58 quận, huyện bị ‘tuýt còi' XKLĐ sang Hàn Quốc: Lỗi tại ai?

58 quận, huyện bị ‘tuýt còi' XKLĐ sang Hàn Quốc: Lỗi tại ai?

Thứ 3, 04/04/2017 | 20:43
0
Liên quan đến việc bộ LĐTB&XH chính thức công bố ngừng tiếp nhận lao động đi làm việc tại Hàn Quốc, ông Đặng Quang Điều đã có chia sẻ với báo Người Đưa Tin.

Tin tức mới cập nhật, bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đã chính thức công bố ngừng tiếp nhận lao động đi làm việc theo chương trình EPS (cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài – PV) vào năm 2017 tại Hàn Quốc với 58 quận/huyện thuộc 12 tỉnh, thành phố.

Xã hội - 58 quận, huyện bị ‘tuýt còi' XKLĐ sang Hàn Quốc: Lỗi tại ai?

 Ông Đặng Quang Điều cho rằng, việc lao động ở Hàn Quốc hết hạn hợp đồng không về nước sẽ ảnh hưởng lớn đến những lao động chân chính khác.

PV báo Người Đưa Tin đã phỏng vấn ông Đặng Quang Điều - Ủy viên đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Chính sách pháp luật - Kinh tế xã hội và Thi đua khen thưởng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

PV: Thưa ông, người lao động Việt Nam sang làm việc ở Hàn Quốc, hết hạn hợp đồng vẫn trốn ở lại là câu chuyện đáng buồn và đây không phải lần đầu bị “cấm”. Ông có suy nghĩ gì?

Ông Đặng Quang Điều: Cá nhân tôi không đồng tình với việc này. Bởi, đây là việc làm gây tác động “kép”: Vừa vi phạm quy định về pháp luật đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; vừa vi phạm các hợp đồng lao động đã ký với nước ngoài cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu lao động (XKLĐ), ảnh hưởng trực tiếp đến những người lao động khác đang mong muốn đi làm việc ở Hàn Quốc theo con đường này.

PV: Theo ông, trách nhiệm thuộc về những đơn vị nào?

Ông Đặng Quang Điều: Có nhiều cơ quan liên quan. Thứ nhất, doanh nghiệp XKLĐ, đơn vị trực tiếp đưa người lao động đi phải có trách nhiệm quản lý, yêu cầu họ về nước khi hết hợp đồng. Thứ hai, cơ quan quản lý về XKLĐ phải có trách nhiệm. Bởi, cơ quan này giúp tham mưu cho Nhà nước trong việc quản lý lao động người Việt Nam ở nước ngoài nói chung, trong đó có Hàn Quốc. Thứ ba, địa phương tồn tại thực trạng người đi làm việc ở nước ngoài có một phần trách nhiệm yêu cầu người lao động trở về đúng thời hạn. Bởi, người Việt Nam đi XKLĐ ở Hàn Quốc có hộ khẩu tại địa phương, có gia đình đang được quản lý tại địa phương.

Ngoài ra, cơ quan quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài, đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài cũng có một phần trách nhiệm.

PV: Như vậy, chúng ta đang quản lý lỏng lẻo hay luật pháp thiếu chế tài, thưa ông?

Ông Đặng Quang Điều: Có nhiều cách quản lý để buộc lao động hết hạn hợp đồng phải về nước. Tuy nhiên, cũng phải xem xét vì có phương pháp rất hiệu quả nhưng không phù hợp với quy định của pháp luật.

Tôi đề nghị rà soát lại một cách đồng bộ các quy định của pháp luật hiện hành đối với lao động Việt Nam đi làm việc ở Hàn Quốc xem cần bổ sung, điều chỉnh pháp luật nào. Ví dụ như vấn đề đặt cọc, vài trăm triệu đồng với lao động đi Hàn Quốc không phải lớn. Hoặc giữ hộ chiếu, các giấy tờ lại không phù hợp với pháp luật hiện hành.

Khi người lao động không tự giác, cần tăng sự ràng buộc, có chế tài cụ thể. Nhưng với những chế tài chưa phù hợp quy định pháp luật hiện hành phải sửa chế tài cho phù hợp.

PV: Trân trọng cảm ơn ông đã trả lời PV của báo Người Đưa Tin.

