Bộ trưởng gặp gỡ giáo viên:

Bộ trưởng gặp gỡ giáo viên: "Mong muốn làm thì cứ phải làm và không đắn đo"

Nguyễn Hoa Trà
Thứ 3, 15/08/2023 | 09:51
0
Chế độ đãi ngộ, lương giáo viên, trợ cấp là những nhóm vấn đề được đội ngũ nhà giáo đặc biệt quan tâm, mong muốn gửi đến lãnh đạo ngành giáo dục.

Sáng 15/8, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn gặp gỡ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên bậc mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên.

Để làm được việc khó thì phải đồng tâm hiệp lực

Phát biểu mở đầu, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn bày tỏ sự vui mừng và tính cấp thiết phải tổ chức cuộc gặp gỡ.

“Có người khuyên tôi không nên tổ chức cuộc này vì làm sao mà trả lời hết, nhỡ không trả lời hết thì mọi người chuyển từ sự hồ hởi trông chờ ngóng đợi sang thất vọng thì sao? Nhỡ lỡ mồm thì sao. Mọi điều đều có thể xảy ra. Nhưng mong muốn làm thì cứ phải làm và không đắn đo nhiều quá. Và tôi vẫn quyết định tổ chức cuộc gặp gỡ này.

Cũng phải nhắc lại, đây là cuộc gặp gỡ trao đổi chứ không phải cuộc đối thoại. Gặp gỡ trao đổi để gần nhau hơn, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của nhau, cùng chia sẻ để tăng thêm sức mạnh chung”, Bộ trường phát biểu.

Ngành giáo dục và đào tạo đang triển khai những việc rất lớn và rất khó, có việc khó tựa như rời non lấp bể. Ông Nguyễn Kim Sơn đánh giá: “Để làm được những việc khó thì phải đồng tâm hiệp lực, việc càng khó càng lớn thì  càng cần phải hiệp lực đồng tâm, cả triệu người cùng nhìn về một phía thì việc khó mấy, lớn mấy chúng ta cũng làm được”.

Giáo dục - Bộ trưởng gặp gỡ giáo viên: 'Mong muốn làm thì cứ phải làm và không đắn đo'

Cuộc trao đổi với giáo viên lần đầu tiên được tổ chức.

Báo cáo tổng hợp ý kiến của giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên các cơ sở giáo dục , ông Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho biết: Để chuẩn bị cho Chương trình, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã tổ chức tập hợp ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên đang công tác tại các cơ sở giáo dục, các trường học trên cả nước.

Trong số đó, rất nhiều ý kiến phản ánh về thực trạng việc tổ chức dạy học và giáo dục học sinh theo những chỉ đạo đổi mới của ngành trong thời gian vừa qua đã thu được những kết quả nổi bật trên nhiều phương diện.

Tuy nhiên, theo báo cáo nhiều ý kiến phản ánh thực trạng việc tổ chức dạy học và quản lý ở các cơ sở trường học hiện nay, các chế độ chính sách liên quan đến đời sống việc làm; những khó khăn bất cập, những đề xuất giải quyết, tháo gỡ và những câu hỏi đặt ra với Bộ trưởng.

Ông Nguyễn Ngọc Ân cho biết: “Có gần 2 ngàn ý kiến liên quan đến chế độ tiền lương, phụ cấp: trong đó có nhiều ý kiến mong muốn Bộ trưởng xem xét về chế độ chính sách đối với giáo viên nói chung để đảm bảo cuộc sống, đặc biệt là giáo viên đang công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn”.

Giáo dục - Bộ trưởng gặp gỡ giáo viên: 'Mong muốn làm thì cứ phải làm và không đắn đo' (Hình 2).

Ông Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

Có gần 200 ý kiến phản ánh việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, việc chuyển ngạch giáo viên thực hiện chậm, chưa cập nhật đầy đủ mã ngạch theo qui định, bất cập trong việc xếp lương sau khi hoàn thành đạt chuẩn trình độ đào tạo… Việc này gây thiệt thòi và ảnh hưởng đến tâm lý của giáo viên, rất mong được quan tâm giải quyết để giáo viên yên tâm công tác.

