Làm gì để bảo vệ trẻ trước sự tấn công của bệnh truyền nhiễm đầu năm học?

Hoàng Thị Bích
Thứ 3, 12/09/2023 | 10:25
0
Để bảo vệ trẻ trước sự tấn công của các bệnh truyền nhiễm, PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy cho rằng cha mẹ cần nhân đôi sức đề kháng cho trẻ.

Nhiều dịch bệnh trái mùa

Thời gian qua, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận khoảng 100 bệnh nhi mắc sốt xuất huyết nhập viện, tăng 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có nhiều trường hợp tái mắc bệnh.

Viêm kết mạc cấp, hay còn gọi là đau mắt đỏ cũng đang có nhiều ca mắc. Trong 3 tuần của tháng 8, Bệnh viện Mắt Trung ương đã tiếp nhận khoảng 2.500 trường hợp bị đau mắt đỏ, gấp gần 2 lần so với tháng 6. Tương tự, một tháng trở lại đây, khoa Mắt, Bệnh viện Nhi Trung ương, cũng tiếp nhận gần 50 ca viêm kết mạc cấp, trong đó có 10-20% trẻ gặp biến chứng nặng.

Ngoài sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong những tuần gần đây, trên địa bàn ghi nhận trung bình từ 40-50 ca mắc tay chân miệng/tuần. Ngoài ra, Hà Nội cũng đã có gần 2.000 ca thủy đậu, tăng gần 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Sức khỏe - Làm gì để bảo vệ trẻ trước sự tấn công của bệnh truyền nhiễm đầu năm học?

Lo ngại bùng phát nhiều dịch bệnh trái mùa.

Các chuyên gia lo ngại, thời gian này, học sinh quay lại trường học, trùng với thời điểm bệnh tay chân miệng tăng mạnh vào khoảng tháng 9, 10 hàng năm, nguy cơ bùng phát dịch lớn. Vậy làm gì để trẻ khỏe mạnh khi bước vào năm học mới cũng là vấn đề nhiều phụ huynh quan tâm. 

Trao đổi với Người Đưa Tin, PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng bộ môn Nhi, Trưởng khoa Nhi, Đại học Y Hà Nội, cho biết, thời gian gần đây chúng ta đã chứng kiến nhiều dịch bệnh xảy ra. Sau 2 năm đại dịch Covid-19, mô hình bệnh tật thay đổi nhiều, liên tục có các dịch về hô hấp, tiêu hóa, sốt xuất huyết, tiêu chảy… 

Tại Hà Nội, vẫn đang tồn tại bệnh viêm phổi do Mycoplasma. Đồng thời, bệnh đáng ra xảy ra vào một số mùa nhất định thì giờ bất cứ thời điểm nào cũng có thể xảy ra. 

Theo bà Thúy, bệnh hô hấp thường xảy ra khi thay đổi thời tiết thì hiện nay giữa mùa hè nắng nhiều nhưng trẻ vẫn bị bệnh hô hấp. Bệnh viêm phổi do Mycoplasma là bệnh rất hiếm gặp nhưng hiện nay lại đang có nhiều trẻ mắc.

"Trong gần 2 năm trở lại đây, sau khi kết thúc giãn cách xã hội, tỉ lệ trẻ em mắc bệnh nhiễm trùng tăng nhiều hơn, ghi nhận nhiều ca bệnh tăng nặng, thời gian xuất hiện bệnh không tuân theo quy luật thông thường, thời gian mắc bệnh kéo dài hơn", bà Thúy nhận định. 

Giúp trẻ “nhân đôi đề kháng”

Lý giải về nguyên nhân, PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thuý cho rằng, đây là hậu quả của tình trạng “nợ miễn dịch”.

Theo đó, “nợ miễn dịch” được hiểu là hiện tượng xảy ra do trẻ không được tiếp xúc với vi khuẩn và virus một cách thường xuyên, điều này gây ra một khoảng trống lớn chưa được “bù đắp”, khiến khi “va chạm” với các loại virus, vi khuẩn như tay chân miệng, thủy đậu, sốt xuất huyết… lại khiến cho trẻ có nhiều phản ứng dữ dội hơn, sốt cao hơn và có nhiều triệu chứng nặng nề hơn.

Bình thường, khi trẻ tiếp xúc các loại vi khuẩn, virus cũng chính là cơ hội để hệ miễn dịch của trẻ tăng cường hoạt động, sinh ra các kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Đầu năm học trẻ dễ gặp tình trạng ốm vặt nhiều do trẻ nghỉ hè 2-3 tháng liên tục ở nhà không có tiếp xúc nơi đông người, khi quay trở lại trường học trẻ cũng sẽ dễ bị bệnh hơn. 

Suốt 2 năm vừa qua, thời gian giãn cách xã hội, trẻ không tiếp xúc với nhau, hạn chế về môi trường, trẻ không có miễn dịch phù hợp. Vì thế, sau dịch trẻ quay lại với môi trường, do thiếu hụt miễn dịch nên dễ mắc bệnh, khi mắc bệnh lại có biểu hiện nặng hơn.