ĐBQH Trần Kim Yến, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM nêu ý kiến: "Tôi nghĩ, đơn vị quản lý, tổ chức đưa người đi lao động nước ngoài nói chung và Hàn Quốc nói riêng phải làm công tác tập huấn, giáo dục tư tưởng tốt hơn. Bởi đây không phải lợi ích cá nhân mà còn là lợi ích, uy tín của quốc gia. Thêm nữa, quản lý Nhà nước tạo điều kiện cho lao động đi nhưng phải có ràng buộc về nhiều mặt, kể cả tài sản, quan hệ nhân thân… vừa hoàn thành nhiệm vụ, vừa tạo điều kiện cho đối tác. Cũng phải đặt dấu hỏi tại sao ở một số nước tình trạng bỏ trốn không nhiều mà chỉ tập trung một số nước, nhất là Hàn Quốc. Không nên chỉ đổ lỗi cho người lao động".

Dương Thu

143 người Việt sập bẫy đường dây lừa đảo lao động Hàn Quốc

Thứ 6, 26/06/2015 | 06:40
Cảnh sát Hàn Quốc vừa triệt phá đường dây lừa đảo lao động người Việt Nam cực tinh vi. Chỉ trong sáu tháng, 143 người Việt Nam đã sập bẫy đường dây này.

Lừa cô gái 20 tuổi xuất khẩu lao động Hàn Quốc

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:53
Công an quận Hoàng Mai đang điều tra làm rõ vụ việc một phụ nữ trẻ lừa đảo xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc.

6 tháng đầu năm, xuất khẩu lao động của Việt Nam tăng vọt

Thứ 5, 02/07/2015 | 20:49
Trong 6 tháng đầu năm nay số lượng xuất khẩu lao động tăng mạnh, với 56.173 lao động đạt 59,13% kế hoạch năm 2015.

143 người Việt sập bẫy đường dây lừa đảo lao động Hàn Quốc

Thứ 6, 26/06/2015 | 06:40
Cảnh sát Hàn Quốc vừa triệt phá đường dây lừa đảo lao động người Việt Nam cực tinh vi. Chỉ trong sáu tháng, 143 người Việt Nam đã sập bẫy đường dây này.

Lừa cô gái 20 tuổi xuất khẩu lao động Hàn Quốc

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:53
Công an quận Hoàng Mai đang điều tra làm rõ vụ việc một phụ nữ trẻ lừa đảo xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc.

6 tháng đầu năm, xuất khẩu lao động của Việt Nam tăng vọt

Thứ 5, 02/07/2015 | 20:49
Trong 6 tháng đầu năm nay số lượng xuất khẩu lao động tăng mạnh, với 56.173 lao động đạt 59,13% kế hoạch năm 2015.
Cùng tác giả

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai: Đầu tư công hiếm nơi nào như Việt Nam

Thứ 2, 29/10/2018 | 09:44
Đề cập đến vấn đề đầu tư công dàn trải thời gian qua, ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (TP.Hà Nội) cho rằng, từ “đầu tư dàn trải” trở nên quen thuộc.

Tín dụng đen tạo ra “chị Dậu thời đại mới”

Thứ 6, 26/10/2018 | 15:27
Thảo luận về kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại, băn khoăn về tình trạng tín dụng đen hoành hành gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

"Chúng ta không được phép quên những hy sinh của thế hệ cha anh"

Thứ 6, 27/07/2018 | 08:30
Trong 71 năm qua, với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn luôn quan tâm chăm lo công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng.

"35 cảnh sát cơ động được tổ chức ôn thi rất kỹ"

Thứ 6, 20/07/2018 | 06:00
PV báo Người Đưa Tin có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Lê Vân, Cục trưởng cục An ninh chính trị nội bộ A83, (bộ Công an) về những bất thường trong điểm thi THPT Quốc gia 2018 tại Lạng Sơn, nơi có 35 cảnh sát cơ động dự thi.

Nguyên ĐBQH Phạm Thị Mỹ Lệ đột ngột qua đời

Thứ 4, 04/07/2018 | 11:26
Bà Phạm Thị Mỹ Lệ, đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước khóa XIII đột ngột qua đời sau khi đến một cơ sở làm đẹp trên địa bàn.