'Bệnh viện' dành cho gấu ở Vườn quốc gia Cát Tiên

'Bệnh viện' dành cho gấu ở Vườn quốc gia Cát Tiên

Thứ 6, 08/03/2013 | 14:22
0
Những chú gấu nuôi nhốt trái phép được lực lượng kiểm lâm các địa phương giải thoát đã trở thành “bệnh nhân” quan trọng của Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã nguy cấp ở Vườn quốc gia Cát Tiên

34 cá thể gấu ở Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã nguy cấp ở Vườn quốc gia Cát Tiên (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) là 34 cảnh đời thê lương vì sự tàn nhẫn của con người. Tại Trung tâm Cứu hộ, những chú gấu đến từ nhiều nơi khác nhau nhưng đều có một điểm chung mắc nhiều bệnh tật, bị tàn phế do bị con người hút mật, tháo khớp lấy tay làm món ăn đáp ứng như cầu… tăng cường sinh lực.

Ám ảnh trước sự dã man của con người

Dưới sự hướng dẫn của ông Lương Văn Hiến, Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã nguy cấp ở Vườn quốc gia Cát Tiên, chúng tôi đã đến được bệnh viện dành cho gấu. Bệnh viện này nằm cách trụ sở hạt Kiểm lâm Cát Tiên chỉ vài chục mét, lọt giữa rừng cây rậm rạp, tạo thành một không gian sống lí tưởng cho những chú gấu phải trải qua nhiều năm ròng rã sống trong cảnh bị con người giam cầm. Chợt thấy người lạ, những "bệnh nhân" khổng lồ với bộ lông đen óng tìm cách tự vệ bằng tư thế đứng dạng chân, 2 chi trước nắm chặt khung sắt lắc mạnh, mắt trợn trừng, gầm gừ đe dọa. 

Miền nam - 'Bệnh viện' dành cho gấu ở Vườn quốc gia Cát Tiên

Các chú gấu được nhân viên cứu hộ tại Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã nguy cấp ở Vườn quốc gia Cát Tiên chăm sóc và điều trị tận tình.

Nói về bệnh viện dành cho gấu, ông Lương Văn Hiến giải thích: "Khi người dân ghé thăm trung tâm, thấy đa phần "bệnh nhân" ở đây là gấu nên nhiều người quen miệng gọi nơi đây là trung tâm cứu hộ gấu hoặc "bệnh viện" gấu. Thực ra, anh em ở đây còn cứu hộ nhiều loài động vật hoang dã khác như báo, mèo rừng, các loài linh trưởng. Nhưng chủ lực nhất vẫn là gấu bởi quá trình chăm sóc, chữa trị loài này mất rất nhiều thời gian, nên gấu được lưu lại đây lâu hơn các loài thú khác.

Cũng theo ông Lương Văn Hiến, hầu hết các chú gấu ở trung tâm được lực lượng kiểm lâm các địa phương giải thoát khỏi những trang trại, khu du lịch chuyên nuôi gấu lấy mật, từ nhà của những người dân trong tình trạng lắm thương tật, nhiều gấu nuôi trở thành "bệnh nhân" quan trọng của Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã nguy cấp ở Vườn quốc gia Cát Tiên. Khi được giải phóng từ các chuồng nuôi chật hẹp, tù túng gấu nuôi được đưa đến bệnh viện trong tình trạng rất thảm thương, đầy bệnh tật. Để cứu chữa cho những bệnh nhân đặc biệt này, các nhân viên cứu hộ không quản ngại nguy khó, thầm lặng làm công việc bám rừng, cưu mang loài thú hoang.

Anh Trần Văn Quản nhân viên chăm sóc gấu tại bệnh viện bày tỏ: "Trong nhiều năm qua loài gấu đã phải trải qua những lối hành xử tàn bạo của con người. Bởi có nhiều người tin mật gấu còn có tác dụng giải độc, chữa bệnh ung thư, cường dương, pha rượu uống vào không say nên có người còn sẵn sàng chi hàng chục triệu đồng để được ăn tay gấu với ước nguyện thỏa cái thú ẩm thực món ngon vật lạ. Chính điều này đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của việc săn bắt gấu lấy mật trái phép.

Nhìn những chú gấu linh hoạt vận động trong Khu điều trị của Trung tâm, anh Trần Văn Quản nhớ lại những ngày đầu tiên điều trị cho gấu tại trung tâm: "Lúc mới được đưa về rừng, chú gấu nào cũng trong tình trạng yếu ớt, nhưng vẻ mặt rất dữ tợn. Có lẽ nỗi đau bị tách rời khỏi rừng, bị giam cầm, hành xác đã khiến những chú gấu biết hờn căm loài người.

