuỗi giá trị, kỳ vọng bứt phá

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:31
Triển khai nhiều giải pháp, các Bộ ngành sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo với mục tiêu lớn về kim ngạch xuất khẩu.

Tuyển sinh lớp 10 ở thành phố Hồ Chí Minh: Chỉ tiêu giảm, áp lực tăng

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:30
Khi giảm chỉ tiêu trường công lập, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại thành phố Hồ Chí Minh càng tăng áp lực đầu vào đối với học sinh.

Tp.HCM: Đánh giá kỹ khi đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm Metro 2

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:00
Để thực hiện dự án tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương), có hơn 400 cây xanh phải di dời, đốn hạ là điều khiến người dân quan tâm.

Tp.HCM lên phương án gắn chip để quản lý chó, mèo tại cộng đồng

Thứ 7, 27/04/2024 | 09:26
Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.
Cùng chuyên mục

Vượt bom đạn của quá khứ để ngày mới hoa nở thêm tươi

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:00
Tuổi thanh xuân của bà Nghĩa trải dài theo những cánh rừng,con suối. Hết xông pha đánh đồn, lại luồn sâu vào vùng địch tạm chiếm để xây dựng phong trào cách mạng trên chiến trường Lộc Ninh xưa.

An Giang: Phân công lực lượng ứng trực 24/24 giờ phòng chống cháy rừng

Thứ 2, 29/04/2024 | 08:25
Tỉnh An Giang tăng cường kiểm tra, giám sát các khu vực trọng điểm cháy, tổ chức lực lượng ứng trực 24/24 giờ trong giai đoạn cao điểm mùa khô.

Cá nuôi lồng bè trên sông Mã chết bất thường

Thứ 2, 29/04/2024 | 08:12
Khoảng 60 lồng cá nuôi trên sông Mã và cá tự nhiên đoạn qua địa phận huyện Bá Thước (Thanh Hóa) chết bất thường thời gian gần đây

Bình Thuận: Lễ hội thả diều rực rỡ sắc màu thu hút nhiều du khách

Thứ 2, 29/04/2024 | 07:10
Hàng trăm du khách trong và ngoài nước đã cùng với người dân tham gia lễ hội thả diều.

Cao tốc Bắc-Nam chưa thể thông tuyến đến điểm giao Bãi Vọt

Chủ nhật, 28/04/2024 | 20:00
Cao tốc Bắc - Nam hiện chỉ mới thông tuyến Hà Nội đến Diễn Châu (tỉnh Nghệ An), điểm giao với QL7. Riêng điểm Bãi Vọt (tỉnh Hà Tĩnh) dự kiến thông tuyến vào 2/9.
     
Nổi bật trong ngày

Hà Tĩnh nỗ lực Gỡ thẻ vàng IUU (cuối): Phát triển nghề cá bền vững

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:15
Tỉnh Hà Tĩnh đang tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng nghề cá, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp ngư dân an tâm bám biển.

Vượt bom đạn của quá khứ để ngày mới hoa nở thêm tươi

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:00
Tuổi thanh xuân của bà Nghĩa trải dài theo những cánh rừng,con suối. Hết xông pha đánh đồn, lại luồn sâu vào vùng địch tạm chiếm để xây dựng phong trào cách mạng trên chiến trường Lộc Ninh xưa.

Cá nuôi lồng bè trên sông Mã chết bất thường

Thứ 2, 29/04/2024 | 08:12
Khoảng 60 lồng cá nuôi trên sông Mã và cá tự nhiên đoạn qua địa phận huyện Bá Thước (Thanh Hóa) chết bất thường thời gian gần đây

Những năm tháng hào hùng qua ký ức của nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy

Chủ nhật, 28/04/2024 | 13:00
Đã 49 năm trôi qua nhưng những ngày tháng chiến đấu gian khổ, hào hùng của quân, dân ta vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk.

Dự báo thời tiết ngày 28/4/2024: Đợt nắng nóng có thể lập kỷ lục mới về nhiệt độ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (28/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.