Bị ‘cấm’ xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc: Địa phương kêu khó

Bị ‘cấm’ xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc: Địa phương kêu khó

Thứ 3, 04/04/2017 | 21:41
0
Trả lời báo Người Đưa Tin, nhiều địa phương nhận trách nhiệm việc lao động tại Hàn Quốc không về nước khi hết hợp đồng và còn tồn tại nhiều khó khăn khi áp dụng các biện pháp xử lý.

Thông tin 58 quận/huyện thuộc 12 tỉnh, thành phố "bị cấm" lao động xuất khẩu tại Hàn Quốc một lần nữa khiến dư luận nghi ngại về vấn đề quản lý đối tượng này.

Phóng viên báo Người Đưa Tin đã liên hệ với một số địa phương và nhận được phản hồi về tình trạng gặp khó khăn khi áp dụng các biện pháp tuyên truyền người lao động về nước khi hết hợp đồng.

Xã hội - Bị ‘cấm’ xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc: Địa phương kêu khó

Nếu không có biện pháp triệt để, những lao động chân chính muốn xuất khẩu sang Hàn Quốc sẽ mất đi cơ hội (Ảnh minh họa). 

Ông Nguyễn Khánh Toàn, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Giao Thủy, Nam Định – một trong những địa phương trong diện "bị cấm" bày tỏ sự không vui khi biết thông tin.

“Thẳng thắn mà nói, chúng tôi không hề muốn địa phương bị vào danh sách này. Những năm trước, không có chuyện như vậy. Phòng LĐ-TB&XH huyện Giao Thủy đã nỗ lực hết sức, áp dụng tất cả các biện pháp vận động người lao động, liên tục có những công văn đôn đốc thực hiện... Nhưng, hiệu quả không cao”, ông Toàn thừa nhận.

Trước câu hỏi của PV về lý do có nhiều biện pháp nhưng rất nhiều người lao động ở Hàn Quốc không về Việt Nam khi hết hợp đồng, ông Toàn nói: “Như đã chia sẻ, chúng tôi đã vận động rất tích cực, tổ chức cả hội nghị để tuyên truyền nhưng không kiểm soát nổi”.

Cũng theo ý kiến của ông Toàn, ngoài những khó khăn nêu trên, vấn đề này còn phụ thuộc vào chính những đơn vị phụ trách đưa lao động xuất khẩu.

“Về nguyên tắc, đưa lao động đi phải quản lý từ đầu đến cuối. Các doanh nghiệp, đơn vị đưa người lao động đi, họ làm việc trực tiếp với người lao động, đến khi người lao động bỏ hợp đồng ra ngoài làm hoặc không về nước khi hết hợp đồng, họ thông báo về địa phương. Phòng LĐ-TB&XH không hề được tham gia những quá trình đó nhưng kết quả cuối cùng, lại là nơi mang tiếng”, ông Toàn tâm tư.

Liên quan đến những biện pháp khắc phục tình trạng này để người lao động chân chính sẽ lại có cơ hội đi xuất khẩu sang Hàn Quốc, ông Toàn cho biết: “Chúng tôi rất muốn và vẫn sẽ nỗ lực giảm con số lao động đi làm việc ở Hàn Quốc ở lại khi hết hợp đồng, tạo điều kiện cho người có nhu cầu hoặc lao động mới có quyền lợi, có cơ hội.

Tôi giữ quan điểm đó với Huyện ủy, với ngành, với cả cán bộ trong Phòng để đảm bảo thực hiện triệt để. Tất nhiên, phòng LĐ-TB&XH có trách nhiệm trong câu chuyện này. Nhưng cũng có cái khó cho chúng tôi vì không xác định được các đơn vị tổ chức lao động đi từ bao giờ.

Quyền lợi của nhân dân, của người lao động, chúng tôi cố gắng để đảm bảo. Người lao động có thể yên tâm trong thời gian sớm nhất, chúng tôi sẽ khắc phục triệt để”.

Cùng những quan điểm tương tự, ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Quế Võ, Bắc Ninh thông tin: “Chúng tôi đã nhiều lần tuyên truyền, yêu cầu người lao động và gia đình ký cam kết. Nhưng người ở nhà ký, còn người thân lao động ở Hàn Quốc, họ không bảo đảm. Nằm trong danh sách này, chúng tôi cũng không biết làm như thế nào”.

Cũng theo chia sẻ của ông Thanh, với đối tượng lao động đi Hàn Quốc, địa phương áp dụng cả phương pháp thông báo mức phạt nhưng vẫn không hiệu quả.

“Tôi kiến nghị các cơ quan chức năng, doanh nghiệp Hàn Quốc mạnh tay trục xuất người lao động đó về nước”, ông Thanh nhấn mạnh.

Vị Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Quế Võ khẳng định: “Tới đây, chúng tôi tiếp tục tuyên truyền, thông báo danh sách đến các gia đình. Nếu lao động ở Hàn Quốc gọi điện về, gia đình cũng phải có lời khuyên. Nhưng cán bộ vào từng gia đình tuyên truyền rất khó gặp hoặc không được tiếp đón cởi mở.

Có lẽ, mức lương bên ngoài hợp đồng hấp dẫn, nên thực tế, gia đình cứ cam kết nhưng người lao động ở Hàn Quốc nhận thức khác. Rõ ràng, đối tượng trốn ra ngoài không về nước khiến người sau này không có cơ hội để đi”.

Dương Thu

Cùng tác giả

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai: Đầu tư công hiếm nơi nào như Việt Nam

Thứ 2, 29/10/2018 | 09:44
Đề cập đến vấn đề đầu tư công dàn trải thời gian qua, ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (TP.Hà Nội) cho rằng, từ “đầu tư dàn trải” trở nên quen thuộc.

Tín dụng đen tạo ra “chị Dậu thời đại mới”

Thứ 6, 26/10/2018 | 15:27
Thảo luận về kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại, băn khoăn về tình trạng tín dụng đen hoành hành gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

"Chúng ta không được phép quên những hy sinh của thế hệ cha anh"

Thứ 6, 27/07/2018 | 08:30
Trong 71 năm qua, với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn luôn quan tâm chăm lo công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng.

"35 cảnh sát cơ động được tổ chức ôn thi rất kỹ"

Thứ 6, 20/07/2018 | 06:00
PV báo Người Đưa Tin có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Lê Vân, Cục trưởng cục An ninh chính trị nội bộ A83, (bộ Công an) về những bất thường trong điểm thi THPT Quốc gia 2018 tại Lạng Sơn, nơi có 35 cảnh sát cơ động dự thi.

Nguyên ĐBQH Phạm Thị Mỹ Lệ đột ngột qua đời

Thứ 4, 04/07/2018 | 11:26
Bà Phạm Thị Mỹ Lệ, đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước khóa XIII đột ngột qua đời sau khi đến một cơ sở làm đẹp trên địa bàn.