Xóm ve chai thời bão giá

Xóm ve chai thời bão giá

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:06
0
Nếu mấy năm trước nghề buôn bán phế liệu (ve chai) ở Huế đem lại thu nhập ổn định cho những người dân nghèo thì hiện nay lượng người hành nghề này ngày càng ít bởi lợi nhuận mang lại chẳng tăng được bao nhiêu.

Buồn, vui chuyện nghề

Người đầu tiên chúng tôi may mắn gặp được là chị Thắm (47 tuổi) là người có thâm niên trong nghề buôn bán ve chai ở đây. Đó là một người phụ nữ già trước tuổi, bàn tay chai sạn, dáng điệu khắc khổ bởi sự tàn phai của nắng và gió.

Chị kể: "Ở xóm tui, đa phần là dân tứ xứ vì làm ăn thất bát nên đến đây sống. Có người quê ở mấy tỉnh lẻ, cứ sau mỗi vụ mùa là dành thời gian mấy tháng lên đây để hành nghề ve chai kiếm thêm thu nhập. Còn tui rời quê đến đây theo cái nghề này ngót nghét mười lăm năm trời".

Cũng theo chị Thắm, ban đầu tại xóm này cũng tập trung đủ thành phần người, làm đủ mọi nghề: Bốc vác, bán vé số, làm thuê... nhưng rồi thu nhập khi có khi không cho đến khi gặp một số người lượm ve chai, chị Thắm theo chân họ đi học nghề, rồi cùng nhau lập xóm tại đây. Với thu nhập khả quan mà nghề này mang lại khi đó nên ai cũng học theo, thế rồi xóm ve chai ra đời từ đó.

Một người hành nghề ve chai tại Huế

Để làm nghề này, điều đâu tiên là phải thuộc hết từng con đường, ngõ hẻm trong thành phố, đặc biệt là làm quen với những "mối" dễ như: Nhà sách, quán sửa xe, nhà hàng... để tận dụng những nguồn phế liệu hàng ngày với giá rẻ. Vốn bỏ ra ban đầu cũng không cần nhiều, chủ yếu là đi bộ hoặc xe đạp, muốn có thu nhập ổn định phải chịu khó thức khuya, mỗi ngày phải đạp xe cả chục cây số để thu gom, lượm nhặt từng loại phế liệu có thể rồi về bán lại cho các đại lý.

Theo quan sát của chúng tôi, xóm ve chai này độ 30 hộ, nhưng lúc này rất vắng bóng người, chỉ lác đác vài ba đứa trẻ chạy nhảy. Hiểu ý khách, chị Thắm nói: "Xóm này ban ngày vắng lắm chú à, mọi người đều phải đi làm hết cả, tui thì vừa ốm dậy nên mai mới đi lại được. Chứ bình thường đến đây, chỉ có con nít thôi. Nếu muốn gặp mọi người, thì độ 10 giờ đêm chú quay lại đây sẽ tấp nập ngay thôi".

Thoáng nghe câu nói nửa đùa, nửa thật của chị nghĩ cũng phải, thường ngày dù nắng hay mưa thì tôi vẫn bắt gặp tiếng rao í ới của đồng nát sắt vụn. Ở đây, có những hộ cả gia đình đều làm đồng nát, trẻ con thì đi lượm ve chai tại các bãi rác, phụ nữ thì xách gánh đi khắp nơi thu mua sắt vụn, đàn ông thì đi thu mua các vật dụng điện tử đã qua sử dụng. Trung bình mỗi ngày nghề này đem lại thu nhập cho những hộ dân ở đây 30 - 70 ngàn đồng.

Khắc khổ thời bão giá

Theo lời chị Thắm, đúng 10h tối là khoảng thời gian mà Cố đô Huế đã dần chìm vào sự tĩnh mịch quen thuộc, một không gian đặc trưng rất Huế. Lúc này, có lẽ xóm ve chai chính là nơi náo nhiệt nhất, từng tốp người đua nhau về nhà trên vai là những gánh phế liệu căng đầy nhựa, giấy, sắt vụn...

Người hành nghề ve chai đang cố thu gom những gì có thế sau một chuyến xe rác

Một phụ nữ thở dài: "Haizz, hôm nay mua được ít quá. Dạo này người thành phố ít bán phế liệu". Người khác tiếp lời: "Cũng phải thôi, giá cả lên cao thế này, bán sắt vụn được mấy đồng, có ai mà bán", "Cả ngày nay chỉ được 21 ngàn, mai chỉ đủ đi chợ. Hôm qua, bà chủ lại qua tăng giá phòng rồi đó...". Nghe đến đây, mọi người chỉ nhìn nhau, lặng lẽ phân loại hàng kiếm được. Có lẽ cơn bão giá đã len lỏi vào con xóm nhỏ, khiến cho từng con người nơi đây ngày càng lo lắng về cuộc sống.

Tôi bắt chuyện với một phụ nữ đang loay hoay sắp vật phẩm, cả người chị toát lên mùi nồng nặc của mồ hôi, rác thải sau một ngày lao động vất vả. Đó là chị Thắng (40 tuổi). Thấy có người lạ đến, chị hỏi: "Chú đến đây làm chi cho cực, xóm tui có vài người bỏ nghề rồi. Thời buổi bây chừ, nghề này khó sống lắm chú à, cái gì tăng còn được chứ phế liệu thì tăng bao nhiêu hả chú".