Sức khỏe - Làm gì để bảo vệ trẻ trước sự tấn công của bệnh truyền nhiễm đầu năm học? (Hình 2).

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng bộ môn Nhi, Trưởng khoa Nhi, Đại học Y Hà Nội.

Bên cạnh đó, theo bà Thúy, suy giảm miễn dịch do Covid-19 còn gây khó khăn trong đào thải virus và chống nhiễm trùng thứ phát. Khi xảy ra nhiễm trùng thứ phát sau mắc Covid-19 trẻ còn có nguy cơ bị nặng hơn khoảng 5-15%.

“Ở người lớn hệ miễn dịch đã ổn định. Trong khi trẻ em thì khác, trẻ em cần cho phát triển. Vì thế, mới có khái niệm nhân đôi đề kháng, nhân đôi miễn dịch để miễn dịch đang thiếu, trở về bình thường và nhân đôi tiếp lên thì đứa trẻ mới ổn định phát triển được”, PGS Thuý cho biết. 

"Nhân đôi đề kháng” là khi bị ốm đầu tiên chúng ta bị sụt cân, sau đó chúng ta ăn giả bữa để bù lại lượng cân đã sụt giảm và miễn dịch cũng thế.

Cha mẹ cần nhân đôi đề kháng để bù đắp kịp thời khoảng trống miễn dịch được hình thành sau những khoảng thời gian trẻ ít tiếp xúc nơi đông người một cách thường xuyên sau thời kỳ hậu Covid-19 và khoảng trống miễn dịch do hệ miễn dịch bản thân của trẻ chưa được hoàn thiện.

Sức khỏe - Làm gì để bảo vệ trẻ trước sự tấn công của bệnh truyền nhiễm đầu năm học? (Hình 3).

Tăng đề kháng bằng bổ sung dinh dưỡng là giải pháp “then chốt” (Ảnh minh họa).

Để nhân đôi đề kháng, theo bà Thúy cần phối hợp rất nhiều yếu tố bên ngoài, bên trong. Yếu tố bên ngoài là môi trường không quá chật chội, không có thuốc lá,…, thay vào đó phải thoáng, sạch sẽ. Trẻ cũng cần có thói quen vệ sinh tay trước khi ăn, sau khi vệ sinh, cho trẻ ngủ đúng giờ, cho trẻ đi tiêm chủng bù lại những mũi còn thiếu… 

Yếu tố bên trong là việc tiêm các loại vắc-xin theo khuyến cáo của cơ quan y tế. Lưu ý, khi tiêm vắc-xin cần tiêm đủ mũi, đúng hạn để đảm bảo miễn dịch đủ và bền vững.

"Tăng đề kháng bằng bổ sung dinh dưỡng là giải pháp then chốt. Hiện nay, một số dịch bệnh không còn tuân theo quy luật thông thường, chưa có vắc-xin dự phòng thì dinh dưỡng càng quan trọng", bà Thúy nhấn mạnh. 

Trẻ dưới 6 tháng bú sữa mẹ hoàn toàn để nhận được đề kháng từ mẹ. Trẻ trên 6 tháng nên đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ 4 nhóm chất đạm, đường, chất béo, chất xơ và các vitamin, vi chất khác như kẽm, sắt có trong thịt bò, tôm, cua, ghẹ, gan động vật và thực phẩm giàu vitamin A, C, E… như cam, quýt, bưởi, các loại rau xanh… Chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ khó đáp ứng đủ vi chất dinh dưỡng đặc biệt là kẽm và sắt. Bổ sung kẽm sắt cho nhu cầu hàng ngày rất quan trọng cho phát triển hệ miễn dịch ở trẻ.

Cùng với sắt thì kẽm cũng đóng vai trò quan trọng với hệ miễn dịch. Bởi, kẽm vừa là thành phần, vừa là xúc tác tăng cường sản xuất ra các yếu tố miễn dịch, từ đó tạo một hệ thống phòng thủ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.


Theo khảo sát của tổ chức dinh dưỡng Đông Nam Á, bữa cơm của trẻ em Việt thiếu 50% vi chất như vitamin A, B1, C, D3, sắt, kẽm, canxi điển hình là thiếu sắt và kẽm. Trong khi đó, theo Viện Dinh dưỡng quốc gia nghiên cứu năm 2020, cứ 3 trẻ em có 1 trẻ thiếu sắt, 60% trẻ em thiếu kẽm, đặc biệt thiếu sắt thường đi đôi với thiếu kẽm và người lại. Thiếu vi chất cộng với khoảng trống miễn dịch thời gian qua ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ, là nguyên nhân dẫn tới trẻ hay ốm hơn.

Tp.HCM: Năm học mới, vẫn lo lắng thiếu trường lớp vì “dự án treo”

Thứ 5, 07/09/2023 | 14:15
Nhiều dự án công trình xây trường học tại các quận, huyện ở Tp.HCM kéo dài nhiều năm nhưng chưa thể triển khai do vướng thủ tục đầu tư.

