Ngành giáo dục nên cảm ơn Uber, Grab

Ngành giáo dục nên cảm ơn Uber, Grab

Chủ nhật, 29/10/2017 | 10:28
1
Nhờ sự xuất hiện của hai hãng taxi điện tử lớn nhất hiện giờ, các bạn cử nhân, thạc sĩ có thể đốt cháy giai đoạn đau đáu chờ việc sau khi cầm bằng tốt nghiệp bằng cách trở thành đối tác Grabbike hay “xịn” hơn là GrabCar.
Xi nhan Trái Phải - Ngành giáo dục nên cảm ơn Uber, Grab

 

 

Con số “80% chạy Grab xe ôm là sinh viên, sinh viên ra trường thất nghiệp” mà ông Bùi Sỹ Lợi (Phó Chủ nhiệm ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội) đưa ra dường như đã gây thất vọng trên diện rộng.

Người ảo não, tỏ vẻ lo lắng khi một lượng đáng kể trí thức trẻ, được chờ mong sẽ bắt kịp xu hướng phát triển của thời đại nay lại gia nhập đội ngũ vận chuyển hành khách. Người trách móc các bạn cử nhân phụ công, phụ lòng cha mẹ, bởi chẳng phụ huynh nào mong muốn con em mình sẽ chạy xe ôm sau 4 – 5 năm trời đèn sách miệt mài.

Riêng tôi lại cảm thấy đây là tín hiệu đáng mừng, chẳng những không mâu thuẫn mà còn chứng minh và giải thích cho báo cáo giải quyết hơn 1,6 triệu lao động tại phiên họp toàn thể ủy ban Kinh tế. Chẳng nhẽ lái xe ôm không phải một nghề? Chẳng lẽ cứ cầm bằng đỏ trong tay là không được phép làm ra đồng tiền bằng cách đổ mồ hôi theo đúng nghĩa đen của cụm từ này?

Từ thực tế kể trên, thiết nghĩ bộ GD&ĐT nên sớm gửi lời cảm ơn sâu sắc, đồng thời tuyên dương giải pháp hỗ trợ thiết thực đến từ Uber, Grab. Nếu từng học đại học, cao học, bạn sẽ thấy lời đề nghị này là hoàn toàn có căn cứ. Thật vậy, sẽ chẳng có gì bàn cãi nếu người trẻ thất nghiệp vì thói quen thụ động, chỉ biết há miệng chờ sung, vừa ra trường đã đòi hỏi mức lương 2.000 đô la Mỹ. Nhưng khi có hơn 200 ngàn cử nhân, thạc sĩ cùng chung cảnh “ôm bằng” thì những người làm trong ngành giáo dục cần nghiêm túc xem lại trách nhiệm, nghĩa vụ của mình.

Xin hãy hỏi sinh viên rằng có hay không chuyện “học đại”, đi học như đi chơi trong trường đại học. Hãy hỏi doanh nghiệp về chất lượng của đội ngũ tân cử nhân, về tình trạng nhân viên mới đứng núi này trông núi nọ, chỉ chực đủ lông, đủ cánh để bay đi. Hãy thử thống kê xem sau bao năm đèn sách, sinh viên ra trường có bao nhiêu kiến thức trong đầu và chừng ấy vốn liếng có giúp họ kiếm được công việc phù hợp với chuyên ngành.

Biết được câu trả lời, hẳn những người làm giáo dục sẽ cảm thấy giống như tôi - biết ơn Uber, Grab vô ngần.

Xi nhan Trái Phải - Ngành giáo dục nên cảm ơn Uber, Grab (Hình 2).

"Đội quân" Grabbike. Ảnh: Internet. 

 

Ông bà ta có câu: Nhàn cư vi bất thiện. Thử tưởng tượng con số “80% chạy Grab xe ôm” kể trên chưa từng nghĩ đến công việc hiện tại; bước ra ngoài xã hội với thái độ bất mãn, không nghề ngỗng, quanh năm ngồi quán xá “chém gió”, nhìn thấy người thành công hơn thì cạnh khóe, cà khịa. Thật kinh khủng biết bao!

Nhờ sự xuất hiện của hai hãng taxi điện tử lớn nhất hiện giờ, các bạn sinh viên, cử nhân, thạc sĩ có thể đốt cháy giai đoạn đau đáu chờ việc sau khi cầm bằng tốt nghiệp bằng cách trở thành đối tác Grabbike hay “xịn” hơn là GrabCar.

Không cần nhiều vốn liếng, không cần nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học văn phòng; cũng chẳng cần định hướng trong công việc, thích thì đi làm, không thích thì dắt xe sát nhà dân nằm nghỉ. Bất cứ lúc nào, dù nắng hay mưa, dù giữa trưa hay đêm muộn, họ cũng có cơ hội tăng thêm thu nhập và phần nào đó, giúp hành khách tránh xa những bác tài bặm trợn, tính giá cước theo cảm xúc.

