Bí ẩn hiện tượng

Bí ẩn hiện tượng "biển chia đôi" ở Hàn Quốc

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:42
0
Truyền thuyết Thượng đế mở đường về hiện tượng "biển chia đôi" hay còn gọi là Moses Miracle lại hoàn toàn có thật. Hàng năm hiện tượng này vẫn diễn ra trước sự kinh ngạc của nhiều người.

Con người xưa nay thường kể nhau nghe những câu chuyện cổ tích, những sự tích do chính họ dựng nên như một mong ước nhỏ nhoi về một thế giới kỳ diệu. Những câu chuyện như Nữ Oa vá trời của Trung Hoa hay Thượng đế mở đường của Hàn Quốc là những truyền thuyết điển hình về Trời, Đất và con người. Tất nhiên, các câu chuyện đều mang tính chất thêu dệt và hoang đường.

Kỳ lạ hiện tượng"biển chia đôi"?

Thoạt nghe qua, ai cũng lắc đầu, cho rằng "biển chia đôi" chỉ có trong các câu chuyện cổ tích và được thêu dệt, thêm thắt tình tiết qua thời gian dài. Thế nhưng, hiện tượng thiên nhiên kỳ diệu chỉ có trong truyền thuyết này lại hoàn toàn có thật. Cứ một năm hai lần, một vùng biển rộng lớn lại tách làm đôi, để lộ ra con đường nối liền hai đảo của Hàn Quốc, đất nước của những củ nhân sâm. Khi nước thủy triều xuống thấp, một dải dất dài 2,8km và rộng 40m lộ ra, biến thành con đường kết nối đảo Jindo và Modo trong một vài giờ. Điều kỳ diệu là người dân có thể đi bộ dọc theo con đường này mà không phải lo sợ biển "khép" lại hay cuốn trôi.

Người dân Hàn Quốc coi hiện tượng này như một phần cuộc sống của họ, không ai thắc mắc vì sao biển lại chia đôi. Tất cả đều tin vào một truyền thuyết có từ xa xưa do cha ông kể lại. Hàng năm, người dân Hàn Quốc đều tổ chức lễ hội chào đón sự kiện "biển chia đôi" với sự tham dự của du khách từ khắp nơi trên thế giới. Mặc dù, hiện tượng thiên nhiên độc nhất vô nhị này năm nào cũng diễn ra nhưng phải cho tới năm 1975, "biển chia đôi" mới được phổ biến rộng rãi trên đất nước nhân sâm. Vùng biển tách làm hai được phát hiện hết sức tình cờ bởi một đại sứ của Pháp đến Hàn Quốc tham quan. Trong một lần đi dạo một mình, ông bất ngờ nhìn thấy mặt biển có điều gì đó rất kỳ lạ.

Ông kể lại: "Biển có các cơn chấn động mạnh như sắp sửa có một trận sóng thần sắp xảy ra. Khi đó, mặt đất gần bờ biển rung chuyển. Tôi cảm giác mặt biển dần nứt ra. Tôi không tin vào mắt mình, mặt biển bắt đầu tách làm đôi, để lộ ra một con đường mòn khá rộng, mọi rung lắc trước đó cũng đã ngừng lại".

Do quá tò mò, đại sứ quyết định bước xuống con đường này. Hai bên đường sóng tiếp tục vỗ rì rào, mặt biển hoàn toàn bình thường như chưa từng có việc gì xảy ra. Đứng giữa hai vùng biển, đại sứ nhận ra, nếu cứ tiếp tục bước đi, ông sẽ sang đến bên kia hòn đảo Jindo. Sau chuyến thăm Hàn Quốc đó, đại sứ quyết định viết về hiện tượng diệu kỳ này trên một tờ báo Pháp.