Khi nghe tôi hỏi về những khó khăn trong nghề thì chị lại nhìn tôi và cười: "Đã làm cái nghề này thì phải xem khó khăn như một điều hiển nhiên chú à. Tôi thì đi bộ suốt cả ngày, một số người bị bệnh viêm khớp nhưng cũng cố phải đi. Không đi thì lấy gì mà ăn...?".

Cũng theo lời chị, thu nhập hiện nay từ nghề này mang lại ngày càng không đủ ăn, việc lo cho các con được đi học đã là một kỳ tích rồi, đã 2 tháng nay mấy đứa con của chị chưa biết đến mùi thịt. Cả xóm gần 80 người mà chỉ có 4 cái ti vi, sống nửa đời người mà nhiều người còn chưa biết đi xe máy, mà cũng phải thôi khi mà cơm ăn ba ngày đang dần thiếu thì xe đâu mà đi, mà có ai cho cũng chẳng có tiền mà đổ xăng nữa.

Chị Thắng lại kể: "Như tôi còn đỡ vì con cái cũng giúp được phần nào cho bố mẹ rồi, chứ như đứa em nhà bên, có bầu được 7 tháng mà ăn uống kham khổ quá, chỉ toàn mì tôm, cá khô. Sắp tới, con ra đời mà hai vợ chồng chỉ biết nhìn nhau khóc, tiền làm cả tháng chỉ đủ mua 2 hộp sữa cho con, rồi cũng chẳng biết lấy gì mà ăn, rõ khổ”.

Khi nghe hỏi tại sao không chuyển nghề khác cho đỡ khổ, thì chị Thắng với vẻ mặt bần thần đáp: "Đổi nghề gì đây chú, không học hành, bằng cấp, không có vốn. Mà nghe gần đây sắp có chủ trương cấm ve chai hoạt động trong nội bàn thành phố, bắt ra vùng ven, mà ở đó thì có gì mà nhặt... cả xóm tui cũng đang lo".

Đã 11h hơn, nhưng xóm ve chai này vẫn chưa hết nhộn nhịp, đó đây vẫn vang lên tiếng cười, nói chuyện. Người thì đang rửa nilon gần bờ sông cho sạch để bán, người thì chuẩn bị cho chuyến buôn hàng ngày mai... Có lẽ họ đã quá quen với việc ngày ngủ chỉ 3 - 4 tiếng, cái nghèo và cái khổ ở đây được những con người này chấp nhận như một điều hiển nhiên, vì với họ cầu mong cuộc sống có cơm ăn đã là quá đủ.

Nguyễn Tiến Nhất

Cùng chuyên mục

Tây Ninh: Điều tra vụ bé gái 9 tháng tuổi chết bất thường với nhiều vết bầm tím

Thứ 6, 03/05/2024 | 07:55
Một bé gái 9 tháng tuổi được người thân phát hiện tử vong tại nhà với nhiều vết bầm tím bất thường, nghi bị cha ruột sát hại.

Cảnh báo thủ đoạn thuê học sinh mở tài khoản ngân hàng

Thứ 6, 03/05/2024 | 06:09
Ngày 2/5, trên cổng TTĐT Công an tỉnh Lai Châu, cơ quan này đã có cảnh báo về thủ đoạn thuê, mua học sinh mở tài khoản ngân hàng.

Một công chức địa chính xã ở Phú Quốc tự thú nhận hối lộ

Thứ 5, 02/05/2024 | 21:32
Ngày 2/5, ông Đoàn Thanh Tuấn đã đến Công an Tp.Phú Quốc tự thú, khai nhận toàn bộ hành vi nhận hối lộ từ nhóm người của Công ty LHĐ.

Hà Tĩnh: Bắt nóng nghi phạm hiếp dâm cụ bà 75 tuổi

Thứ 5, 02/05/2024 | 21:10
Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã bắt giữ đối tượng Nguyễn Doãn Bảo - nghi phạm hiếp dâm cụ bà 75 tuổi.

Thanh Hóa: Phá đường dây sản xuất nước giặt, nước rửa chén giả

Thứ 5, 02/05/2024 | 20:24
Tại cơ quan công an, 10 đối tượng thừa nhận hành vi sản xuất, buôn bán nước giặt, nước rửa bát giả thương hiệu Thái Lan, thu lời bất chính hàng chục tỷ đồng.
     
Nổi bật trong ngày

Điều tra đối tượng giả danh công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thứ 5, 02/05/2024 | 12:04
Bước đầu cơ quan điều tra xác định, đối tượng Thuý đã giả danh công an để lừa làm thủ tục đất đai, chiếm đoạt của người phụ nữ khoảng 100 triệu đồng.

Lào Cai: Triệt phá đường dây mua bán ma túy liên tỉnh

Thứ 5, 02/05/2024 | 06:30
Theo cơ quan công an, vật chứng thu giữ tại hiện trường gồm: 4 bánh heroin, 1 xe máy, 3 điện thoại di động, 5,5 triệu đồng và một số đồ vật, tài liệu liên quan.

Khởi tố Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Phạm Minh An

Thứ 5, 02/05/2024 | 10:20
Ông Phạm Minh An, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu bị khởi tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", liên quan vụ án vi phạm quy định về đấu thầu.

Thanh Hóa: Phá đường dây sản xuất nước giặt, nước rửa chén giả

Thứ 5, 02/05/2024 | 20:24
Tại cơ quan công an, 10 đối tượng thừa nhận hành vi sản xuất, buôn bán nước giặt, nước rửa bát giả thương hiệu Thái Lan, thu lời bất chính hàng chục tỷ đồng.