“Sao ngành Giáo dục lại hay “thêm” đến thế?”

“Sao ngành Giáo dục lại hay “thêm” đến thế?”

Dương Thị Thu
Thứ 4, 01/11/2017 | 19:56
0
“Người dân ca thán rằng, sao lĩnh vực giáo dục lại hay “thêm” đến thế. Dạy thêm, học thêm, thu thêm và nay tôi lại lo ngại tình trạng lãng phí thêm", ĐBQH Nguyễn Hữu Cầu nói.

ĐBQH Nguyễn Hữu Cầu (đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An) quan tâm đặc biệt đến vấn đề lạm thu trong trường học khi phát biểu ý kiến tại hội trường về phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách Nhà nước trong phiên thảo luận chiều 1/11 của Quốc hội.

“Đây là vấn đề nhức nhối, bức xúc của cử tri đã được ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chuyển đến Quốc hội, ngoài các địa chỉ rất đặc biệt bắt các em phải đóng từ 9 triệu đồng, 16 triệu đồng hoặc đóng cả tiền xây dựng nông thôn mới.

Như báo cáo của ủy ban Mặt trận Tổ quốc đã nêu tại Quốc hội thì tại nhiều địa phương, quỹ đóng góp tự nguyện gấp 2 đến 2,5 lần tiền học phí. Nạn lạm thu đã xảy ra từ nhiều năm trước và có xu hướng ngày càng nghiêm trọng hơn. Người dân ca thán rằng, sao lĩnh vực giáo dục lại hay thêm đến thế, dạy thêm, học thêm, thu thêm và nay tôi lại lo ngại tình trạng lãng phí thêm”, ĐBQH Nguyễn Hữu Cầu nêu thực trạng.

Giáo dục - “Sao ngành Giáo dục lại hay “thêm” đến thế?”

ĐBQH Nguyễn Hữu Cầu. (Ảnh: Quochoi.vn).

 

“Tôi đọc tờ trình của bộ Giáo dục và Đào tạo xin lùi thời gian xây dựng chương trình sách giáo khoa phổ thông mới vì không đảm bảo tiến độ theo Nghị quyết 88/2014 của Quốc hội và Quyết định 40/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Tôi sực nhớ đến một vị lãnh đạo của Bộ này đã báo cáo trước ủy ban Thường vụ Quốc hội ước tính kinh phí thực hiện đề án này 34.000 tỷ đồng.

Dư luận báo chí thời điểm đó đã lên tiếng cho rằng, con số quá lớn. Và khi phê duyệt, con số này còn 778,8 tỷ đồng. Tại thời điểm đó, 778,8 tỷ đồng dư luận và báo chí vẫn cho rằng “sao mà nhiều thế”. Theo quy định của Chính phủ từ tháng 7/2016 đến tháng 6/2018 phải biên soạn và cho phép sử dụng phát hành một bộ sách giáo khoa mới từ lớp 1, lớp 6, lớp 10. Từ năm 2018 đến năm 2019 bắt đầu triển khai theo hình thức cuốn chiếu và kết thúc đề án vào năm 2023.

Bây giờ xin lùi đến năm 2019, đến 2020 mới áp dụng cho lớp 1 và dự kiến đến năm 2023, 2024 mới áp dụng toàn bộ, còn đề án kết thúc vào năm nào thì chưa nói rõ. Việc kéo dài thời gian như vậy mà không lãng phí, không tăng kinh phí mới là lạ. Dự kiến mới của đề án này là 1.798 tỷ đồng chứ không ít ỏi”, vị ĐBQH tỉnh Nghệ An nêu thực trạng.

ĐBQH Hồ Thị Vân (đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi) thống nhất với đánh giá trong báo cáo về những kết quả đạt được trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo năm 2017 của Chính phủ.

Giáo dục - “Sao ngành Giáo dục lại hay “thêm” đến thế?” (Hình 2).

ĐBQH Hồ Thị Vân. (Ảnh: Quochoi.vn).

 “Tuy nhiên, vấn đề điểm chuẩn tuyển sinh đầu vào của một số trường đại học, cao đẳng còn bất cập. Cách thức tổ chức và dạy học ngoại ngữ hiệu quả chưa cao, cơ sở vật chất, trang thiết bị ở một số nơi còn thiếu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Vấn đề bạo lực học đường, lạm thu còn diễn ra. Số học sinh giỏi đăng ký vào các trường sư phạm có chiều hướng giảm.

Tôi đề nghị Báo cáo cần bổ sung, đánh giá những khó khăn, bất cập trên để có những cái nhìn toàn diện và từ đó đề ra nhiệm vụ giải pháp một cách xác đáng và hiệu quả hơn.

Tôi đề nghị Chính phủ cần có chính sách cụ thể nhằm thu hút, khuyến khích, động viên những học sinh giỏi đăng ký thi vào các trường sư phạm có chất lượng cao. Cụ thể đó là, sự hỗ trợ, tạo điều kiện về nơi ăn ở, sinh hoạt, học tập, nghiên cứu, v.v... Và có chính sách tuyển dụng một cách phù hợp. Đặc biệt cần có chính sách tiền lương thỏa đáng đối với đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, nhất là đội ngũ nhà giáo. Đề nghị cân nhắc điều chỉnh một số quy định liên quan đến chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên để đảm bảo công bằng và phù hợp hơn”, ĐBQH Hồ Thị Vân phát biểu.