Các anh em tìm cách tiếp cận để kiểm tra tình trạng vết thương, lên phương án chữa trị thì gấu lồng lộn, gầm rú không cho gần. Nhờ quá trình làm việc với các chuyên gia cứu hộ nước ngoài thuộc các tổ chức cứu hộ động vật hoang dã quốc tế đã giúp chúng tôi biết được gấu có phản ứng mạnh như thế bởi chúng sợ, chúng căm ghét con người.

Người ta nhốt chúng trong các cũi sắt chật hẹp không thể đi lại, ngày ngày họ luồn kim tiêm vào lồng ngực hút mật khiến gấu đau đớn, nên chúng căm phẫn, lo sợ khi bị người lạ tiếp cận. Nhưng sau những nỗ lực của những con người yêu quý động vật, giờ đây bệnh nhân gấu đã khỏe mạnh, lấy lại được vẻ tinh nghịch linh hoạt vốn có của nó".

Miền nam - 'Bệnh viện' dành cho gấu ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Hình 2).

Nhiều chú gấu đã phục hồi bản năng hoang dã

Đường về rừng còn lắm gian nan

Khu điều trị - phục hồi chức năng hoang dã thuộc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã nguy cấp Vườn quốc gia Cát Tiên hiện chăm sóc, chữa trị cho 34 "bệnh nhân" gấu, gồm 27 gấu ngựa và 7 gấu chó. Theo bác sỹ thú y Nguyễn Văn Cường cho biết: "Toàn bộ "bệnh nhân" gấu đều được giải thoát từ các trang trại chuyên kinh doanh gấu hút mật, chủ yếu tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và một số tỉnh thuộc Tây Nguyên.

Trong số 34 "bệnh nhân" gấu ở đây, có con được cơ quan kiểm lâm, cảnh sát môi trường giải phóng bằng các qui định luật pháp từ người nuôi không đảm bảo an toàn vệ sinh và sức khỏe cho vật nuôi, và cũng có "bệnh nhân" được cơ quan chuyên trách, những người làm công tác bảo tồn, tình nguyện viên của các chương trình cứu nguy động vật hoang dã tiếp cận động viên người nuôi bàn giao gấu cho trung tâm cứu hộ".

Ở Việt Nam có 2 loài gấu là gấu chó và gấu ngựa. Cả 2 loài này đều có tên trong Sách đỏ với nguy cơ tuyệt chủng được Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ xếp vào nhóm IB, nhóm các loài động vật hoang dã nguy cấp, cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại. Theo thống kê, cả nước hiện còn khoảng 3.000 cá thể gấu được nuôi nhốt tại hơn 700 cơ sở.

Gấu mang lại cho chủ rất nhiều nguồn lợi từ việc khai thác mật, mỗi một cá thể có giá trị hàng trăm triệu đồng nên rất hiếm có người chịu giao nộp cho trung tâm cứu hộ nếu gấu còn khỏe mạnh, hoặc nó vẫn đang tiếp tục sinh lợi. Chỉ có những chú gấu trong tình trạng sức khỏe yếu ớt, thảm thương mới được đưa về trung tâm.

Do vậy, khi về tới trung tâm, phần đa gấu bị lở loét do chuồng trại mất vệ sinh, suy nhược do ăn uống kham khổ nhưng bị lấy mật một cách vô tội vạ. Thậm chí gấu bị nhiễm trùng ổ bụng do liên tục bị chủ dùng kim tiêm kém vệ sinh để hút mật. Một số con còn bị mù mắt, bị chủ tháo chi để bán cho những người lắm tiền thích thú với món ăn tay gấu.

Sau những nỗ lực và những kỹ năng được đào tạo và trên hết là tình yêu thương, sự đồng cảm, những nhân viên cứu hộ gấu đã dần lấy được niềm tin, thiện cảm của những "bệnh nhân" hoang dã. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc, chữa trị  cho gấu đòi hỏi người chăm sóc phải tiếp cận với gấu nhưng không được có những cử chỉ tiếp xúc thân mật. Bởi công tác cứu hộ khác với việc thuần hóa thú, tiếp xúc thân thiện quá gấu sẽ mất đi bản năng hoang dã, sẽ lại tiếp tục sống lệ thuộc vào con người mà không thể tự tìm kiếm thức ăn khi được thả ra ngoài tự nhiên.