Xã hội - Bí ẩn hiện tượng 'biển chia đôi' ở Hàn Quốc

Con đường nhỏ lộ ra nối liền đảo Jindo và Modo

Bài báo của ông nhận được rất nhiều phản hồi trái chiều. Có người hết sức hứng thú với những điều ông kể, họ đã đến gặp ông, xin được biết chi tiết hơn về sự kiện "biển chia đôi" và quyết đến Hàn Quốc để được chiêm ngưỡng hiện tượng có một không hai của thiên nhiên. Tuy nhiên, có những người nghi ngờ những gì ông viết ra. Họ cho rằng, chỉ vì muốn nổi tiếng mà ông đã bịa đặt ra điều chỉ có trong truyền thuyết. Và tất nhiên, những người này cũng tìm mọi cách để chứng minh "biển chia đôi" không có thật.

Một nhà khoa học của Pháp đã cất công sang Hàn Quốc, ghi chép lại mọi sự thay đổi của vùng biển giữa hai hòn đảo Modo và Jindo nhằm "đánh bại" bài báo không có cơ sở của vị đại sứ Pháp. Sau gần năm trời chờ đợi, cuối cùng nhà khoa học "cứng đầu" kia cũng được chứng kiến cảnh tượng chưa từng được thấy: "Biển chia đôi". Từ đó, con đường nối liền hai hòn đảo do "biển chia đôi" tạo ra ở xứ sở kim chi bắt đầu nổi tiếng và trở thành một trong những địa điểm du lịch hút khách nhất trên thế giới.

Hiện tượng chia đôi biển thường xuất hiện từ 5h30’ đến 7h tối vào khoảng tháng 5 hàng năm. Với sự hướng dẫn của lực lượng cảnh sát, du khách sẽ được đi bộ dọc theo con đường tự nhiên này. Thậm chí, họ còn có thể tìm thấy rong tảo biển, bào ngư, mực…

Truyền thuyết hoàng tử Moses và cụ già Bbong

Rõ ràng, hiện tượng "biển chia đôi" hết sức kỳ lạ với con người. Mặt biển tách làm hai, một con đường nhỏ hiện ra, nối liền giữa hai vùng đất muốn qua lại phải dùng thuyền. Những tưởng điều đó chỉ có trong cổ tích và chỉ là mong ước của người xưa, không ngờ cái mong ước đó lại thành hiện thực. Những người sống trên hai đảo thường kể cho du khách nghe những truyền thuyết về "biển chia đôi" và các vị thần bảo vệ hai hòn đảo xinh đẹp.

Người ta vẫn nhắc đến sử thi "10 điều răn dạy của Chúa", trong đó có nhắc đến vị hoàng tử Moses. Chuyện kể rằng Ai Cập hàng nghìn năm trước, những người nô lệ Do Thái oằn lưng xây lâu đài cho người Ai Cập. Những bé trai Do Thái bị Pharaoh Ai Cập Seti I ra lệnh ném xuống sông Nile cho cá sấu ăn thịt đề phòng những cuộc nổi loạn chống lại Ai Cập trong tương lai. Một người phụ nữ tuyệt vọng đã bỏ con trai mình vào một cái giỏ và thả trôi sông, phó mặc số phận đứa bé cho Chúa. Chiếc giỏ cứ thế trôi vào hoàng cung và được hoàng hậu đón nhận, đặt tên đứa bé là Moses. Hoàng tử Moses lớn lên trong hạnh phúc và nhung lụa bên cạnh người anh trai dòng dõi hoàng tộc là hoàng tử Rameses II. Moses và Rameses II đều là những thanh niên nghịch ngợm và rất yêu quý nhau.

Trong một lần giúp một nữ nô lệ chạy trốn, Moses gặp lại chị gái Miriam, người đã bất chấp sự ngỡ ngàng tức giận của hoàng tử để nói cho Moses biết nguồn gốc thật của chàng. Moses không muốn tin vào sự thật và trở về cung điện. Sau đó, Moses chìm vào giấc ngủ, chàng gặp một cơn ác mộng mà những đứa bé bị giằng ra khỏi cánh tay của người mẹ và bị ném xuống những dòng sông đầy cá sấu. Quan sát những hình vẽ trên hoàng cung, Moses nhận ra nó giống hệt giấc mơ của chàng.