Ngành giáo dục nên cảm ơn Uber, Grab

Chủ nhật, 29/10/2017 | 10:28
Nhờ sự xuất hiện của hai hãng taxi điện tử lớn nhất hiện giờ, các bạn cử nhân, thạc sĩ có thể đốt cháy giai đoạn đau đáu chờ việc sau khi cầm bằng tốt nghiệp bằng cách trở thành đối tác Grabbike hay “xịn” hơn là GrabCar.

VNEN và cuộc ‘cưỡng hôn’ tốn hơn 80 triệu USD của ngành giáo dục

Thứ 6, 21/07/2017 | 15:12
Năm 2012, giáo dục Việt Nam “kết hôn” với một “nhân vật” đến từ châu Mỹ La tinh, tiêu tốn hơn 80 triệu USD: VNEN. Cho đến hiện tại, cuộc "hôn nhân" đắt đỏ này vẫn là nỗi trăn trở của nhiều người.

Khó “thấu cảm” với những “sóng sánh” của ngành Giáo dục

Chủ nhật, 13/08/2017 | 08:15
Những ngày này, nhiều giáo viên đang cố gắng “cảm” với những “sóng sánh” mà Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nói tới trong hội nghị Tổng kết năm học 2016-2017 mà dường như chẳng “thấu”.
Cùng tác giả

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai: Đầu tư công hiếm nơi nào như Việt Nam

Thứ 2, 29/10/2018 | 09:44
Đề cập đến vấn đề đầu tư công dàn trải thời gian qua, ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (TP.Hà Nội) cho rằng, từ “đầu tư dàn trải” trở nên quen thuộc.

Tín dụng đen tạo ra “chị Dậu thời đại mới”

Thứ 6, 26/10/2018 | 15:27
Thảo luận về kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại, băn khoăn về tình trạng tín dụng đen hoành hành gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

"Chúng ta không được phép quên những hy sinh của thế hệ cha anh"

Thứ 6, 27/07/2018 | 08:30
Trong 71 năm qua, với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn luôn quan tâm chăm lo công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng.

"35 cảnh sát cơ động được tổ chức ôn thi rất kỹ"

Thứ 6, 20/07/2018 | 06:00
PV báo Người Đưa Tin có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Lê Vân, Cục trưởng cục An ninh chính trị nội bộ A83, (bộ Công an) về những bất thường trong điểm thi THPT Quốc gia 2018 tại Lạng Sơn, nơi có 35 cảnh sát cơ động dự thi.

Nguyên ĐBQH Phạm Thị Mỹ Lệ đột ngột qua đời

Thứ 4, 04/07/2018 | 11:26
Bà Phạm Thị Mỹ Lệ, đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước khóa XIII đột ngột qua đời sau khi đến một cơ sở làm đẹp trên địa bàn.
Cùng chuyên mục

Tuyển sinh lớp 10 ở thành phố Hồ Chí Minh: Chỉ tiêu giảm, áp lực tăng

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:30
Khi giảm chỉ tiêu trường công lập, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại thành phố Hồ Chí Minh càng tăng áp lực đầu vào đối với học sinh.

Tp.HCM nỗ lực xây 4.500 phòng học, giảm áp lực thiếu trường lớp

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:30
Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai kế hoạch xây 4.500 phòng học và hiện 2 công trình đã hoàn thành để ưu tiên giáo dục.

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...

Bộ GD&ĐT yêu cầu đảm bảo nước sạch và vệ sinh trong trường học

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:30
Bộ GD&ĐT vừa có văn bản về việc tổ chức các hoạt động nhằm hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024.

Nghệ An: Chốt phương án tháo gỡ “áp lực” tuyển sinh vào bậc THPT

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:04
Năm 2024, Nghệ An tăng hơn 7.000 học sinh lớp 9, gây áp lực tuyển sinh vào lớp 10, đặc biệt là tại TP Vinh khi chỉ có 3 trường THPT công lập.
     
Nổi bật trong ngày

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...

Học sinh tiểu học được gắn mã định danh chuẩn bị triển khai học bạ số

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Các giáo viên trên địa bàn Hà Nội đã được tập huấn, trang bị chữ ký số để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi số ngành giáo dục.

Nắng nóng kỷ lục "hiếm có" trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:26
Dự báo thời tiết nắng nóng kỷ lục chưa từng ghi nhận trong kỳ nghỉ lễ 30/4 sẽ diễn ra trên cả 3 miền Bắc – Trung – Nam.

Đợt không khí lạnh yếu "hiếm gặp" giữa tháng 5 có gì đáng lưu ý?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:01
Dự báo trong 1-2 ngày đầu tháng 5, khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống, ở Bắc Bộ khả năng xuất hiện mưa rào và dông trở lại.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.