Bỏ quy định ĐBQH nhận được thông tin xấu, độc phải báo cáo

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 3, 15/11/2022 | 10:26
0

Sáng 15/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội với 466/468 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,57% tổng số đại biểu Quốc hội).

Trước đó, đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua nội dung về thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội với 467/472 đại biểu tán thành, chiếm 93,78% tổng số đại biểu.

Một điểm mới quy định tại phiên họp toàn thể thảo luận lần đầu về dự án luật, dự thảo Nghị quyết, báo cáo, Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp mời đại diện cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội.

Tại phiên họp toàn thể thảo luận lần tiếp theo về dự án luật, dự thảo Nghị quyết, mời đại diện cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, dự thảo nghị quyết giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội.

Tiêu điểm - Bỏ quy định ĐBQH nhận được thông tin xấu, độc phải báo cáo

ĐBQH bấm nút thông qua Nghị quyết (Ảnh: Quochoi.vn).

Cũng theo Nghị quyết, công dân có thể được dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội. Cụ thể Tổng Thư ký Quốc hội sẽ tổ chức việc công dân dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội. Nghị quyết khẳng định tài liệu chính thức được lưu hành bằng hình thức văn bản điện tử, trường hợp thuộc bí mật Nhà nước thì lưu hành bằng văn bản giấy.

Đối với tài liệu đã lưu hành bằng văn bản điện tử, trong trường hợp cần thiết, Tổng Thư ký Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của Thường trực Hội đồng Dân tộc, thường trực ủy ban của Quốc hội, các ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Chủ tịch Quốc hội quyết định việc lưu hành thêm văn bản giấy.

Trường hợp đại biểu Quốc hội có yêu cầu, Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức việc cung cấp thêm tài liệu bằng văn bản giấy.

Về hình thức họp, Quốc hội họp trực tiếp và căn cứ tình hình thực tiễn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc tổ chức kỳ họp theo hình thức trực tuyến hoặc kết hợp giữa họp trực tiếp và trực tuyến. Tuy nhiên, các phiên họp kín, phiên biểu quyết bằng bỏ phiếu kín phải theo hình thức trực tiếp.

Trước đó, khi thảo luận về dự thảo nghị quyết, một số đại biểu đề nghị bỏ quy định trường hợp đại biểu Quốc hội nhận được thông tin xấu, độc về những nội dung đang được xem xét, có trách nhiệm thông báo với trưởng đoàn đại biểu Quốc hội và tổng thư ký Quốc hội để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Quốc hội.

Tiêu điểm - Bỏ quy định ĐBQH nhận được thông tin xấu, độc phải báo cáo (Hình 2).

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo tiếp thu các ý kiến của ĐBQH (Ảnh: Quochoi.vn).

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin bỏ quy định trong dự thảo nội quy kỳ họp về trình tự xử lý thông tin xấu, độc mà đại biểu nhận được trong kỳ họp.

Bởi không có đặc thù cần quy định trình tự xử lý riêng. Vấn đề này (nếu có) được xử lý như đối với thông tin xấu, độc nói chung. Ông Tùng cũng cho hay nhiều ý kiến đề nghị quy định rõ và bảo đảm thời hạn gửi tài liệu kỳ họp đến đại biểu.

Có ý kiến đề nghị bổ sung chế tài xử lý đối với việc chậm gửi tài liệu đến đại biểu, quy định việc gửi tài liệu chậm là nội dung để xem xét khi lấy phiếu tín nhiệm. 

Về nội dung này, thời gian qua Ủy ban Thường vụ Quốc hội luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao việc gửi tài liệu đến đại biểu nhằm bảo đảm đúng thời gian quy định.

Văn phòng Quốc hội cũng thường xuyên đôn đốc việc gửi tài liệu, đồng thời từ kỳ họp này đã thực hiện công bố công khai danh sách các cơ quan chậm gửi tài liệu đến đại biểu.

Đây cũng là một trong những cơ sở để Quốc hội xem xét, đánh giá việc hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao của người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)

Thứ 2, 14/11/2022 | 18:18
Tại phiên họp chiều 14/11, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) với tỉ lệ 93,37%. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023.

Sửa Luật Đất đai: Bộ trưởng TN&MT giải trình, làm rõ một số vấn đề

Thứ 2, 14/11/2022 | 17:52
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, việc phân bổ lại nguồn lực, phát huy giá trị đất đai, giải quyết hài hòa các mối quan hệ, định giá đất là vấn đề then chốt.

Thông qua Luật Thanh tra (sửa đổi): Được thành lập Tổng cục, Cục thuộc bộ

Thứ 2, 14/11/2022 | 09:13
Với 459/471 đại biểu biểu quyết tán thành (chiếm 92,17%) Quốc hội đã thông qua Luật Thanh tra (sửa đổi).

[Info] 15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023 được Quốc hội thông qua

Thứ 7, 12/11/2022 | 13:00
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, giao chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GDP 6,5%.
Cùng tác giả

Quý I/2024, GELEX đạt gần 6.700 tỷ đồng doanh thu 

Thứ 6, 26/04/2024 | 16:42
CTCP Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024, cho thấy kết quả kinh doanh đã có những chuyển biến tích cực so với cùng kỳ 2023.

Xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:47
Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Nợ vay của Tập đoàn Hoà Phát tăng cao kỷ lục

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:21
Quý I/2024, tổng nợ vay của Tập đoàn Hòa Phát tăng hơn 12.000 tỷ đồng so với đầu năm, lên mức cao kỷ lục – đạt hơn 77.500 tỷ đồng.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhận thêm nhiệm vụ mới

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:51
Thủ tướng mới ký Quyết định về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch. Theo Quyết định, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà được phân công làm Trưởng Ban chỉ đạo.

Đạm Hà Bắc tiếp tục được xoá hơn 140 tỷ đồng lãi vay trong quý I/2024

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:39
Nhờ được xóa nợ lãi tính trên lãi chậm trả từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Đạm Hà Bắc tiếp tục báo lợi nhuận sau thuế đạt 38 tỷ đồng trong quý I/2024.
Cùng chuyên mục

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

“Tiếng sấm” của Điện Biên Phủ trong dư luận quốc tế

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:11
Dư luận thế giới của 70 năm về trước và nhiều năm sau đó vẫn không thôi những dòng viết về sự kiện Điện Biên Phủ - cơn địa chấn "có một không hai" trong lịch sử.

Cái "bắt tay" của quan hệ Việt - Pháp từ điểm nhìn Điện Biên Phủ

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:25
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt vĩnh viễn sự xâm lược của thực dân Pháp tại Đông Dương nhưng cũng mở ra một chương mới tốt đẹp hơn cho quan hệ Việt - Pháp.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Thủ tướng: Mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:28
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số như Bộ Công an đã làm và kết nối với Đề án 06.
     
Nổi bật trong ngày

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.