Bộ GD-ĐT khuyến khích những bài làm không giống đáp án

Bộ GD-ĐT khuyến khích những bài làm không giống đáp án

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
0
Tại buổi họp báo kết thúc thi tuyển sinh ĐH chiều 10/7, trả lời những câu hỏi của phóng viên xung quanh việc ra đề và chấm thi, Cục phó Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Trần Văn Nghĩa khẳng định hướng ra đề như vậy tránh để học sinh học vẹt.

Khi được hỏi vê đề Văn và đề Địa được đánh giá khá hay, gắn liền với vấn đề thời sự là suy tôn thần tượng và Trường Sa – Hoàng Sa. Với cách ra đề mở như môn Văn cách chấm thi liệu có mở, ông Trần Văn Nghĩa cho biết, đề thi đại học năm nay nhìn chung bám sát chương trình SGK phổ thông. Việc ra đề thi năm nay đảm bảo tính chất phân hóa, học sinh trung bình cũng có thể được 4 đến 5 điểm. Và có những phần khó để phân loại học sinh. Qua phản ánh ban đầu của giáo viên có lẽ đề đã đạt được những yêu cầu này.

Xã hội - Bộ GD-ĐT khuyến khích những bài làm không giống đáp án

Cục phó Cục Khảo thí Trần Văn Nghĩa. (Ảnh: Phan Chính)

Với đề thi Văn, việc ra đề mở gắn liền vấn đề xã hội để tránh cho học sinh việc học vẹt. Việc đúng hay sai của ý kiến trong đề thi sẽ có những ý kiến bình luận ngược lại. Hoàn toàn học sinh có thể bình luận lại. Bộ khuyến khích những bài làm không giống đáp án của Bộ, sáng tạo. Nếu các em trình bày khác ý trong đáp án nhưng có đầy đủ lí lẽ xác đáng vẫn sẽ được điểm.

Đề thi môn Địa lý có ý về biển đảo, Bộ GD-ĐT không có chỉ đạo cụ thể. Có rất nhiều đề được đưa ra, sau khi bốc ngẫu nhiên, rơi vào đâu thì lấy. Quan trọng là đề thi ra đúng quy chế và đảm bảo học gì ra cái đó.

Bộ GD-ĐT khẳng định, đề thi ĐH của cả 2 đợt thi được bảo đảm an toàn tuyệt đối trong tất cả các khâu từ soạn thảo, in sao đến vận chuyển tới các Hội đồng thi, các điểm thi, phòng thi và thí sinh (TS).

Theo báo cáo của Hội đồng Tuyển sinh các trường ĐH và đánh giá ban đầu của các chuyên gia, của dư luận xã hội cũng như của TS dự thi, đề thi ĐH của các môn thi có nội dung nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12; bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình THPT, phù hợp với thời gian làm bài, vừa sức với đa số TS, kiểm tra được kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức, đồng thời có khả năng phân hóa được trình độ TS. Đặc biệt, đề thi Văn, Địa được đánh giá cao về việc ra theo hướng mở, gắn với thực tiễn đời sống chính trị xã hội và yêu cầu kiến thức liên bộ môn.

Phan Chính