Tuy nhiên, để phục hồi bản năng hoang dã của gấu quả là một thử thách rất lớn đối với những người làm công tác cứu hộ tại Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã của Vườn quốc gia Cát Tiên. Ông Lương Văn Hiến trăn trở: "Sau khi những cá thể gấu ở Trung tâm Cứu hộ Cát Tiên được chăm sóc, chữa trị, phục hồi bản năng hoang dã, nhiều cá thể gấu đã có thể về lại với rừng. Hệ sinh thái rừng Cát Tiên phù hợp với tập tính sinh sống của loài gấu, nhưng trước sự săn lùng của những kẻ bất nhân, và các loại bẫy của phường săn đang rình rập có lẽ đường về của những con gấu vẫn còn đó những điều bất khả thi. Thả gấu về rừng đồng nghĩa với việc đưa gấu vào cõi chết một lần nữa.            

Thấy kim tiêm lại nhớ những lần bị hút mật

Bác sĩ thú y Nguyễn Văn Cường chia sẻ: "Gấu là loài có trí thông minh, có những đặc tính như con người, cũng biết yêu thương, giận hờn. Vì vậy, khi thấy những những chủ trang trại, gia chủ lăm lăm cầm ống xilanh trong tay hút mật mình trong tình trạng bị nhốt chặt trong chiếc lồng sắt không thể cựa quậy, chẳng màng đến sự đớn đau tột cùng thì chúng rất căm hờn và bị kích động.

Do đó, những ngày đầu tiên về tới trung tâm, các bác sĩ cầm ống tiêm để chích thuốc phòng ngừa bệnh tật, hay điều trị các vết thương các "bệnh nhân" gấu lồng lộn, gầm rú trông vẻ dữ tợn. Dần dần anh em ở bệnh viện đã hiểu ra nên mỗi lần tiêm phòng ngừa bệnh tật, anh em đã dấu kim tiêm vào cái ống nhựa dài cả mét và đứng cách xa chuồng hàng thước mới dám thổi kim tiêm vào người chúng”.  

Quyên Triệu

Số phận lận đận của “bảo vật quốc gia"

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:04
Đến thăm Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, nơi trưng bày cố định các hiện vật tác phẩm có giá trị mà bảo tàng đã sưu tầm hay mua được, khách tham quan không thể không chú ý đến bức tranh sơn mài "Vườn xuân Trung Nam Bắc" của cố danh họa Nguyễn Gia Trí.

Vị 'cứu tinh' trẻ tuổi của động vật hoang dã

Thứ 7, 09/02/2013 | 09:00
Để thâm nhập vào tận sào huyệt và giải cứu thành công nhiều loại động vật quý hiếm, Hưng đã không ít lần biến hóa như những "tình báo" thứ thiệt...

Nhiều loài động vật hoang dã bị đe dọa nghiêm trọng

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:47
Thời gian không xa Việt Nam sẽ chứng kiến làn sóng tuyệt chủng của một số loài động quý hiếm.
Cùng chuyên mục

Kinh hoàng phát hiện người thân chết trong nhà vệ sinh

Thứ 2, 09/12/2013 | 10:44
Không thấy ông Cảnh nên người nhà đi tìm. Tại nhà vệ sinh, họ phát hiện ông Cảnh nằm sóng soài, trên cổ có nhiều vết cứa, chảy nhiều máu.

Ngạt khí trong bồn chứa dịch tôm, 2 cha con chết thảm

Chủ nhật, 08/12/2013 | 15:15
Vào bồn inox chứa dịch tôm để kiểm tra, nhưng do bồn kín, thiếu oxy và chứa nhiều khí độc các công nhân đã bị ngất xỉu. Hậu quả 3 công nhân tử vong, trong đó có hai cha con.

Long An: Gia đình ly tán vì tờ vé số 100 triệu đồng

Thứ 5, 05/12/2013 | 10:37
Từ ngày trúng số, cuộc sống gia đình bà Mai khá hơn, nhưng tình cảm lại tẻ nhạt hơn, bởi bao nhiêu đều tiếng.

Bà chủ quán cơm đốt 4 xe máy giữa phố

Thứ 3, 03/12/2013 | 15:30
4 chiếc xe máy dựng trước một mặt bằng đang sửa chữa chuẩn bị đưa vào kinh doanh đã bị bà chủ quán cơm đốt cháy vào sáng ngày 3/12.

Xe 60 tấn làm gãy đôi cầu, rơi xuống sông ở miền Tây

Thứ 3, 03/12/2013 | 14:35
Chiếc xe kéo theo rơmooc tải trọng đến 60 tấn cố tình chạy qua cây cầu tạm chỉ cho phép xe 30 tấn lưu thông nên cây cầu gãy đôi, chiếc xe "khổng lồ" rơi xuống sông.