Ngoài ra là các ý kiến liên quan đến tuổi nghỉ hưu đối với giáo viên mầm non. Đa số các ý kiến đề nghị áp dụng tuổi nghỉ hưu đối với giáo viên mầm mon là 55 tuổi. Do đặc thù lao động giáo viên mầm non nên việc tăng tuổi nghỉ hưu lên 60 là không phù hợp.

Chính sách cần thay đổi từng bước, phù hợp

Cũng tại phần trao đổi, đại diện các giáo viên ở các tỉnh cũng phản ánh thực trạng thời gian làm việc quy định giáo viên mầm non làm việc 8h/ngày nhưng thực tế làm 10-11h/ngày, do thiếu giáo viên nên có người đang dạy 30 trẻ/lớp.

Tuy tiền lương giáo viên mầm non được cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp, chưa tương xứng với thời gian, công sức. Các trường mầm non ở các điểm trường ở xa, giao thông đi lại khó khăn nhưng chưa có chế độ đi lại.

Trong quá trình thực hiện Chương trình GDPT 2018 ở khối tiểu học đối mặt với việc thiếu giáo viên ở những môn chuyên biệt, chế độ trợ cấp ở mức thấp.

Giáo dục - Bộ trưởng gặp gỡ giáo viên: 'Mong muốn làm thì cứ phải làm và không đắn đo' (Hình 3).

Các thầy cô ở các điểm cầu gửi câu hỏi đến lãnh đạo ngành giáo dục.

Trả lời các câu hỏi của giáo viên, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn ghi nhận, chia sẻ những ý kiến của thầy cô gửi đến, “khi trông một đứa trẻ đã vất vả nhưng phải trông cả lớp học rất nặng nhọc”, ông Sơn đánh giá.

Đại diện ngành giáo dục cũng bày tỏ trong suốt thời gian vừa qua, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều quan tâm, có chính sách ưu tiên cho đội ngũ cán bộ giáo viên mầm non và tiểu học. Ngoài lương có phụ cấp, chế độ ưu đãi, trợ cấp đối với các giáo viên vùng sâu vùng xa,…

Tuy nhiên, với tất cả trợ cấp tổng cộng lại mức lương còn thấp, chưa tương xứng. Bộ trưởng cho biết do số lượng cán bộ của ngành hưởng lương cao, nên việc điều chỉnh phải từng bước và hợp lý.

“Bước đầu Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ đã có thống nhất và dự kiến tăng mức trợ cấp ở bậc mầm non thêm 10%, tiểu học là 5% nhưng cần thời gian xin ý kiến thêm ở các bộ ngành và hy vọng sẽ sớm triển khai”, Bộ trưởng trả lời.

Về chế độ nghỉ hưu, Bộ GD&ĐT đã có ý kiến chính thức đưa giáo viên mầm non vào đối tượng lao động nặng nhọc và được hưởng chế độ lao động theo nhóm đối tượng này.

Chương trình do Bộ GD&ĐT phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu chính được đặt tại trụ sở cơ quan Bộ GD&ĐT, kết nối với các tỉnh, thành phố qua 63 điểm cầu của các sở GD&ĐT.

Chương trình là dịp để Bộ trưởng thông tin về tình hình của ngành; chia sẻ, động viên đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên các đơn vị, trường học, cơ sở giáo dục trong cả nước chuẩn bị năm học mới.

Để chuẩn bị cho sự kiện, thông qua Công đoàn Giáo dục Việt Nam từ Trung ương đến địa phương, Bộ GD&ĐT đã tiếp nhận hơn 6.200 ý kiến, trong đó, có khoảng 6.000 ý kiến từ các cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên biệt.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Bộ GD&ĐT phải chuẩn bị thêm một bộ SGK, có cần thiết?

Thứ 2, 14/08/2023 | 15:58
Ghi nhận những đánh giá của Đoàn giám sát Quốc hội, tuy nhiên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu kỹ, phù hợp với thực tiễn.

Triển khai Chương trình GDPT 2018: Vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế

Thứ 2, 14/08/2023 | 15:15
Mặc dù đã bước sang năm thứ 4, việc triển khai chương trình mới hiện nay còn gặp nhiều lúng túng, bất cập cần nhìn nhận lại.

