Bộ Giáo dục cần nhiều hơn một cuộc kiểm tra

Bộ Giáo dục cần nhiều hơn một cuộc kiểm tra

Dương Thu
Thứ 7, 22/09/2018 | 08:21
10
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có độc quyền, lợi ích nhóm khi in ấn, phát hành sách giáo khoa hay không? Sự lãng phí trong việc in sách giáo khoa “khuyến mãi” bài tập nên chỉ dùng được một lần đang ở mức độ nào?

Câu trả lời chắc hẳn không chỉ là kết quả từ một cuộc kiểm tra của bộ Giáo dục và Đào tạo.

Phản ứng dữ dội của dư luận xã hội về nghi ngại lãng phí 1.000 tỷ đồng mỗi năm ở Việt Nam vì sách giáo khoa in bài tập, chỉ dùng được một lần đã bước đầu có hiệu quả. Đó chính là quyết định kiểm tra việc in và phát hành sách giáo khoa năm học 2018-2019 tại nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam vừa được Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng ký. Được biết, Bộ này đã quyết định thành lập đoàn kiểm tra gồm 4 thành viên để kiểm tra về việc in, phát hành sách giáo khoa tại nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Mừng quá, vì sau thời gian dài im lặng, né tránh trách nhiệm, Bộ chủ quản đã có một quyết định sáng suốt, hợp lòng dân. Mà không quyết định cũng không được, vì người dân, dư luận bức xúc, Đại biểu Quốc hội lên tiếng, phiên họp thứ 27 của ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua “nóng ran” về câu chuyện sách giáo khoa này. Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải thông tin rằng: “Cử tri rất bức xúc”. Bản thân bà cũng đề nghị bộ Giáo dục và Đào tạo sớm xem xét việc này.

Chủ nhiệm ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga thì mang hẳn sách giáo khoa Toán lớp 1 đến với phiên họp của ủy ban Thường vụ và chỉ rõ phần bài tập đi kèm in trong sách khiến những cuốn sách này may chăng sẽ được bà bán đồng nát trưng dụng sau một lần sử dụng. Nhân chứng, vật chứng có cả, việc sách giáo khoa “khuyến mãi” thêm phần bài tập đi kèm để học sinh bắt buộc phải viết trực tiếp vào đó là điều không chối cãi, quanh co được. Thế nhưng, bộ Giáo dục và Đào tạo chưa một lần giải thích thỏa đáng lý do và những góc khuất phía sau câu chuyện này.

Xi nhan Trái Phải - Bộ Giáo dục cần nhiều hơn một cuộc kiểm tra
Chủ nhiệm ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga đã mang sách giáo khoa Toán lớp 1 đến phiên họp thứ 27 của ủy ban Thường vụ Quốc hội để minh chứng cho sự lãng phí của sách giáo khoa chỉ dùng được một lần. Ảnh: Kim Thanh.

Vấn đề cần làm rõ là trách nhiệm của ai? Nếu thực sự có cái độc quyền như dư luận và Đại biểu Quốc hội nghi ngại thì ai bật đèn xanh cho phía nhà xuất bản “làm liều” như vậy – một phương thức tinh vi để hợp thức hóa khiến sách giáo khoa năm nay không thể để lại cho lứa học sinh năm sau sử dụng theo kiểu “chị truyền em nối” như trước đây được. Có lợi ích nhóm trong chuyện in ấn sách giáo khoa để chỉ sử dụng một lần như vậy hay không? Nhóm lợi ích đó là những ai? Kẻ nào chống lưng cho cơ chế độc quyền đó? Cần sớm đưa họ ra ánh sáng để tiếp tục trả lời cho câu hỏi: Vì sao lại có thể cấu kết, qua mặt cơ quan chức năng và ngang nhiên một mình một đường trong sự nghiệp giáo dục quốc dân này? Lợi ích mà họ thu được từ những bộ sách giáo khoa chỉ dùng được một lần này là bao nhiêu – nó liệu có hơn con số hàng chục nghìn tỷ đồng lãng phí nhiều năm qua mà sách giáo khoa dùng một lần đã để lại hậu quả?

Đưa tin tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2018, tôi còn nhớ Thứ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ đã có một câu trả lời mang tính chất rất “ngoại giao” khi phóng viên đặt câu hỏi thẳng thắn về việc sách giáo khoa chỉ sử dụng được một lần.

Ông nói rằng: “Các sách bài tập, sách tham khảo có viết trực tiếp lời giải trong sách. Còn sách giáo khoa là sách riêng, đảm bảo có sự luân truyền lâu dài. Bộ cũng chỉ đạo, yêu cầu các sách tham khảo viết trực tiếp vào trong bài là không nên”. Chắc hẳn, vị Thứ trưởng đã không biết đến cuốn sách giáo khoa Toán lớp 1 có in phần bài tập thực hành mà Chủ nhiệm ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã mang đến phiên họp của ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua? Đó là những cuốn sách đang tồn tại và “có trong muôn nhà” như Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải đã nói.

Những điều là nguyên tắc thì ai cũng có thể hiểu, nhưng cái lắt léo phía trong dân, đang đục khoét vào túi tiền của mỗi gia đình hằng ngày, hằng năm thì bộ Giáo dục và Đào tạo dường như vẫn cố lờ đi và chưa thực sự muốn hiểu.

