Bầu Kiên trong ký ức của người thân

Bầu Kiên trong ký ức của người thân

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
0
Bầu kiên đang trở thành tâm điểm của dư luận trong nhiều ngày qua, tuy nhiên, trong ký ức của người thân, bầu Kiên vẫn rất "dễ thương".

Trả lời một tờ báo, doanh nhân Đoàn Nguyên Đức - ông bầu của đội bóng Hoàng Anh Gia Lai - người đã cùng bầu Kiên giữ vai trò phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đánh giá: "Mỗi người có một tính cách khác nhau, nhưng với tôi, bầu Kiên là một người rất dễ thương". Cũng theo ông Đức, "một người như thế mà bị bắt thì bất ngờ quá! Kiên là người tốt, đóng góp rất nhiều cho bóng đá Việt Nam 10 năm nay".

Cũng như Người đưa tin đã phản ánh, bầu Kiên là con trai của hai nhà giáo khá nổi tiếng ở trường THPT Cao Bá Quát (Gia Lâm, Hà Nội) là thầy hiệu trưởng Nguyễn Đức Lung và cô Nga. Trong ký ức của bạn bè cùng lứa, Kiên là cậu bé da đen nhẻm nhưng vô cùng sáng dạ, nổi bật nhất.

Xã hội - Bầu Kiên trong ký ức của người thânTrong ký ức của người thân, bầu Kiên vẫn rất "dễ thương"

Trao đổi với PV, một thầy giáo cũ của Kiên tâm sự: "Kiên là học trò sáng dạ. Và hơn nữa, Kiên rất tự lực, quyết đoán. Trong nhiwwfu thế hệ học trò của trường Cao Bá Quát, Kiên luôn là cá nhân xuất sắc nhất. Đáng quý hơn, trong quá trình học tập, Kiên chưa bao giờ dựa dẫm vào "bóng" của bố mẹ".

Thầy Đinh Văn Phong, giáo viên dạy tin học trường THPT Cao Bá Quát (Gia Lâm - Hà Nội) từng là học sinh, sau đó là đồng nghiệp của thầy Nguyễn Đức Lung (nguyên hiệu trưởng trường THPT Cao Bá Quát), cũng dành rất nhiều ấn tượng tốt đẹp về bầu Kiên, khi trả lời báo chí. Thầy Phong cho biết, hồi mới vào học cấp 3, thầy Phong được thầy Nguyễn Đức Lung trực tiếp giảng dạy môn chính trị. Lúc đó, cậu bé Kiên chừng ba, bốn tuổi. Vì cả gia đình Kiên sống trong khu tập thể ngay sau trường nên những lúc rảnh rỗi, Kiên thường chơi bóng ở sân trường cùng các anh chị học sinh.

Sau khi lấy bằng sư phạm, thầy Phong may mắn được phân về giảng dạy tại chính ngôi trường cấp ba mà mình đã học, trở thành đồng nghiệp với thầy Lung. Khi đó, Kiên đã lớn và đang theo học cấp ba ở đây. Các thầy cô trong trường kể lại rằng, thầy Lung rất nghiêm khắc với con, không bao giờ bênh hay "tạo điều kiện" cho con để bằng mọi giá đạt thành tích cao. Thầy Lung luôn dạy Kiên trung thực và tự nỗ lực vươn lên.

Một tờ báo viết thêm về bầu Kiên: Cái tuổi "nhất quỷ nhì ma" của "bầu" Kiên và những trận đòn mà cậu bé Kiên bị bố đánh thẳng tay. Nhưng chơi ra chơi, học ra học. Trong trường Cao Bá Quát ngày ấy, "bầu" Kiên nổi tiếng học rất giỏi môn toán. Vì vậy, không lạ khi Nguyễn Đức Kiên thi đỗ vào trường Đại học Kỹ thuật Quân sự khóa 15 (B5- C 156- Đại đội 156).

May mắn vừa là trò vừa là đồng nghiệp, gần gũi gia đình thầy Lung nhiều năm, thầy Đinh Văn Phong nhận định: Tính cách bầu Kiên giống bố nhất chính là tính thẳng thắn, quyết đoán. Đặc biệt, Kiên có đôi mắt thông minh, sắc sảo, khiến người khác phải nể sợ. "Là người nghiêm khắc nên nếu ai dạy chưa tốt trong cuộc họp thầy Lung nói thẳng để rút kinh nghiệm chứ không vòng vo. Ngày đó, chúng tôi vừa yêu vừa kính nể và cả sợ thầy nữa", thầy Phong nói.

Nhà thầy Nguyễn Đức Lung có ba người con, Nguyễn Đức Kiên là con cả cũng là người thành đạt nhất. Đang học tại trường Đại học kỹ thuật quân sự, Nguyễn Đức Kiên được gửi đi học ngành thông tin tại trường Kỹ thuật quân sự Zalka Maté (Hungary). Khi đó, ngành thông tin rất mới và lạ. Nói về bầu Kiên, ngoài việc nổi tiếng học giỏi, tuổi thơ bầu Kiên là người rất thích thể thao. Thuở nhỏ, cậu bé Kiên thường chơi đá bóng, đánh trận giả với bạn bè đồng lứa.

Còn với thầy Lưu Văn Diêm, hiệu trưởng trường THPT Cao Bá Quát, thầy Nguyễn Đức Lung là người có đóng góp rất lớn cho sự nghiệp trồng người cũng như thành tích giảng dạy của trường THPT Cao Bá Quát. Trong giai đoạn trước và sau ngày đất nước thống nhất, trường THPT Cao Bá Quát luôn là cánh chim đầu đàn của ngành giáo dục miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

PV (t/h)