Sau khi ra tay giết chết một quản nô người Ai Cập để cứu một nô lệ Do Thái, Moses buộc phải chạy trốn, lang thang trên hoang mạc và sống cuộc đời của một người chăn cừu Do Thái. Trong một lần chăn cừu, Moses được Thiên Chúa Jehovah kêu gọi trở về Ai Cập với sứ mạng giải phóng dân tộc mình khỏi ách nô lệ suốt trăm năm. Cuộc chiến giữa Moses với anh trai, Pharaoh Rameses II bắt đầu. Cuộc truy đuổi của Pharaoh quá dã man, buộc Moses phải sử dụng đến cây gậy phép, chia đôi biển và mở đường giữa biển cứu thoát những người Do Thái khỏi bày tay "nhuốm máu" người Do Thái của Pharaoh. Người ta tin rằng con đường đó chính là con đường do biển Jindo (Hàn Quốc) tách ra hàng năm.

Một truyền thuyết khác mang đậm tính thần thoại vẫn được những người cao niên kể lại: Ngôi làng Jindo bị tấn công bởi bầy hổ dữ, chúng tàn phá làng mạc, giết hại hàng trăm người trong làng. Những thanh niên trai tráng nhất làng không thể ngăn chặn được sự hung hãn và khát máu của bầy hổ, lần lượt từng người hy sinh, đẩy cả làng vào tình trạng báo động. Những người dân còn lại chủ yếu là người già và trẻ nhỏ buộc phải chạy đến đảo Modo để ẩn náu. Tuy nhiên, cây cầu nối liền đảo Jindo và Modo cũng đã bị lũ hổ phá hoại trước đó. Cả làng lo sợ, cảnh khóc than vang động cả một vùng. Nhưng rồi, tất cả người lớn đều ra đi ngoại trừ một cụ già tên Grandmother Bbong và bầy trẻ nhỏ còn sót lại.

Trong cơn tuyệt vọng, cụ bèn cầu nguyện Hải thần đến mất cả giọng, tay vẫn không rời bọn trẻ. Cảm động về tình người của cụ Bbong, Hải thần hiện lên, dùng cây gậy trong tay, chia đôi biển, tạo ra con đường nối liền hai đảo. Cụ và bọn trẻ đi bộ dọc theo con đường này sang đảo Modo.

Đi đến đâu, biển đóng lại sau lưng đến đó, giúp cụ thoát khỏi bầy hổ dữ. Ngày nay, người ta vẫn nhớ về ơn cứu mạng của cụ Bbong. Cứ đến ngày "biển mở", trẻ nhỏ lại ra biển tham gia vào các lễ hội để tưởng nhớ đến cụ già Bbong vĩ đại khi xưa.

Con người vượt biển Đỏ bằng đường mòn?

Thực tế, con đường do Moses mở ra giúp người Do Thái chạy trốn nằm trên biển Đỏ hay còn gọi là Xích Hải. Trước đây, các nhà hải dương học đã tìm thấy rất nhiều xe, xương ngựa và xương người dưới biển Đỏ. Có thể đây chính là đội quân của Pharaoh bị chết đuối dưới biển khi đuổi theo đoàn người Do Thái. Một trong nhiều hài cốt bị khoáng hóa được tìm thấy tại nơi vượt biển đã được ngành xương học của trường đại học Stockholm xét nghiệm và chứng minh là xương đùi phải của một người đàn ông cao khoảng 165-170cm. Rõ ràng, đó là dấu hiệu vượt biển của con người từ cách đây rất lâu. Các nhà khoa học đã bổ sung phát hiện này vào tài liệu khoa học như chứng minh tính chính xác của Kinh Thánh.

An Mai