Trong sự phát triển chung, nhất là trước một hành trình dài của cuộc cách mạng 4.0, Việt Nam cần sáng tạo, đổi mới và không ngừng vận động để đi đến những đỉnh vinh quang. Giáo dục cũng không nằm ngoài guồng quay đó được, nhất là khi nền giáo dục phản ánh trình độ dân trí của đất nước, sự phát triển của thời đại, chúng ta càng không thể để bị bỏ lại phía sau. Đổi mới giáo dục chưa bao giờ là không cần thiết và nó còn trở nên cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Thế nhưng, đổi mới cần có những bước đi chắc chắn và sự ổn định. Cũng nên làm những thứ đã sẵn có thật tốt hơn là chạy theo đổi mới một cách hô hào hình thức.

Nhiều nước đã dừng gộp bài tập vào sách giáo khoa vì đây là việc làm không hiệu quả, vậy tại sao Việt Nam vẫn tiếp tục làm? Câu trả lời ở đây chắc hẳn không chỉ cần một cuộc kiểm tra của bộ Giáo dục và Đào tạo. Người dân cần nhiều hơn như thế, đó là sự minh bạch, rõ ràng, là giải thích một cách thẳng thắn câu hỏi có độc quyền, lợi ích nhóm trong in ấn, phát hành sách giáo khoa của nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam hay không.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nhìn thẳng vào sự thật, quyết liệt và thậm chí chịu khều bỏ cái ung nhọt, lợi ích nhóm – nếu có, để có một nền giáo dục khỏe mạnh và lành mạnh.

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Sách giáo khoa chỉ sử dụng 1 lần: Gây lãng phí một cách vô lý

Thứ 3, 04/09/2018 | 20:31
PGS.TS Bùi Thị An – nguyên ĐBQH cho rằng SGK luôn chứa đựng những kiến thức cơ bản, cốt lỗi thì tại sao phải thay đổi để chỉ dùng được một lần rồi bỏ, gây lãng phí 1 cách vô lý cho học sinh và cả phụ huynh.

"Sách giáo khoa chỉ dùng được một lần là đại lãng phí"

Thứ 3, 28/08/2018 | 06:45
Đó là khẳng định của PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng bộ GD&ĐT về việc sách giáo khoa chỉ có thể sử dụng một lần, trong những năm gần đây.

Nhà xuất bản lý giải nguyên nhân thiếu sách giáo khoa đầu năm học

Thứ 5, 23/08/2018 | 22:40
Trước thềm năm học mới 2018 - 2019, trên nhiều địa phương trên cả nước xảy ra tình trạng thiếu sách giáo khoa, phía Nhà xuất bản đã có lý giải về việc này.
Cùng tác giả

Phó Chủ tịch hội Luật gia Việt Nam Trần Công Phàn trúng cử ĐBQH khoá XV

Thứ 5, 10/06/2021 | 22:24
Theo Nghị quyết về kết quả bầu cử, có 499 người trúng cử Đại biểu Quốc hội khoá XV. Trong đó, Phó Chủ tịch hội Luật gia Việt Nam trúng cử tại tỉnh Bình Dương.

Info: Nguyên tắc và trình tự bỏ phiếu bầu cử

Thứ 7, 22/05/2021 | 09:00
Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu hội đồng Nhân dân tương ứng với mỗi cấp hội đồng Nhân dân.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về luật Phòng, chống ma túy

Thứ 6, 16/04/2021 | 15:24
Sáng 16/4, tại Hà Nội, văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước về việc công bố luật Phòng, chống ma túy.

HLG tỉnh Sơn La: Nâng cao nhận thức về Điều lệ Hội trong đời sống

Thứ 5, 15/04/2021 | 07:32
Hội nghị tập huấn Điều lệ hội Luật gia Việt Nam năm 2020 của hội Luật gia tỉnh Sơn La vừa diễn ra thành công tốt đẹp.

17 Ủy viên ủy ban Thường vụ Quốc hội được kiện toàn sau kỳ họp 11

Thứ 7, 10/04/2021 | 18:24
Sau kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, 17 Ủy viên ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được kiện toàn.
Cùng chuyên mục

Vinh của Vinh

Thứ 4, 31/01/2024 | 07:00
Có thể hơi chơi chữ chút, nhưng nó là như thế này, tôi muốn nói về cuốn “Vinh phố của tôi” của Phạm Thùy Vinh.

Trước tiền…

Thứ 2, 09/10/2023 | 07:00
Từ năm 1998, pháp lệnh chống tham nhũng đã được ban hành, và về danh nghĩa nó phải được thực hiện nghiêm túc từ hồi ấy.

Chơi mạng xã hội

Thứ 2, 25/09/2023 | 07:00
Vụ án bà Phương Hằng vừa chấm dứt với bà, còn một số người liên quan vẫn đang... chờ.

Quân hồi vô phèng

Thứ 4, 20/09/2023 | 07:37
Thú thực, cho đến bây giờ tôi vẫn không rõ lắm cái câu mà ngày xưa tôi thấy mẹ tôi hay dùng để mắng chúng tôi khi chúng tôi làm gì đấy mà cụ cho rằng vô tổ chức, vô kỷ luật, trên dưới lộn tùng phèo...

Lại nói về văn học trong nhà trường phổ thông

Thứ 7, 09/09/2023 | 07:07
Văn chương khi được đưa vào nhà trường phổ thông, buộc phải qua một quá trình lựa chọn vô cùng khắt khe...
     
Nổi bật trong ngày

Tản mạn về người miền Tây

Thứ 4, 01/05/2024 | 06:00
Về miền Tây hàng trăm lần, tôi ngộ ra nhiều thứ chỉ có ở miền Tây. Chợ nổi và Nhà bè miền Tây mới có, dù Nhà Bè là địa danh ở Sài Gòn.

Ta có nên định hướng 5 năm?...

Thứ 5, 02/05/2024 | 07:00
Năm năm, là một chặng đường đủ để một người nhìn nhận lại quá trình phát triển đã qua, và định hướng cho một lộ trình sắp tới.