Như vậy, bộ GD&ĐT chuyên tâm việc đào tạo, còn cử nhân ra trường rơi vào diện “lao động thừa”, không kiếm được việc làm cứ để Grab, Uber lo! 

Trương Chi         

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Chúng tôi là tiến sĩ

Chủ nhật, 08/10/2017 | 15:27
Anh nông dân sáng chế ra “Rô-bốt đặt hạt” và nhiều loại máy nông cụ ở Hải Dương mà học lên tiến sĩ, nhiều người sẽ càng xấu hổ vì học vị của mình.

Sinh viên ra trường thất nghiệp, học đại học có cần thiết?

Thứ 2, 25/09/2017 | 11:04
"Học đại học (ĐH) có cần thiết, quan trọng nữa không khi đa số sinh viên ra trường thất nghiệp hoặc làm trái nghề?", đây là một trong những quan tâm hàng đầu của các tân sinh viên.
Cùng tác giả

Đa sắc: Quan chức mất việc vì lì xì "khủng", cầu “thọ” 100 tuổi ra đi khi vừa khánh thành

Thứ 3, 20/03/2018 | 14:55
Một số quan chức ở Trung Quốc đã mất việc sau khi nhận số tiền mừng tuổi “vượt quá một khoản tiền được coi là hợp lý”.

Bỗng dưng được... chuyển giới, chuyện không mới ở bệnh viện

Thứ 4, 17/01/2018 | 21:05
Thời gian qua xảy ra một số trường hợp nam giới siêu âm thấy... buồng trứng, tử cung; được chỉ định khâu âm đạo hoặc bị sảy thai tự nhiên. Có lẽ bên cạnh việc đề ra tiêu chuẩn về kỹ năng tin học văn phòng cho người đánh máy, ta cũng nên xem xét lại trách nhiệm của các bác sĩ trong việc đặt bút ký vào tờ phiếu kết quả phát cho bệnh nhân.

Hãi hùng “sông tuyết” Hà Nam: Giờ ai dám mơ “về úp mặt vào sông quê”?

Thứ 5, 04/01/2018 | 20:00
Thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, rác thải, thậm chí cả chất thải kim loại nặng… đã và đang bức tử những dòng sông, kéo theo đó là cái chết của những “bờ xôi, ruộng mật” nằm dọc lưu vực.

Đề xuất làm đường tránh cho gia súc: Lợi cho tài xế?

Thứ 7, 16/12/2017 | 14:00
Chủ tịch UBND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã đề nghị sở Giao thông lên phương án làm đường tránh cho gia súc trên một số tuyến quốc lộ.

Bán mỹ phẩm thu 344 tỷ né thuế 9,1 tỷ đồng: Tảng lờ trách nhiệm

Thứ 4, 13/12/2017 | 18:39
Việc một cá nhân kinh doanh trên mạng vừa bị cục Thuế TP.HCM truy thu số tiền 9,1 tỷ đồng khiến nhiều người bất ngờ, bởi dù có doanh thu lên đến 344 tỷ đồng trong năm 2016, người phụ nữ này vẫn tìm cách né thuế.
Cùng chuyên mục

Vinh của Vinh

Thứ 4, 31/01/2024 | 07:00
Có thể hơi chơi chữ chút, nhưng nó là như thế này, tôi muốn nói về cuốn “Vinh phố của tôi” của Phạm Thùy Vinh.

Trước tiền…

Thứ 2, 09/10/2023 | 07:00
Từ năm 1998, pháp lệnh chống tham nhũng đã được ban hành, và về danh nghĩa nó phải được thực hiện nghiêm túc từ hồi ấy.

Chơi mạng xã hội

Thứ 2, 25/09/2023 | 07:00
Vụ án bà Phương Hằng vừa chấm dứt với bà, còn một số người liên quan vẫn đang... chờ.

Quân hồi vô phèng

Thứ 4, 20/09/2023 | 07:37
Thú thực, cho đến bây giờ tôi vẫn không rõ lắm cái câu mà ngày xưa tôi thấy mẹ tôi hay dùng để mắng chúng tôi khi chúng tôi làm gì đấy mà cụ cho rằng vô tổ chức, vô kỷ luật, trên dưới lộn tùng phèo...

Lại nói về văn học trong nhà trường phổ thông

Thứ 7, 09/09/2023 | 07:07
Văn chương khi được đưa vào nhà trường phổ thông, buộc phải qua một quá trình lựa chọn vô cùng khắt khe...
     
Nổi bật trong ngày

Chuyện bảo tồn văn hóa và du lịch

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:00
Thay vì nhà nước bỏ tiền ra để “giữ gìn, phát huy bản sắc” thì doanh nghiệp làm và người dân được thể hiện chính mình.

Có về đây sống được không?...

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Trong kỳ nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa rồi, tôi có cùng vợ về quê. Vợ tôi là người Nùng, quê Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Một huyện giáp biên giới Trung Quốc, nơi có Thác Bản Giốc nổi tiếng.