Hà Nội: Đảm bảo đủ sách giáo khoa cho học sinh bước vào năm học mới

Thứ 6, 04/08/2023 | 10:48
Đến nay, một số trường đã cho học sinh đi học trở lại để ôn tập kiến thức chuẩn bị chính thức bước vào năm học 2023-2024.
Cùng tác giả

Phát triển nguồn nhân lực “đi đường dài” với nền kinh tế xanh

Thứ 2, 29/04/2024 | 17:00
Quá trình chuyển đổi xanh sẽ có nhiều gian nan, khó khăn và để giải quyết các bài toán đặt ra, rất cần vai trò của đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.

Ngành giáo dục hưởng ứng tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:00
Các cơ sở giáo dục thực hiện tuyên truyền, đảm bảo các công trình nước sạch trong nhà trường nhằm bảo vệ sức khoẻ người học.

Học sinh tiểu học được gắn mã định danh chuẩn bị triển khai học bạ số

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Các giáo viên trên địa bàn Hà Nội đã được tập huấn, trang bị chữ ký số để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi số ngành giáo dục.

Hà Nội: Kiểm soát giá dịch vụ du lịch trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Sở Du lịch Hà Nội lưu ý cần đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch, giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô trong dịp lễ.
Cùng chuyên mục

Thi tốt nghiệp THPT 2024: Những điều cốt yếu thí sinh cần chú ý

Thứ 4, 01/05/2024 | 09:00
Theo kế hoạch, từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5/2024 sẽ tổ chức cho thí sinh đang học lớp 12 chính thức đăng ký dự thi trực tuyến.

Những lưu ý đặc biệt trong xét tuyển sớm đại học 2024

Thứ 3, 30/04/2024 | 12:30
Năm 2024, nhiều thí sinh vẫn ưu tiên chọn phương thức xét tuyển sớm bằng học bạ THPT để chắc suất vào đại học.

Phát triển nguồn nhân lực “đi đường dài” với nền kinh tế xanh

Thứ 2, 29/04/2024 | 17:00
Quá trình chuyển đổi xanh sẽ có nhiều gian nan, khó khăn và để giải quyết các bài toán đặt ra, rất cần vai trò của đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Vì sao gần 7.000 thí sinh thi đánh giá tư duy phải dự thi lại?

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:48
Gặp sự cố, ban chỉ đạo thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa đã lùi thời gian thi 60 phút để kiểm tra hệ thống và sau đó mở lại.

Cổng thông tin tuyển sinh lớp 10 có nhiều tính năng hỗ trợ lựa chọn

Chủ nhật, 28/04/2024 | 18:15
Cổng thông tin tuyển sinh vừa thành lập, sẽ giúp phụ huynh, học sinh chỉ cần ngồi ở nhà vào trang web tìm kiếm thông tin về trường sẽ đăng ký học.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 1/5/2024: Nền nhiệt hạ liền 8 độ, mưa rất to

Thứ 4, 01/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (1/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Đón không khí lạnh, miền Bắc thời tiết "lý tưởng" đến khi nào?

Thứ 4, 01/05/2024 | 16:06
Đợt không khí lạnh tràn về khiến miền Bắc giảm nhiệt đột ngột từ 40 độ C xuống mức 25-27 độ C tạo nên sự chênh lệch 10 độ C - 15 độ C thấp hơn so với ngày hôm qua.

Bản tin 1/5: Các khối ngành quân đội thêm hai phương thức xét tuyển năm 2024

Thứ 4, 01/05/2024 | 06:00
Các khối ngành quân đội thêm hai phương thức xét tuyển năm 2024; Rủ nhau đi tắm "biển trên núi", 3 nạn nhân đuối nước thương tâm...

Không khí lạnh tràn về, miền Bắc giảm đột ngột 10 độ "đánh bay" nắng nóng

Thứ 4, 01/05/2024 | 08:59
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, dự báo miền Bắc có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa đến mưa to, thời gian mưa tập trung chiều tối và đêm.

Thi tốt nghiệp THPT 2024: Những điều cốt yếu thí sinh cần chú ý

Thứ 4, 01/05/2024 | 09:00
Theo kế hoạch, từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5/2024 sẽ tổ chức cho thí sinh đang học lớp 12 chính thức đăng ký dự thi trực tuyến.