45% học sinh gặp vấn đề sức khỏe khi học trực tuyến

Thứ 4, 18/05/2022 | 09:30
Việc học tập trực tuyến có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tâm lý, tình cảm, khả năng phát triển các kỹ năng xã hội của học sinh.
Cùng tác giả

Giả mạo website Bộ TT&TT lừa người dân cài ứng dụng chứa mã độc

Thứ 4, 01/05/2024 | 10:54
Khi truy cập vào trang web "vietgcv [.] cc" giả mạo website Bộ TT&TT, người dùng bị dụ cài ứng dụng có chứa mã độc. 

Ngày 2/5, Quốc hội họp bất thường về công tác nhân sự

Thứ 4, 01/05/2024 | 10:54
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV xem xét nội dung về công tác nhân sự.

Phát triển bền vững là con đường độc đạo doanh nghiệp phải đi

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:50
Theo ĐBQH, phát triển bền vững là vấn đề sống còn của nền kinh tế, đầu tư cho phát triển bền vững, thân thiện với môi trường chính là cơ hội mới cho doanh nghiệp.

Điện Biên - điểm sáng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Thứ 3, 30/04/2024 | 08:00
Ông Lê Vệ Quốc đánh giá đội ngũ những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Điện Biên đã nỗ lực, cố gắng triển khai sâu rộng, thực chất.

Bất ngờ với nguyên nhân hiếm muộn của cặp vợ chồng trẻ

Thứ 2, 29/04/2024 | 16:57
Chị N. có cơ địa polyp buồng trứng, còn chồng teo tinh hoàn là nguyên nhân mà cặp đôi chưa có tin vui. May mắn hai vợ chồng được chữa trị và đón trái ngọt.
Cùng chuyên mục

Liên tiếp 2 người tử vong do nắng nóng: Bác sĩ đưa ra cảnh báo

Thứ 3, 30/04/2024 | 20:35
Thời tiết nắng nóng khiến nguy cơ sốc nhiệt tăng cao, đặc biệt là ở trẻ em, người lớn tuổi, người có sẵn bệnh nền hay người làm việc, hoạt động ngoài trời gia tăng.

Bất ngờ với nguyên nhân hiếm muộn của cặp vợ chồng trẻ

Thứ 2, 29/04/2024 | 16:57
Chị N. có cơ địa polyp buồng trứng, còn chồng teo tinh hoàn là nguyên nhân mà cặp đôi chưa có tin vui. May mắn hai vợ chồng được chữa trị và đón trái ngọt.

Bác sĩ cảnh báo mối nguy hiểm khi nhiều trẻ bị dị vật đường thở

Chủ nhật, 28/04/2024 | 12:49
Ngày 28/4, đại diện Bệnh viện Nhi đồng 2, Tp.HCM cho biết, đã cấp cứu thành công nhiều trường hợp trẻ bị dị vật đường thở.

Đồng Nai: Phẫu thuật cắt bỏ khối bướu thận 0,6kg

Thứ 7, 27/04/2024 | 16:10
Các bác sĩ Bệnh viện Đồng Nai 2 đã thực hiện thành công ca phẫu thuật cắt bỏ khối bướu thận phải kích thước 8cm

Đồng Nai: Cảnh báo sản phẩm Detox Táo, Táo Vip Slim không đảm bảo an toàn

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:00
Cơ quan chức năng phát hiện sản phẩm chứa Sibutramin là chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
     
Nổi bật trong ngày

Anh nông dân “đút túi” 3 tỷ đồng nhờ trồng loại cây quen thuộc cho quả “to bự”

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:30
Một nông dân trồng cây theo kiểu chẳng giống ai, đến ngày thu hoạch "quả nào quả nấy" to bự, dự kiến bán cả vườn trái cây thu ngay tiền tỷ khiến ai cũng trầm trồ.

Người đàn ông đào được cục vàng khổng lồ trị giá gần 4 tỷ đồng

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:35
Hòn đá chứa 2,6kg vàng, trị giá hơn 160.000 USD được tìm thấy tại khu vực "tam giác vàng" của bang Victoria, Australia.

Loại đặc sản xưa ít người dám ăn, nay giá nửa triệu đồng/kg vẫn đắt như tôm tươi

Thứ 3, 30/04/2024 | 08:30
Nhìn vẻ ngoài, nhiều người sẽ e ngại khi thưởng thức món ăn được chế biến từ loài đặc sản này. Tuy nhiên, ai đã được một lần trải nghiệm chắc có lẽ khó mà quên được.

Nhúm muối "độc lạ" bán giá 10 triệu đồng, đại gia liền xuống tiền mua

Thứ 4, 01/05/2024 | 11:25
Muối là gia vị quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày với giá chỉ vài nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, có loại giá 10 triệu/kg gây sự tò mò đối với nhiều người.

Anh nông dân kiếm tiền tỷ nhờ nuôi "thủy quái to bự" trong bể xi măng

Thứ 4, 01/05/2024 | 07:30
Nhờ có khối lượng lớn và giá bán cao nên khi nuôi thành công, loài đặc sản này có thể cho lợi nhuận cao, nhất là khi người nuôi tự sản xuất được con giống.